A. Kết quả cần đạt
1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa, một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Kể lại được cau chuyện.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm nghĩa của từ, với Tập Làm Văn ở khái niệm các yếu tố, sự việc và nhân vật, vai trò của các yếu tố tròn văn kể chuyện.
3. Rèn kỹ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên chuẩn bị giáo án
- Học sinh soạn bài trước ở nhà
C. Tiến trình dạy học
1.Ổn đinh trật tự
2. Kiểm tra bài cũ “Thánh Gióng” : Em hãy kể sáng tạo truyện “Thánh Gióng”. Nhận xét cách kể.
3. Dẫn vào bài mới : vấn đáp :
- Theo em lụt bão do đâu mà có ?
- 2-3 học sinh trả lời
- Lụt bão là một hiện tượng thiên nhiên do sự nhiễu động của không khí trên bầu khí quyển gây nên mưa nhiều ngày. Đó là cách giải thích của người hiện đại chúng ta. Còn những người cách chúng ta hàng nghìn năm trước thì lại có một cách giải thích rất lí thú bằng một truyền thuyết hết sức hấp dẫn các em ạ. Đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và cũng là bài chúng ta học ngày hôm nay.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3, bài 3, tiết 9: Văn học sơn tinh, thuỷ tinh (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thu Thuỷ
K32 Văn - Địa
Tuần 3, bài 3, tiết 9
Văn học
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
( Truyền thuyết )
A. Kết quả cần đạt
1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa, một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Kể lại được cau chuyện.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm nghĩa của từ, với Tập Làm Văn ở khái niệm các yếu tố, sự việc và nhân vật, vai trò của các yếu tố tròn văn kể chuyện.
3. Rèn kỹ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên chuẩn bị giáo án
- Học sinh soạn bài trước ở nhà
C. Tiến trình dạy học
1.Ổn đinh trật tự
2. Kiểm tra bài cũ “Thánh Gióng” : Em hãy kể sáng tạo truyện “Thánh Gióng”. Nhận xét cách kể.
3. Dẫn vào bài mới : vấn đáp :
- Theo em lụt bão do đâu mà có ?
- 2-3 học sinh trả lời
- Lụt bão là một hiện tượng thiên nhiên do sự nhiễu động của không khí trên bầu khí quyển gây nên mưa nhiều ngày... Đó là cách giải thích của người hiện đại chúng ta. Còn những người cách chúng ta hàng nghìn năm trước thì lại có một cách giải thích rất lí thú bằng một truyền thuyết hết sức hấp dẫn các em ạ. Đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và cũng là bài chúng ta học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
1. Trong những giờ trước, chúng ta đã có dịp làm quen với một số truyền thuyết như Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh dầy, Thánh Gióng. Em hãy nhắc lại cho cô, vậy truyền thuyết là gì ?
2. Đọc-kể văn bản :
- Giáo viên hướng dẫn đọc : Giọng đọc chậm rãi ở đoạn đầu. Đoạn tả cuộc chiến giữa 2 thần thì có giọng nhanh và gấp.Đoạn cuối, giọng đọc kể trỏ lại chậm, bình tĩnh.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu và gọi học sinh lên đọc tiếp.
- Giải thích từ khó :
+ Cồn : đồi cát hay dải đất do tác động của gió hoặc sóng biến hình thành, thường nổi lên giữa sông hoặc bờ biển.
+ Ván (cơm nếp): mâm
+ Nệp (bánh chưng): cặp, hai, đôi
- Giáo viên yêu cầu 1-2 học sinh kể lại câu chuyện.
- Phương thức biểu đạt của truyện ?
- Truyện gồm mấy đoạn, mỗi đoạn thể hiện nội dung gì ?
- Truyện được gắn với thời đại nào, ở đâu ? Theo em có thể xoá bỏ thời gian và địa điểm trong truyện được không ?
- Trật tự kể ? Em có nhận xét gì về ngôi kể của truyền thuyết này, nó có giống với những truyền thuyết khác em đã học không ? Tác dụng của nó ?
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Thời vua Hùng
- Không vì nếu vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
- Kể theo trật tự thời gian
- Ngôi thứ ba giấu mặt vì đây là một câu chuyện dân gian, truyền miệng.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc-kể
2. Giải thích từ khó
3. Phương thức biểu đạt : tự sự.
4. Bố cục : 3 phần :
- Mở đầu : Hừng Vương muốn kén rể : từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”
- Thân truyện : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa 2 vị thần : tiếp theo đến “Thần nước đành rút quân”
- Kết truyện : Cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng năm : Đoạn còn lại
à Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ về núi tản Viên nhưng đã được lịch sử hoá thành truyền thuyết. Truyện được gắn với một thời đại lịch sử, trở thành một truyện quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về vua Hùng. Xu hướng lịch sử hoá thần thoại là đặc trưng nổi bật của chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Vì vậy thời gian trong truyện thường là “thời gian thiêng” gắn với công việc trị thuỷ, với thời đại mở nước, dựng nước của người Việt cổ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết :
1. Tìm hiểu hệ thống nhân vật:
-Truyện có bao nhiêu nhân vật ?
- Giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, ai là nhân vật chính ? Vì sao ?
- Tên của 2 vị thần có gì đặc biệt ? Tài năng và lai lịch của họ ?
Giáo viên : Cả hai thần đều có tài lạ. Cách giới thiệu như trên khiến người nghe hấp dẫn, mặt khác sẽ dẫn tới cuộc tranh tài, đọ sức gần như ngang ngửa mà chúng ta sẽ tìm hiểu rõ ở phần sau.
- Em hãy so sánh tài năng của 2 vị thần, vị thần nào có ích hơn cho cuộc sống của người Việt cổ ?
2. Vua Hùng kém rể :
- Vì sao vua Hùng lại muốn kén rể ?
- Vì sao vua Hùng phải kén rể bắng cách thi tài dâng lễ vật sớm ? Điều này phản ánh phong tục gì của người Việt cổ ?
- Em có nhận xét gì về các lễ vật thách cưới của vua Hùng ?
Giáo viên : Số chín, và “đôi một” là con số tượng trưng cho sư may mắn. Lễ vật vua Hùng đưa ra vừa trang nghiêm, giản dị, vừa truyền thống và quý hiếm, hơn nữa lại có dụng ý. Vậy lựa chọn của vua Hùng có đúng không ? Và Thuỷ Tinh, tuy rằng có phần bất lợi trước Sơn Tinh nhưng chàng vẫn quyết trổ tài lạ đấu với thần núi. Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần thế nào, bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
3. Cuộc chiến đấu giữa 2 thần:
- Kết quả của cuộc thi tài ? Tại sao Thuỷ Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh ? Theo em việc Thuỷ Tinh nổi giận là có lí không ?
- Thuỷ Tinh đã dâng nước đánh Sơn Tinh như thế nào ? Cuộc tân công gây ra những thiệt hại gì cho người dân ? Nó giúp em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hàng năm ?
Giáo viên : Hoá ra thần cũng ghen, và thần mà ghen thì thật là khủng khiếp nhường nào. Cuộc tấn công của Thuỷ Tinh thật nhanh chóng. Nước dâng ngút trời, dông bão thét gào như cơn điên cuồng, như cơn ghen tuông mù quáng. Đó chính là sự kì ảo hoá cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng hàng năm.
- Sơn Tinh đã đối phó như thế nào ? Sơn Tinh tuợng trưng cho sức mạnh nào ? Kết quả ?
- Em hãy chú ý kết cấu kể chuyện khi dân gian mô tả cách tấn công, chiến đấu của 2 vị thần cùng giọng kể cô đã lưu ý ở trên có điều gì đặc biệt ?
4. Kết truyện :
- Kết thúc truyện phản ánh sự thật gì ?
Giáo viên : Gợi ý học sinh tìm hiểu câu “ hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”; “năm nào cũng vậy...đành rút quân về”
- Ngoài việc giải thích nguyên nhân xảy ra của một hiện tượng thiên nhiên, qua câu chuyện này người Việt cổ còn muốn nói lên điều gì ?
- Theo em kết thúc của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có gì đặc biệt ? Vì sao ?
- Có 5 nhân vật : vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, lạc hầu.
- Cả hai
- Tên nói lên tài năng và lại lịch
-Tài năng của Sơn Tinh có lợi cho người Việt cổ.
- Vì vua Hùng rất thương yêu con gái là Mị Nương, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Đều là những lẽ vật có lợi cho Sơn Tinh
- Sơn Tinh thắng được rước Mị Nương về. Thuỷ Tinh thua nổi giận
- Có lí
- Thuỷ Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hàng năm được hình tượng hoá
-
Sơn Tinh đại diện cho lực lượng của dân Việt cổ đắp đê, chống lụt đồng thời phản ánh ước mơ chiến thắng tiên tai của người xưa.
- Giọng đọc nhanh, ngắt nhịp ngắn.
- Động từ mạnh.
- Kết cấu “bao nhiêu.. bấy nhiêu”, “càng...bao nhiêu,càng.. bấy nhiêu”
- Câu đó giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hàng năm. có tính chu kì.
- Thể hiện ước mơ và ca ngợi sức mạnh con người trước thiên nhiên.
- Không có kết thúc vì cuộc chiến đấu giữa con người và thiên nhiên vẫn còn tiếp diễn. Hàng năm nhân dân ta vẫn phải chịu hàng ngàn tổn thất về tinh thần cũng như vật chất do bão, lụt gây ra.
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Hệ thống nhân vật :
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
- Thần núi
- Thần sông, biển
- Ở vùng núi Tản Viên
- Ở miền biển
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
- Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về
àTên của 2 nhân vật chính trở thành tên của truyền thuyết. Đây là cách đặt tên các câu chuyện truyền thuyết quen thuộc của dân gian.
2. Vua Hùng kén rể.
- Vua Hùng kén chồng cho Mị Nương thì có 2 vị thần đến cầu hôn. Vì vậy người đánh phải ra lễ vật thách cưới. Qua đó chúng ta cũng hiểu thêm được một nét đẹp trong đời sống tinh thần của ngươid Việt cổ: phong tục tập quan kến rể bắng cách chọn người tài.
- Điều kiện của nhà vua đưa ra có phần thiên vị cho Sơn Tinh. Cơm nếp, bánh chưng, voi, gà, ngựa đều là những sản vật vùng núi, của cư dân vùng lúa nước, xứ sở của Sơn Tinh.
- Sự thiên vị của vua Hùng phản ánh thái độ của người Việt cổ đối với núi rừng và lũ lụt. Lũ lụt là kẻ thù, chỉ đem lại tai hoạ. Còn rừng núi là quê hương, là lợi ích, là bạn bè.
3. Cuộc chiến đấu giữa 2 thần
- Việc Thuỷ Tinh nổi giận là có lí vì :
+ Thần rất kiêu ngạo cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ.
+ Tính ghen tuông ghê gớm của thần.
- Cuộc chiến đấu :
Thuỷ Tinh
(chủ động)
Sơn Tinh
(bị động)
- Hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
-Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa...thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Thua. Hàng năm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng đành rút quân về.
- Vững vàng, không hề nao núng
à Cuộc chiến đấu ở vào thế giằng co, bất phân thắng bại của hai vị thần.Cuối cùng Sơn Tinh luôn vững vàng, không hề nao núng còn Thuỷ Tinh sức tàn lực kiệt nên đã chiến thắng. Qua đó nó thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời, nhất định chiến thắng bão lũ của cư dân Việt cổ.
4. Kết truyện :
- Kết thúc truyện là một cách giải thích hết sức độc đáo, nghệ thuật lũ lụt ở miền Bắc nước ta mang tính chu kì, hàng năm qua tính ghen dai dẳng của vị thần Nước. Từ đó nói lên nghệ thuật xây dựng hiện tượng kì ảo mang tính tượng trưng khái quát cao.
- Ca ngợi kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng : Đắp đê ngăn lụt chống bão.
- Thể hiện ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết và luyện tập :
1. Yêu cầu học sinh tóm tắt lại câu chuyện.
2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ.
- Truyện gồm mấy nhân vật, vai trò, ý nghĩa của các nhân vật ?
+ Vua Hùng, không có vua Hùng thì không có người kén rể. Vua Hùng không thiên vị thì không hẳn đã xảy ra cuộc chiến giữa 2 vị thần từ đó người xưa cũng không thể giải thích được nguyên nhân gây ra lũ lụt.
+ Mị Nương, nhân vật phụ nhưng lại là nguyên nhân xảy ra sự ghen tuông ghê gớm của Thuỷ Tinh.
+ Thuỷ Tinh : nhân vật chính, là hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của lũ bão.
+ Sơn Tinh, nhân vật chính, người anh Hùng chống lũ lụt của cư dân Việt cổ
- Nhận xét về nghệ thuật trong truyện.
3. Luyện tập :
+ Em hãy liên hệ với tình hình dự báo thời tiết đang diễn biến hết sức phức tạp gần đây với câu chuyện truyền thuyết mà chúng ta vừa học ?
+ Viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.
+ Soạn bài “Sự tích Hồ Gươm”
- Học sinh đọc
- Thảo luận nhóm trả lời.
III. Tổng kết :
- Nội dung : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.
- Nghệ thuật : cách kể hấp dẫn, cốt truyện ngắn gọn, có nhiều yếu tố kì ảo.
File đính kèm:
- Son Tinh Thuy Tinh.doc