Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Tiết 9: Sơn tinh, Thuỷ tinh (truyền thuyết)

I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS.

- Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải th8ích hiện tượng lũ lụt diễn ra ở vùng Bắc Bộ thời các vua hùng dựng nước & khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích & chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.

- Nắm 1 số yếu tố nghe, thuật tiêu biểu.

- Kể lại được câu chuyện.

II, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1, On định lớp :

2, Bài cũ : - Kể lại truyện Thánh Gióng ? Nêu nội dung & ý nghĩa của truyện ?

3, Bài mới :

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Tiết 9: Sơn tinh, Thuỷ tinh (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 : Tiết 9 : SƠN TINH , THUỶ TINH ( Truyền thuyết ) I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS. - Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải th8ích hiện tượng lũ lụt diễn ra ở vùng Bắc Bộ thời các vua hùng dựng nước & khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích & chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình. - Nắm 1 số yếu tố nghe, thuật tiêu biểu. - Kể lại được câu chuyện. II, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1, Oån định lớp : 2, Bài cũ : - Kể lại truyện Thánh Gióng ? Nêu nội dung & ý nghĩa của truyện ? 3, Bài mới : * Hoạt động 1: - Cho HS đọc truyện : - Có thể đọc phân vai. - Có thể đọc theo đoạn - Có nhận xét . ( Ngữ âm hoặc ngữ điệu ). * Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. ? Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm mấy đoạn ? mỗi đoạn thể hiện nội dung gì ? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử việt Nam ? HS : 3 đoạn. Từ đầu ……mỗi thứ 1 đôi.] => Vua Hùng thứ 18 kén rể. b. Tiếp đó ……. Thần nước đành rút quân. => Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn & cuộc giao tranh giữa 2 người. c. Còn lại . => Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh & chiến thắng của Sơn Tinh. GV : Truyện STTT gắn với các thời đại vua Hùng & công cuộc trị thuỷ ở thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của ngươiø Việt cổ. ? Nhân vật chính trong truyện là ai ? Tại sao Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đựoc coi là nhân vật chính ? Vì sao tên của 2 vị thần trở thành tên truyện ? - HS : Trả lời. ? Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo dùng để miêu tả Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ? * Sơn Tinh : - Ở vùng núi Tản Viên , có tài lạ : Vẫy tay về … - Tìm được lễ vật kỳ lạ : Voi 9 ngà, gà … - Đánh nhau không hề nao núng : Bốc từng quả đồi, dờiû từng dãy núi, dựng thành luỹ đất , ngăn chặn dòng nước lũ. - Đánh nhau ròng rã mấy tháng trời nhưng vẫn vững vàng. * Thuỷ Tinh : - Ở miền biển có tài lạ : Gọi gió … - Đánh nhau ròng rả mấy tháng đành rút quân. - Hàng năm làm mưa gió đánh Sơn Tinh nhưng đành thất bại. GV : - Cả 2 vị Thần đều có tài cao , phép lạ. Thuỷ Tinh dù có nhiều phép thuật cao cường vẫn không thắng nổi sơn Tinh. - Những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, bay bỗng về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh & khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị Thần thể hiện trí tưởng tượn đặc sắc xcủa người xưa. - Sơn Tinh & Thuỷ Tinh là những nhân vật tưởng tượng, hoang đường không phải là nhân vật có thật. ? Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật ? Và ý nghĩa của truyện này ? - HS : Thảo luận & trình bày. - GV + HS : Cùng nhận xét. - GV : - Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lut ïhàng năm . - Thể hiện sức mạnh & ước mơ chế ngự lũ lụt của người Việt Cổ. - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng & chiến công dựng nước của người việt cổ trong thời đại của các vua Hùng. - Ý nghĩa của việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật kỳ ảo mang tính tượng trưng & khái quát cao. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn Hs thực hiện phần ghi nhớ sgk. - Cho HS đọc. - Nêu những ý chính, học thuộc lòng. - Hướng dẫn Hs làm bài tập : 1, 2, 3 SBT. Hoạt động 4 : 1, Kể lại truyện & nêu ý nghĩa của truyện ? - HS tự kể. 2, Từ truyện này em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm phá rừng, đồng thời trồng thêm rừng ở giai đoạn hiện nay ? Đây là chính sách đúng đắn vì muốn chế ngự được nạn lũ lụt thì phải có đê điều vững chắc, không những phá mà còn phải trồng thêm rừng để ngăn chặn dòng nước lũ. Nhắc nhở mọi người dân phải có ý thức trong việc ngăn ngừa lũ lụt … 3, Một số truyện dân gian liên quan đến thời đại vua Hùng Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Quả dưa hấu … I, Đọc & kể : II, TÌm hiểu truyện : 1, Nhân vật Sơn Tinh : - Ở vùng núi có nhiều phép lạ . - Sức mạnh của Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại cảu nhân dân nghìn đời không mệt mõi. 2, Thuỷ Tinh : - Có nhiều phép lạ, gọi gió, hô mưa làm thành giông bão … - Sức mạnh của Thuỷ Tinh là sức mạnh ghê gớm của mưa gió lũ lụt. 3, Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật : - Thuỷ Tinh ù là người gây ra mưa gió, lũ lụt hàng năm . - Sơn Tinh là lực lượng cư dân người Việt cổ đắp đê chống lụt & ước mơ chiến thắng thiên tai. 4, Ý nghĩa của truyện : Bằng trí tưởng tượng phong phú & bay bỗng, người xưa đã sáng tạo ra truyện này nhằm giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm. Đồng thời thể hiện sức mạnh & ước mơ chế ngự thiên tai của người việt cổ. * Ghi nhớ : Sgk/34. III, Luyện tập : * Chọn ý đúng : 1, Truyện phản ánh hiện thực & ước mơ của người việt cổ trong công cuộc : A, Dựng nước. B, Giữ nước. C, Đấu tranh chống thiên tai. D, Xây dựng nền văn hoá dân tộc. 4. Củng cố: + Cần nắm : - Đặc điểm của từng nhân vật . - Nội dung , ý nghĩa của truyện . - học bài, làm những bài tập còn lại. ( Sbt ). 5 .Dặn dò : + Chuẩn bị : Đọc & soạn bài : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM - Kể tóm tắt truyện. - Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm Thần ? - Việc cho mượn như thế có ý nghĩa gì ?

File đính kèm:

  • docTiet 9 Son Tinh Thuy Tinh(1).doc