I.Mục tiêu:
1Kiến thức : Giúp HS
- Hiểu được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Biết được cách giải thích hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt bảo vệ cuộc sống trong một truyền thuyết.
- Nhớ những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2:Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. Xác định ý nghĩa truyện. Kể lại được truyện. 3:Thái độ: Khơi gợi ở HS ước mơ và khát vọng chinh phục, làm chủ thiên nhiên.
II. Trọng tâm :Ý nghĩa, nghệ thuật của truyện.
III. Chuẩn bị:
1: Giáo viên: Tranh về Sơn Tinh Thủy Tinh.
2: Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu trước về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh, tìm hiểu ý nghĩa, nghệ thuật của truyện.
IV. Tiến trình:
1:Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2:Kiểm tra miệng:
Câu 1: Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng? (4đ)
Đáp án: HS kể. Nhận xét. GV nhận xét.
Câu 2: Nêu ý nghĩa cùa hình tượng Thánh Gióng? Em có suy nghĩ gì về truyền thống đánh giặc của dân tộc ta?(4đ)
° Đáp án:Biểu tượng rực rỡ ý thức sức mạnh bảo vệ đất nước, thể hiện quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nứớc chống giặc .
Câu 3: Em đã chuẩn bị được những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
° Đáp án: Đọc văn bản, tìm hiểu trước về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh, tìm hiểu ý nghĩa, nghệ thuật của truyện.
Nhận xét, chấm điểm .
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 - Tiết : 9
Tuần: 3
SƠN TINH, THỦY TINH
I.Mục tiêu:
1Kiến thức : Giúp HS
- Hiểu được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Biết được cách giải thích hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ của người Việt cổ trong việâc chế ngự thiên tai, lũ lụt bảo vệ cuộc sống trong một truyền thuyết.
- Nhớ những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2:Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. Xác định ý nghĩa truyện. Kể lại được truyện. 3:Thái độ: Khơi gợi ở HS ước mơ và khát vọng chinh phục, làm chủ thiên nhiên.
II. Trọng tâm :Ý nghĩa, nghệ thuật của truyện.
III. Chuẩn bị:
1: Giáo viên: Tranh về Sơn Tinh Thủy Tinh.
2: Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu trước về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh, tìm hiểu ý nghĩa, nghệ thuật của truyệân.
IV.. Tiến trình:
1:Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2:Kiểm tra miệng:
Câu 1: Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng? (4đ)
¶ Đáp án: HS kể. Nhận xét. GV nhận xét.
Câu 2: Nêu ý nghĩa cùa hình tượng Thánh Gióng? Em có suy nghĩ gì về truyền thống đánh giặc của dân tộc ta?(4đ)
° Đáp án:Biểu tượng rực rỡ ý thức sức mạnh bảo vệ đất nước, thể hiện quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nứớc chống giặc .
Câu 3: Em đã chuẩn bị được những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
° Đáp án: Đọc văn bản, tìm hiểu trước về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh, tìm hiểu ý nghĩa, nghệ thuật của truyệân.
¶ Nhận xét, chấm điểm .
.3.Bài mới
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
àHoạt động 1: Vào bài:
àHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
¶ Hướng dẫn HS cách đọc. GV đọc mẫu.
¶ Gọi HS đọc. Nhận xét.
¶Kiểm tra HS việc nắm nghĩa thể loại và từ loại của một số từ khó: 1, 3, 4…
Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh có thể chia bố
cục như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
°3 phần: P1 “Hùng Vương… một đôi” (Vua Hùng thứ 18 kén rể).
P2: “Hôm sau… rút quân”( Sơn Tinh, Thủy
Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần)
P3:Còn lại. (Sự trả thù hằng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh).
à Hđ3:Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
°Gắn với thời đại các vua Hùng, thời đại mở nước, dựng nước -> Ca ngợi công lao dựng nước của ông cha ta.
Truyện nói về điều gì?
° °Hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể. Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Nhân vật chính trong truyện là ai?
Mỗi nhân vật được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào?
° Những chi tiết kì ảo bay bổng, khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh thể hiện trí tưởng tượng đặc sắc của người xưa.
Nêu nhận xét của em về hai nhân vật?
Hãy cho biết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tượng trưng cho điều gì?
¶ Cho HS thảo luận nhóm 5’
¶Gọi đại diện trình bày. Nhận xét. GV nhận xét chung.
Câu chuyện hấp dẫn đối với người đọc nhờ đâu?
Qua tìm hiểu văn bản em biết truyện thể hiện ý nghĩa gì?
¶ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 34.
¶ GV nhấn mạnh ý trong ghi nhơ.ù
àHđ4:Hướng dẫn HS luyện tập.
¶Gọi HS đọc câu 2.
¶ Cho HS thảo luận nhóm 4.
¶ Gọi đại diện trình bày. Nhận xét.
à Liên hệ GDHS ý thức bảo vệ môi trường qua việc trồng rừng và bảo vệ rừng để ngăn chặn lũ lụt.
Viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết?
I. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Giải nghĩa từ:
3. Bố cục:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Sơn Tinh, Thủy Tinh:
- Sơn Tinh có tài: Tạo cồn bãi, núi đồi, bốc đồi, dời núi …
- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
=> Cả hai điều có tài cao, phép lạ, là những nhân vật tưởng tượng, hoang đường.
à Ý nghĩa tượng trưng của mỗi nhân vật:
+ Thủy Tinh làm mưa gió: tượng trưng
cho hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm .
+ Sơn Tinh: tượng trưng cho tinh thần quyết chốâng lũ lụt bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân ta .
2/Nghệ thuật:
- X - Xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo (cuộc thi tài, việc thách cưới)
- Trí tưởng tượng phong phú sáng tạo.
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động.
3/ Ý nghĩa truyện:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt Cổ.
à GHI NHỚ: SGK / 34
III/Luyện tập:
Bài 2:
- Đó là những biện pháp hết sức quan trọng để ngăn chặn lũ lụt.
- Đê điều: trực tiếp ngăn chặn dòng lũ lớn.
- Trồng rừng: lưu giữ và làm chậm lượng nước mưa từ trên cao đổ xuống.
Bài 3
Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh…
4.Củng cố và luyện tập:
Truyện “ Sơn tinh, Thủy Tinh” ra đời vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?
° A. Thời đại Văn lang – Âu Lạc. C. Thời nhà Trần.
B.Thời nhà Lý. D. Thời nhà Nguyễn.
Nội dung nổi bật nhất của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là gì?
° A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của dân tộc ta.
Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc.
Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và căm ghét Thủy Tinh.
Ý nghĩa của truyện”Sơn Tinh Thủy Tinh”là gì?
° Giải thích hiện tượng lũ lụt và chiến thắng thiên tai của người Việt Cổ.
Trong thực tế, chặt phá rừng bứa bãi là nguyên nhân gây đến điều gì? Em có thể làm gì để hạn chế điều đó?
°Lũ lụt. Phải có ý thức trồng và bảo vệ rừng.
¶ GDHS ý thức bảo vệ môi trường sống. Khơi gợi ước mơ chinh phục và làm chủ thiên nhiên.
.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
à Đối với bài học tiết này:
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính .
- Kể diễn cảm lại truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”.
- Liệt kê nhũng chi tiết kì ảo về Sơn Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh giữa hai thần.
- Hiểu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh .
à Đối với bài học tiết sau:
- Xem, chuẩn bị bài “Nghĩa của từ”. Tìm hiểu khái niệm về nghĩa của từ và cách giải thích nghĩa của từ.
V.Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Bài 3 - Tiết:10
Tuần 3
NGHĨA CỦA TỪ
I/Mục tiêu:
1:Kiến thức : Giúp HS hiểu được khái niệm về nghĩa của từ và cách giải nghĩa của từ.
2:Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng: giải thích nghĩa của từ, dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết, tra từ điển để hiểu nghĩa của từ..
3:Thái độ:
- GDHS ý thức sử dunïg từ đúng nghĩa.
- Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận về cách dùng từ đúng nghĩa ; kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ đúng nghĩa…
II.Trọng tâm : Khái niệm, cách giải thích nghĩa của từ.
III. Chuẩn bị:
1: Giáo viên: Ví dụ ngoài SGK, bảng phụ.
2: Học sinh: Tìm hiểu khái niệm về nghiã cuả từ và cách giải thích nghiã cuả từ .
IV. Tiến trình:
1:Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2:Kiểm tra miệng:
¶ Gọi 2 HS lên bảng làm bài:
¶ Câu 1: Làm làm bài tập 3 / 26.(8đ)
°Đáp án:
a/ Ki-lô-mét; đề-xi-mét; mi-li-mét; ki-lô-gam; gam; hec-tô-mét…
b/ Phanh (thắng), may-ơ (đùm), líp, lốp (vỏ), xăm (ruột), gác ba ga…
c/ Ôâ-tô, ti-vi, ca-nô, ăng-ten, micro, catsette…
¶ Câu 2: Gọi HS làm bài tập 1 / 26.(8đ)
° Đáp án: TưØ mượn: phôn, phan, nốc ao; Từ “phôn”, “ phan”: khi giao tiếp với bạn. Từ “nốc ao” có thể dùng rộng rãi hơn, đòi hỏi ngưòi nghe phải là người hiểu nghĩa.
¶ Câu 3: Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? .(2đ)
l Đáp án: Tìm hiểu khái niệm về nghiã cuả từ và cách giải thích nghiã cuả từ .
¶ Nhận xét, chấm điểm.
3:Bài mới: :
Hoạt độâng của thầy, trò
Nội dung bài học
à
àHđ 1: Vào bài: Muốn dùng từ đúng trước hết ta phải hiểu nghĩa của nó. Để hiểu hơn về nghĩa của từ , chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài “Nghĩa của từ”.
àHđ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ
¶ Gọi HS đọc một số chú thích. GV ghi một số từ trong bảng phụ: tập quán, lẫm liệt, nao núng và nghĩa của nó .Treo bảng cho HS tìm hiểu.
Nếu lấy dấu hai chấm làm chuẩn, em hãy cho biết mỗi chú thích có mấy bộ phận?
° Hai bộ phận: từ chú thích và phần chú thích nghĩa của từ.
Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ ?
°Bộ phận đứng sau dấu hai chấm nêu lên nghĩa của từ.
Nghiã của từ ứng với phần nào của mô
hình bên dưới?
°Nghiã của từ ứng với phần nội dung.
Hãy giải thích nghĩa của các từ sau : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, xe đạp.
°Sơn Tinh: thần núi
Thuỷ Tinh: thần nước.
Xe đạp: loại phương tiện phải đạp mới di chuyển được.
Vậy nghĩa của từ là gì?
¶ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/35.
¶ Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận về cách dùng từ đúng nghĩa.
à Hđ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách giải thích nghiã của từ.
¶ GV ghi vd trong bảng phụ, treo bảng cho HS tìm hiểu.
¶ Gọi HS giải nghĩa từ tập quán và trả lời câu hỏi sau:
Hãy cho biết từ tập quán và thói quen có thay thế cho nhau được không? Vì sao?
a.Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt.
b.Người Việt Nam có tập quán ăn trầu.
°Câu a không được vì từ tập quán có nghĩa rộng thường dùng chỉ chủ thể là số đông. Câu b được.
Theo em từ trên được giải nghĩa bằng những cách nào?
°Trình bày khái niệm.
Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ lẫm liệt . Cho biết 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế cho nhau trong câu sau được không?
°Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.
°Được, vì nội dung thông báo và ý nghĩa câu không thay đổi..
Vậy các từ trên có nghĩa như thế nào?
°Giống nhau ( đồng nghĩa).
Vậy từ trên được giải nghĩa bằng cách nào?
°Dùng từ đồng nghĩa.
Giải nghĩa các từ sau: cao thượng, nhẳn nhụi, sáng sủa.
°Cao thượng: thanh cao, vượt hẳn những cái tầm thường nhỏ nhen. ( không nhỏ nhen)
- Nhẳn nhụi: trơn tru sạch sẽ, (không sần sùi).
- Sáng sủa: cĩ nhiều ánh sáng rõ ràng, (không tối tăm ).
Cho biết các từ trên được giải nghĩa bằng cách nào?
°Dùng từ trái nghĩa.
Cho biết có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
¶ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 2/35.
¶ Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ đúng nghĩa…
¶àHđ4: Hướng dẫn HS luyện tập.
¶Gọi HS đọc bài tập 1.Gọi HS làm. Nhận xét.
¶Gọi HS đọc bài tập 2.Cho HS làm bài vào vở bài tập.
¶ Gọi HS đọc bài tập 4.
¶ Cho HS thảo luận nhóm 4’.
¶ Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
¶ Gọi HS đọc bài tập 5.
¶ GV hướng dẫn HS làm bài tập 5.
¶Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I/Nghiã của từ là gì?
VD:
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
II/ Cách giải thích nghiã của từ:
- Hai cách giải thích nghĩa của từ;
+ Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Giải thích bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó.
III/Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
-Học tập; học lỏm; học hỏi; học hành.
Bài 4:
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.
- Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
- Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh bỉ.
Bài 5:
- Mất: theo cách giải nghĩa của nhân vật là “ không biết ở đâu”.
- Mất: theo cách hiểu thông thường (như trong cách nói “mất cái ví, mất cái ống vôi…” là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.
4:Câu hỏi và bài tập củng cố :
Câu 1: Nghiã của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
l Đáp án: Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị
Câu 2: Hiểu được nghĩa của từ có tác dụng gì trong việc đặt câu, viết văn?
l Đáp án: Đặt câu, viết đoạn, dùng từ chính xác…
Câu 3: Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng?
A. Đọc nhiều lần từ cần giải thích.
B.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
l Đáp án: A
Câu 4: Qua bài học trên, em rút ra được bài học gì?
° Đáp án: Đặt câu rõ nghĩa.Viết lời văn mạch lạc, rõ ràng.
¶ Liên hệ GDHS ý thức hiểu rõ nghĩa của từ trước khi sửû dụng, ý thức sử dụng từ đúng nghĩa.
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
à Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc phần bài ghi.
- Lựa chọn từ để để đặt câu trong hoạt động giao tiếp.
- Làm bài tập 3 SGK / 36.
à Đối với bài học tiết sau:
- Đọc tìm hiểu phần I, tóm tắt yêu cầu phần II của bài ”Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”.
V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Bài 3 - Tiết:11, 12
Tuần 3
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức : Giúp HS:
- Hiểu được vai trò của sự việc và nhân vật trong tự sự.
- Biết được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong tự sự.
2.Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự.
- Xác định được sự việc và nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3.Thái độ:
- GDHS ý thức được vai trò, tầm quan trọng của nhân vật và sự việc trong văn tự sự.
- Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định , kĩ năng giao tiếp…
II.. Trọng tâm : Sự việc và nhân vật trong tự sự.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các sự việc trong truyện ”Sơn Tinh Thủy Tinh”, bảng phụ ghi các sự việc.
2. Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước về đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
IV. Tiến trình:
1.:Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Làm bài tập 3/29.(10đ)
° Hai văn bản trên có nội dung tự sự. Vì nó trình bày một chuỗi các sự việc. Vai trò: Trình bày diễn biến dẫn đến một kết thúc.
Câu 2: Nêu đặc điểm và ý nghiã của phương thức tự sự?(6đ)
° Đặc điểm:
- Trình bày một chuỗi các sự việc từ đầu đến kết thúc.
- Ý nghĩa: giúp người kể giải thích, tìm hiểu, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ…
Câu 3: Đánh dấu X vào nhận định mà em lựa chọn khi trả lời câu hỏi: Truyền thuyết Thánh Gióng là một văn bản tự sự hay miêu tả?(2đ)
A. Tự sự. B. Miêu tả.
Câu 4: Truyền thuyết Thánh Gióng nhằm mục đích gì?(2đ)
A. Giải thích sự việc. C . Bày tỏ thái độ khen chê.
B. Tìm hiểu con người. D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 5: Em đã chuẩn bị được những gì cho bài học hôm nay?
l Tìm hiểu trước về đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
¶Nhận xét. Chấm điểm.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
à Hđ1: Vào bài: Sự việc và nhân vật là yếu tố quan trọng trong văn tự sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài ”Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”.
à Hđ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự.
¶GV ghi các sự việc trong truyện ”Sơn Tinh Thủy Tinh” vào bảng phụ. Treo bảng, đặt câu hỏi:
Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc trong những sự việc trên?
¶ Cho HS thảo luận nhóm.
¶ Gọi đại diện trình bày.
¶ Nhận xét.
°(1): sự việc khởi đầu.
(2) (3) (4): sự việc phát triển.
(5): sự việc cao trào.
(6) (7) : sự việc kết thúc.
Các sự việc trên có mối quan hệ như thế nào?
° Có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ.
Các sự việc này có thể bỏ bớt sự việc nào không? Vì sao?
° Không.Vì nếu bỏ sẽ thiếu tính liên tục, những sự việc không được giải thích rõ.
Các sự việc kết hợp nhau theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trật tự ấy không? Vì sao?
¶ Cho HS thử đảo trật tự và rút ra kết luận: không. Vì các sự việc sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa, sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
Sơn Tinh thắng Thủy Tinnh mấy lần?
° Hai lần và mãi mãi-> Đó là yếu tất yếu, là chủ đề ca ngợi sự chiến thắng của Sơn Tinh.
Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc trần trụi truyện có hấp dẫn không? Vì sao?
°Không.Vì nó trừu tượng khô khan.Truyện hay phải có sự việc cụ thể, chi tiết, phải nêu rõ những yếu tố sau:
¶ GV ghi bảng:Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong truyện ”Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
°Nhân vật: vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Địa điểm: Phong Châu, đất của vua Hùng.
Thời gian: thời vua Hùng.
Nguyên nhân: sự ghen tuông dai dẳng của Thuỷ Tinh.
Quá trình: những trận đánh nhau dai dẳng hàng năm của hai thần.
Kết quả: Thuỷ Tinh thua nhưng không cam chịu, hằng năm cuộc chiến của hai thần vẫn xảy ra.
Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, phải thể hiện thái độ yêu ghét của người kể. Em hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với Sơn Tinh?
°Điều kiện kén rễ có lợi cho Sơn Tinh, việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh nhiều lần.
Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì?
°Con người khắc phục, vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi.
Có thể xoá bỏ sự việc” Hằng năm…. Dâng nước” được không? Vì sao?
°Không vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta.
¶ GV chốt ý: qua các sự việc ta thấy rõ thái độ của nhân dân -> sự việc phải có ý nghĩa, thể hiện thái độ tư tưởng của người kể.
Qua đó, em hiểu là sực việc trong văn tự sự là những gì?
Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
Sự việc có vai trò gì trong văn tự sự?
Tiết 2:
à Hđ3:Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự.
¶ GV kẻ bảng cho HS lên bảng điền nội dung phù hợp .
¶ Gọi HS nhậân xét.
Trong những nhân vật trên, ai là nhân vật chính? Có vai trò quan trọng được nhắc tới nhiều nhất?
°Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Các nhân vật phụ có thể bỏ được không? Vì sao?
° Không.Vì các nhân vật đó giúp hoàn thành câu chuyện.
Theo em nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
Qua phần tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết: Thế nào là nhân vật trong văn tự sự?
Trong văn tự sự, có những loại nhân vật nào?
Sự việc và nhân vật có vai trò gì trong văn tự sự ?
l Lưu ý : Trong quá trình đọc hiểu văn bản tự sự, cần chú ý tới những yếu tố này của thể loại.
¶ GD HS ý thức viết bài văn tự sự có sự việc và nhân vật cụ thể.
àHđ4: Hướng dẫn HS luyện tập.
¶ Gọi HS đọc bài tập 1.
¶ Cho HS thảo luận nhóm 5’.
¶ Gọi đại diện trình bày. Nhận xét ý nghĩa của các nhân vật.
¶Gọi HS tóm tắt truyện” Sơn Tinh Thủy Tinh” theo sự việc gắn với nhân vật chính.
¶ Gọi HS nhận xét.
Theo em, tên truyện được đặt dựa vào đâu? Có thể đổi tên khác được không?
° Nhân vật chính.
¶ Gọi HS đọc bài tập 2.
¶Yêu cầu HS làm trong VBT.
¶Gọi HS trình bày. Nhận xét.
I/Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1.Sự việc trong văn tự sự:
- Ai làm? (Nhân vật là ai?)
-Việc xảy ra ở đâu? (Địa điểm)
-Việc xảy ra lúc nào? (Thời gian)
-Việc diến biến như thế nào? (Quá trình)
-Việc xảy ra do đâu? (Nguyên nhân)
-Việc kết thúc lúc nào? (Kết quả)
à Là những sự việc xảy ra như : lũ lụt, hạn hán, mất mùa; những việc do con người làm ra như: kén rể, cầu ôn, cứu ngươi đẹp, trừng trị kẻ tham lam,…
- Sự việc được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Các sự việc được sắp xếp theo trật tự, diễn biến có ý nghĩa.
- Là yếu tố quan trọng, cốt lõi của tự sự, không có sự việc thì không có tự sự.
2.Nhân vật trong văn tự sự:
Nhân vật
Tên gọi
Lai lịch
Chân dung
Tài năng
Việc làm
Vua Hùng
Vua Hùng
Thứ 18
không
Sơn Tinh
Sơn Tinh
Ở vùng núi Tản Viên
Có nhiều tài la,ï đem sính lễ đến trước cầu hôn…
Thủy Tinh
Mị
Nương
Lạc Hầu
à Là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được nói tới, được biểu dương hay bị lên
án; được thể hiện qua các mặt: tên gọi, giới thiệu lai lịch, chân dung, tài năng, việc làm.
- Có nhiều loại nhân vật như: nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện,…
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự là hai yếu tố then chốt, có quan hệ với nhau.
III/ Luyện tập:
Bài 1:
- Vua Hùng: kén rễ.
- Mị Nương: lấy chồng.
- Sơn Tinh: bốc đồi, dời núi ngăn chặn dịng nước.
- Thủy Tinh: hơ mưa, gọi giĩ làm thành dơng bão.
a. Vai trị: Sơn Tinh, Thủy Tinh => nhân vật chính.
Ý nghĩa: ca ngợi cơng lao dựng nước và ước mơ chiến thắng thiên tai lũ l
c. Các tên đó không tiêu biểu, vì không làm nổi bật nội dung của truyện.
4.:Câu hỏi và bài tập củng cố :
Câu 1: Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
l Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả…..
Câu 2: Nhân vật thường được thể hiện các mặt nào?
l Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng…
Câu 3: Trong văn tự sự, nhân vật có liên quan thế nào với sự việc?
A Liên quan nhiều. C. Liên quan nhiều hoặc ít.
B.Liên quan ít . D. Không có liên quan gì?
Câu 4: Ai không phải là nhân vật phụ trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy”?
A.Hùng Vương. C. Tiên Vương.
B. Lang Liêu. D.Trời, Đất, các lang.
5.Hướng dẫn học sinh tự học:
à Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc phần bài ghi.
- Tham khảo bài tập 3,4, 5 sách bài tập /18,19.
- Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự chọn.
à Đối với bài học tiết sau:
- Đọc và tìm hiểu văn bản “Sự tích hồ Gươm”. Tìm hiểu ý nghĩa của truyện và phần I của bài ” Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. Tóm tắt yêu cầu phần II.
V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- ngu van 6(11).doc