A/ Yêu cầu:
Giúp học sinh nắm vững nội dung, ý nghĩa một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu và kể lại được truyện.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Kể sáng tạo truyện Thánh Gióng. Nêu nhận xét.
- Ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu.
* Hoạt động 2: Giới thiệu: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là một truyền thuyết tiêu biểu về thời đại các vua Hùng. Truyện có giá trị ND, NT cao.
* Hoạt động 3: Giảng bài:
I. Đọc, kể, giải từ khó:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Tiết 9 - Bài 3: Sơn tinh, Thuỷ tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4’
1’
10’
5’
10’
5’
5’
Ngày dạy: Bài 3
Tuần 3 SƠN TINH, THUỶ TINH
Tiết 9 (Truyền thuyết)
A/ Yêu cầu:
Giúp học sinh nắm vững nội dung, ý nghĩa một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu và kể lại được truyện.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Kể sáng tạo truyện Thánh Gióng. Nêu nhận xét.
- Ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu.
* Hoạt động 2: Giới thiệu: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là một truyền thuyết tiêu biểu về thời đại các vua Hùng. Truyện có giá trị ND, NT cao.
* Hoạt động 3: Giảng bài:
I. Đọc, kể, giải từ khó:
1. Đọc, kể:
Giọng chậm ở đoạn đầu, nhanh ở đoạn sau (đoạn tả cuộc giao tranh giữa hai thần). Đoạn cuối giọng bình tĩnh.
Có thể tổ chức đọc, kể, sáng tạo.
* Hướng dẫn học sinh đọc.
* Đọc mẫu.
* 02 học sinh đọc.
2. Giải từ khó: cồn, ván, nệp.
* Cồn: dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển.
* Ván: mâm.
* Nệp: cặp (hai, đôi).
II. Tìm hiểu bài:
1. Bố cục truyện: 3 đoạn.
- Đoạn 1 (Đoạn đầu): vua Hùng kén rể.
- Đoạn 2 (Một hôm... rút quân): hai thần cầu hôn và giao tranh.
- Đoạn 3: (Phần còn lại): cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng năm.
* Truyện gồm mấy đoạn?
Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì?
* Ba đoạn.
+ Vua Hùng kén rể.
+ Hai thần cầu hôn và đánh nhau.
+ Cuộc chiến vẫn tiếp tục.
2. Nhân vật trong truyện:
- Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Lạc hầu.
- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật chính được xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Ý nghĩa tưởng tượng:
+ Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.
+ Thuỷ Tinh: thần nước sông Hồng
* Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
* Truyện có những nhân vật nào?
* Chi tiết tưởng tượng?
* Sơn?
* Thuỷ?
* Vua Hùng 18.
* Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,...
* Cảnh thi tài, thách cưới, đánh ghen.
* Núi.
* Nước.
3. Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích nguyên nhân lũ lụt hàng năm.
- Thể hiện mơ ước và sức mạnh chế ngự bão lụt.
- Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Người xưa mượn truyện để giải thích điều gì?
* Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (sông Đà), Tà Bú (Sơn La) -> sắp xây dựng cùng các công trình thuỷ điện...
* Lũ lụt hàng năm.
* Mơ ước và sức mạnh chống lũ lụt.
* Ca ngợi công lao dựng nước.
* Luyện tập:
2. Yêu cầu các em tìm hiểu nạn phá rừng, cháy rừng hiện nay và suy nghĩ về ý nghĩa của truyện với hiện tượng thai, lũ lụt trong những năm gần đây, chủ trương của nhà nước ta là đúng.
* Hoạt động 4: Củng cố:
- Bố cục của truyện.
- Nhân vật chính của truyện.
- Ý nghĩa của truyện. Cho đọc bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp.
* Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
- Học bài giảng.
- Kể lại truyện.
- Soạn “Sự tích Hồ Gươm”.
5’
1’
15’
10’
5’
Ngày dạy: Bài 3
Tuần 3 NGHĨA CỦA TỪ
Tiết 10
A/ Yêu cầu:
Giúp học sinh hiểu thế nào là nghĩa của từ và một số cách giải nghĩa của từ.
Luyện kỹ năng giải nghĩa từ.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Từ mượn? Cách viết? Ví dụ.
- Nguyên tắc mượn từ? Bộ phận từ của tiếng nước nào được mượn nhiều nhất? Ví dụ.
* Hoạt động 2: Giới thiệu:
Trong giao tiếp, muốn diễn đạt đúng, hay, chúng ta cần phải biết “Nghĩa của từ”.
* Hoạt động 3: Giảng bài:
I. Nghĩa của từ là gì?
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
Ví dụ: a/ Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc...) đã được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
b/ Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
c/ Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
* Gọi học sinh đọc chú thích trong sách giáo khoa trang 35.
* Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
* Bộ phận nào trong chú thích nói rõ nghĩa của từ?
* Hai bộ phận:
+ Từ.
+ Nói rõ về từ.
* Bộ phận nói rõ về từ.
II. Cách giải thích nghĩa của từ:
1. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ: chú thích a, c.
2. Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ: chú thích b (đồng nghĩa).
* Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
* Bằng khái niệm.
* Từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
* Hoạt động 4: Củng cố:
- Nghĩa của từ?
- Cách giải nghĩa từ?
* Luyện tập:
Bài tập 1: Sứ giả: Người vâng mệnh trên đi làm một việc gì đó ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài (khái niệm).
Bài tập 2: Học tập, học lỏm, học hỏi, học hành.
Bài tập 3: Trung bình, trung gian, trung niên.
Bài tập 4: Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước.
Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tục.
Hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ).
Bài tập 5: Từ “mất” có nghĩa là không còn được sở hữu một vật nào đó (có thể vẫn nhìn thấy, vẫn biết nó ở đâu). Việc giải thích từ “mất” như Nụ là không đúng.
* Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
- Học bài giảng.
- Xem bài: “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng nghĩa của từ”.
4’
1’
20’
15’
5’
20’
25’
Ngày dạy: Bài 3
Tuần 3 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Tiết 11, 12
A/ Yêu cầu:
Giúp học sinh nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự: sự việc, nhân vật.
Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật tự sự.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
Tự sự? Tự sự giúp cho người kể điều gì?
* Hoạt động 2: Giới thiệu:
Tiết học này giúp các em tìm hiểu sự việc và nhân vật, cách lựa chọn nhân vật và sự việc sao cho có ý nghĩa.
* Hoạt động 3: Giảng bài:
I. Sự việc trong văn tự sự:
Sự việc được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả... Sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
* Cho học sinh đọc, tìm hiểu 7 sự việc.
* Thuỷ Tinh nổi giận có lí không? Có thể cho Thuỷ Tinh thắng không?
* Có thể xoá việc Thuỷ Tinh hàng năm dâng nước đánh Sơn Tinh?
+ Sự việc mở đầu: (1).
+ Sự việc phát triển: (2), (3), (4), (5).
+ Sự việc cao trào: (6).
+ Sự việc kết thúc: (7).
* Không. Nước ngập nhiều, con người không sống được.
* Không. Không cho thấy nhân dân giải thích hiện tượng lũ lụt.
II. Nhân vật trong văn tự sự:
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...
* Nhân vật nào là nhân vật chính? Phụ?
* Nhân vật phụ có cần thiết không?
* Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện như thế nào?
* Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Vua Hùng, Mị Nương, Lạc hầu.
* Cần, phụ giúp chính...
* + Được gọi tên, đặt tên.
+ Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.
+ Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói.
+ Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu.
* Hoạt động 4: Củng cố:
- Sự việc trong văn tự sự?
- Nhân vật trong văn tự sự?
* Luyện tập:
Bài tập 1: a/ Những sự việc mà các nhân vật đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, bàn bạc với các Lạc hầu và phán truyền.
- Mị Nương: theo Sơn Tinh về núi.
- Sơn Tinh: dến cầu hôn, đem sính lễ đến trước, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh với Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: đến cầu hôn, đem sính lễ đến muộn, đem quân đuổi theo đánh cướp Mị Nương, hô mây, gọi gió không thắng nổi đành rút quân.
c/ Văn bản được gọi tên theo nhân vật chính.
Bài tập 2: Cho nhan đề một truyện: “Một lần không vâng lời mẹ”. Hãy tưởng tượng để kể câu chuyện theo nhan đề ấy. Dự định của em:
- Kể về chuyện gì? Không vâng lời mẹ.
- Diễn biến? Chuyện xảy ra bao giờ? Chiều chủ nhật.
- Ở đâu? Ở nhà và ở trường, không vâng lời mẹ, cứ đi tắm sông, bị chuột rút, bị cảm, phải nghỉ hoc, hối hận.
- Nhân vật chính là ai?
- Là chính bản thân em đặt tên nhân vật là Bảo...
* Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
- Học bài giảng.
- Xem: “Chủ đề và dàn bài trong văn tự sự”.
File đính kèm:
- Tuan 3 3 cot.doc