A. Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim trong bài văn.
- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3. Thái độ: Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm kí.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng . . .)
2. Bài cũ: Qua văn bản, chúng ta thấy cây tre gắn bó với đời sống con người ở những phương diện nào? Nêu ý nghĩa của văn bản.
3. Bài mới: Trong chùm bài kí ở sách Ngữ văn 6, tập II, chúng ta đã được ra thăm quần đảo Cô Tô qua những trang bút tài hoa của Nguyễn Tuân, chúng ta cũng đã tìm hiểu về loài cây gần gũi nhất, thân thuộc nhất gắn với dân tộc Việt Nam qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới. Hôm nay, chúng ta sẽ du lịch về một vùng quê ở đồng bằng Bắc Bộ thăm làng quê thuở trước, tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm tình người và thấm đượm bản sắc văn hóa độc đáo qua “Lao xao” của Duy Khán.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 30 Tiết 113 LAO XAO (Trích Tuổi thơ im lặng - Duy Khán), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn: 30/03/2013
Tiếtt: 113 Ngày dạy : 01/04/2013
HDĐT: LAO XAO
(Trích Tuổi thơ im lặng - Duy Khán)
A. Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim trong bài văn.
- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3. Thái độ: Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm kí.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng…………………. …………………….…….)
2. Bài cũ: Qua văn bản, chúng ta thấy cây tre gắn bó với đời sống con người ở những phương diện nào? Nêu ý nghĩa của văn bản.
3. Bài mới: Trong chùm bài kí ở sách Ngữ văn 6, tập II, chúng ta đã được ra thăm quần đảo Cô Tô qua những trang bút tài hoa của Nguyễn Tuân, chúng ta cũng đã tìm hiểu về loài cây gần gũi nhất, thân thuộc nhất gắn với dân tộc Việt Nam qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới. Hôm nay, chúng ta sẽ du lịch về một vùng quê ở đồng bằng Bắc Bộ thăm làng quê thuở trước, tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm tình người và thấm đượm bản sắc văn hóa độc đáo qua “Lao xao” của Duy Khán.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Nêu những hiểu biết của em về Duy Khán?
Hs dựa vào chú thích *, Sgk trình bày
Gv: Cung cấp thêm cho Hs một số kiến thức khác, đồng thời cho Hs xem tranh Duy Khán.
Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Văn bản viết theo thể loại nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, chú ý cách kể chuyện tự nhiên gần với đời thường.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc tiếp.
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu một số từ khó…
Có thể chia bài văn thành mấy phần? Nội dung mỗi phần? -> Bố cục 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu... “Râm ran”: Khung cảnh làng quê vào lúc chớm hè.
+ Phần 2: còn lại: Kể và tả về các loài chim.
Nêu những phương thức biểu đạt chính có sử dụng trong văn bản? -> Tự sự, miêu tả.
Hướng dẫn phân tích cụ thể.
Khung cảnh làng quê buổi sáng chớm hè được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
(Gợi ý: Chúng ta chú ý các đặc điểm về cây, hoa, loài vật, âm thanh?)
Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu, từ ngữ miêu tả và cách miêu tả của tác giả?
Gv nói thêm về cách sử dụng câu, từ của tác giả.
Bức tranh làng quê buổi sáng chớm hè hiện lên như thế nào?
Thảo luận: Thế giới các loài chim được chia làm mấy nhóm? Đọc tên các loài trong nhóm?
-> Chia làm 3 nhóm: nhóm chim hiền, chim ác và chim trị chim ác.
Các loài chim hiền được tác giả miêu tả ntn?
Hs căn cứ văn bản, tìm chi tiết trả lời.
Gv giới thiệu tranh về các loài chim hiền.
Em có nhận xét gì về nt miêu tả của tác giả?
Gv giới thiệu cho Hs thêm một số bài hát đồng dao quen thuộc. Một số bài đã được phổ nhạc.
Qua đó, em thấy thế giới các loài chim hiền như thế nào? Vì sao tác giả gọi chúng là chim “mang vui đến cho giời đất”?
Tác giả đã tập trung miêu tả các loài chim xấu, chim ác ở những đặc điểm nào tương ứng với từng loài?
Hs tìm chi tiết, trả lời câu hỏi.
Gv cho Hs xem tranh các loài chim xấu.
Em đã từng nhìn thấy một trong những loài chim này bao giờ chưa? (Hs tự bộc lộ.)
Để thể hiện nét nổi bật đặc trưng tương ứng với mỗi loài, tác giả sử dụng chất văn hóa dân gian ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách miêu tả?
Gv cho Hs quan sát tranh về chim chèo bẻo.
Chim chèo bẻo được miêu tả chủ yếu khi xẩy ra cuộc chiến đánh lại chim ác. Vậy cuộc chiến đó được tái hiện như thế nào?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện và tài năng của tác giả khi miêu tả cuộc chiến giữa các loài chim?
Qua đó, em rút ra được bài học gì khi làm văn miêu tả?
Từ những điều đã tìm hiểu trên, em thấy tác giả là người như thế nào? -> Tác giả không chỉ có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim ở làng quê mà qua đó chúng ta còn cảm nhận được tình cảm yêu mến thiên nhiên làng quê ở tác giả. Nhà văn vẫn giữ được nguyên vẹn cho mình cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả về thiên nhiên làng quê.
Thảo luận: Trong văn bản, tác giả có sử dụng khá nhiều chất liệu văn hóa dân gian như đồng dao, thành ngữ, truyện cổ tích. Theo em, cách sử dụng như vậy có gì độc đáo và có gì hạn chế? -> Chất văn hóa dân gian không những thể hiện ở những yếu tố mà còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể về các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn chúng trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian. Nhưng đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người là không có căn cứ khoa học cụ thể.
Tổng kết: Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn?
Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ. Gọi Hs đọc.
Nêu ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện ở nhà.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Duy Khán (1934 - 1993)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: (Sgk)
- Thể loại: Hồi kí tự truyện
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần
2.2. Phương thức biểu đạt
Tự sự và miêu tả
2.3. Phân tích
a. Khung cảnh làng quê buổi sáng chớm hè
* Các loài cây hoa:
- Cây cối: Um tùm.
- Hoa lan: Trắng xoá.
- Hoa giẻ: Mảnh dẻ.
- Hoa móng rồng: Bụ bẫm, thơm.
* Các loài vật:
- Ong: đánh lộn, hút mật.
- Bướm: Hiền lành, lao xao, lặng lẽ.
* Con người: Toàn trẻ em: Tụ hội, râm ran.
* Âm thanh: Lao xao, râm ran…
-> Câu ngắn, nhiều tính từ, trình tự miêu tả từ khái quát đến cụ thể, hình ảnh chọn lọc, sử dụng phép nhân hoá.
=> Cảnh làng quê đẹp, thanh bình, thơ mộng và đầy sức sống.
b. Thế giới các loài chim
* Các loài chim hiền:
- Quan hệ họ hàng, dây mơ rễ má.
- Sáo: Đậu cả lên lưng trâu mà hót được mùa; tọ toẹ học nói; bay đi ăn, chiều lại về với chủ…
- Tu hú kêu là mùa quả chín.
-> Cách nói đồng dao, sử dụng thành ngữ tạo sắc thái dân gian; sử dụng nghệ thuật nhân hoá.
-> Cách kể kết hợp tả với nhận xét những đặc điểm tiêu biểu và hoạt động của các loài chim.
=> Thế giới các loài chim hiền hiện lên sinh động, chúng đem lại niềm vui cho mùa màng của con người.
* Các loài chim xấu, chim ác:
- Bìm bịp: nó kêu chim xấu, chim ác ra mặt.
- Diều hâu: đánh hơi xác chết, ăn thịt gà con.
- Quạ: lia lia láu láu…, bắt gà con, ăn trộm trứng.
- Chim cắt: ăn thịt bồ câu, là loài quỷ đen.
-> Sử dụng thành ngữ, truyện cổ tích “Sự tích chim bìm bịp” đậm chất văn hóa dân gian.
=> Đặc tả, kể những hành động, thói quen gây ác của các loài chim rất cụ thể, sinh động.
* Loài chim trị chim ác: chèo bẻo
- Cuộc giao chiến:
+ Với diều hâu: lao vào đánh tới tấp, túi bụi.
+ Với quạ: vây tứ phía, đánh.
+ Với chim cắt: một đàn xông lên, thi nhau mổ.
-> Có sự kết hợp giữa kể, tả, nhận xét và bình luận.
-> Từ ngữ giàu hình ảnh; cách so sánh, liên tưởng độc đáo; khả năng quan sát tinh tường, chính xác.
=> Cuộc giao chiến diễn ra sống động, hấp dẫn.
=> Tác giả là người có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim; có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên làng quê bằng cảm xúc hồn nhiên, chân thật.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
=> Ghi nhớ: (Sgk/113)
* Ý nghĩa văn bản: Văn bản đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ văn bản, nhớ được các chi tiết, hình ảnh miêu tả tiêu biểu về các loài chim.
- Nhớ các câu đồng dao, thành ngữ trong bài.
- Nắm vững nội dung bài học. Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Câu trần thuật đơn không có từ “là”.
E. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………...Tuần: 30 Ngày soạn: 30/03/2013
Tiết: 114 Ngày dạy: 01/04/2013
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ “LÀ”
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn không có từ “là”.
- Biết vận dụng câu trần thuật đơn không có từ “là” khi nói, viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”.
2. Kỹ năng
- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”.
- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”.
3. Thái độ: Nhớ các đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là” để vận dụng khi nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng…………………. …………………….…….)
2. Bài cũ: Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”. Đó là những kiểu câu nào? Cho một ví dụ minh họa.
3. Bài mới: Chúng ta đã biết được kiểu câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ “là”. Tiết học hôm nay trên cơ sở phân tích cấu tạo cú pháp của câu ta sẽ nắm được thế nào là câu trần thuật đơn không có từ “là” và những đặc điểm của nó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”
Gọi hs đọc yêu cầu 1 và 2, Sgk trang 118-119.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu? Vị ngữ câu trên do từ, cụm từ nào tạo thành?
Chọn từ phủ định đưa vào câu.
Gọi là câu trần thuật đơn không có từ “là”.
Vậy, câu trần thuật đơn không có từ “là” có đặc điểm gì? Gọi Hs đọc ghi nhớ 1 (Sgk/119).
Hướng dẫn tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại
Gọi hs đọc yêu cầu 1,2 mục II, Sgk.
Xác định chủ ngữ và vị ngữ?
Chọn 1 trong 2 câu đã dẫn điền trống? (Chọn câu b điền trống sẽ hợp lý hơn vì “Hai cậu bé con” lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa “Hai cậu bé con” lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã biết từ bước, sự hấp dẫn của câu chuyện sẽ kém đi.)
Vậy thế nào là câu miêu tả, câu tồn tại?
Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ 2, Sgk. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Gv chia nhóm thảo luận các câu a, b, c
Dãy 1: Câu a
Dãy 2: Câu b
Dãy 3: Câu c
Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
Gv chữa bài.
BT2: Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu miêu tả cảnh ngôi trường em đang học. Trong đoạn văn có ít nhất một câu tồn tại.
Gv hướng dẫn Hs viết trong 5 phút.
Gv chọn đọc một số bài. Nhận xét và sửa bài cho Hs.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”
1.1. Phân tích ví dụ: (Sgk)
a. Phú ông / mừng lắm.
C V = Cụm tính từ.
b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
C V = Cụm động từ.
-> Là câu trần thuật đơn không có từ “là”.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/119)
2. Câu miêu tả và câu tồn tại
2.1. Phân tích ví dụ:
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại.
Trạng ngữ C V
-> Câu miêu tả.
b. Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.
Trạng ngữ V C
-> Câu tồn tại.
* Chọn câu b để điền trống sẽ hợp lý hơn.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/119)
II. Luyện tập
Bt1:
a.
1. Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
C V
-> Câu miêu tả.
2. … thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính.
C V
-> Câu tồn tại.
3. … ta / gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
C V
-> Câu miêu tả
b.
1. Bên hàng xóm tôi có /cái hang của Dế Choắt.
V C
-> Câu tồn tại.
2. Dế Choắt / là tên tôi đã đặt cho nó…
C V
-> Câu miêu tả.
c.
1.Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng.
V C
-> Câu tồn tại.
2. Măng / trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai…
C V
-> Câu miêu tả.
Bt2:
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”.
- Nhận diện câu trần thuật đơn không có từ “là” và các kiểu cấu tạo của nó.
- Làm hoàn thiện bài tập 2.
- Lập dàn bài bài viết tả người.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập truyện và kí.
E. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………...
Tuần 30 Ngày soạn: 03/04/2013
Tiết: 115 Ngày dạy: 06/04/2013
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A. Mức độ cần đạt
Giúp Hs:
- Nhận ra được những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục và kỹ năng sửa lỗi.
- Ôn luyện kiến thức lý thuyết và kỹ năng đã học.
B. Chuẩn bị
Gv: Soạn giáo án, chấm bài.
Hs: Ôn luyện những kiến thức về phần Văn và Tập làm văn đã học.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ôn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng…………………. …………………….…….)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs
3. Bài mới: Gv nêu mục đích của tiết trả bài.
A. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
1. Đề bài: Xem đề và đáp án giáo án văn 6 - HK II, tiết 97.
2. Nhận xét ưu – khuyết điểm:
a. Ưu điểm: Với đề bài này, phần trắc nghiệm hầu như các em làm đúng, phần tự luận một số bạn đã xác định được yêu cầu của đề nên kết quả đạt được khá cao.
b. Nhược điểm: Một số em quá lười học hoặc học chưa kỹ nên làm bài chưa tốt, kể cả phần trắc nghiệm và tự luận. Câu 1, phần tự luận các em chỉ chú ý vế 1 về tác giả mà rất nhiều em lại quên đi ý 2 về tác phẩm. Câu 2, đề yêu cầu miêu tả lại dượng Hương Thư trong văn bản “Vượt thác” nhưng một số bạn chưa biết lựa chọn chi tiết để miêu tả hoặc nhớ rồi chép lại một đoạn văn trong văn bản mà không có sự sáng tạo để làm bài. Mặt khác, các em chưa chú ý hình thức đoạn văn: chưa có câu mở đoạn, kết đoạn nên đoạn văn trở nên cụt… Thực ra, đề hoàn toàn không khó, cái quan trọng là các em không chịu khó học tập, ghi nhớ kiến thức nên dĩ nhiên kết quả dưới trung bình.
Một lỗi nữa mà lần nào cô cũng nhắc nhở là trình bày quá cẩu thả, viết sai chính tả quá nhiều trong đoạn văn chỉ khoảng 8 – 10 câu, thậm chí tên mình cũng không viết vào bài kiểm tra. Đây là những hạn chế mà các em cần phải khắc phục khi làm bài kiểm tra tiếng Việt sắp tới.
3. Gv đọc bài điềm cao, phát bài, vào điểm
4. Kết quả bài làm:
Điểm
Sĩ số
> = 5
> = 8
< 5
< = 3
Lớp 6A3
36
B. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Nhắc lại và ghi đề lên bảng.
Một bạn nhắc lại đề bài TLV số 6?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
Đề văn thuộc kiểu loại nào?
-> Tả người thân yêu và gần gũi...
Hoạt động 3: Hướng dẫn lập dàn ý
- GV yêu cầu HS thảo luận: Trên cơ sở dàn ý đã chuẩn bị ở nhà trao đổi, thống nhất và ghi một dàn ý đại cương ra bảng phụ.
- GV lựa chọn, treo bảng phụ của 3 nhóm.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, treo dàn ý mẫu để HS tham khảo.
Hoạt động 4: Nhận xét ưu – khuyết điểm
-Ưu điểm: Với đề văn này do được tìm hiểu phần lý thuyết khá kỹ nên hầu hết các em đã xác định được yêu cầu của đề, biết miêu tả theo trình tự các bước. Một số em viết văn giàu cảm xúc và giàu sáng tạo. Cho nên kết quả bài viết lần này khá tốt.
- Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất đó là các em làm văn miêu tả mà sa vào kể quá nhiều. Bài làm chưa biết trình bày các ý mình quan sát được theo một trình tự hợp lí mà nhớ đâu viết đấy. Vẫn là những khuyết điểm cũ, đó là các em đã không có ý thức sửa chữa lỗi chính tả khi viết bài, chữ viết cẩu thả, đầu dòng không thụt vào một hàng, viết văn không có cảm xúc, chưa gãy gọn... Tất nhiên, với những lỗi này các em không thể có điểm cao. Các em cần phải rút kinh nghiệm để bài viết sau đạt kết quả tốt hơn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa lỗi điển hình
Gv ghi ra phiếu học tập một số lỗi sai.
Hs thảo luận nhóm sửa lỗi.
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 6: Phát bài
- Gv phát bài cho HS.Yêu cầu các em kiểm tra bài làm (chú ý lời phê của GV), tự lựa chọn, sửa một ví dụ về lỗi sai trong bài làm.
Hoạt động 7: Đọc bài mẫu
- Bài của em Khiêm, Duyên.
Hoạt động 8: Vào điểm, thống kết chất lượng bài làm
Hoạt động 9: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
Đề bài: Em hãy tả lại người thân yêu và gần gũi nhất với mình. (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
I. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Thể loại: văn miêu tả.
- Đối tượng: Tả người thân.
II. Lập dàn ý
(Xem giáo án tiết 107 – 108)
III. Nhận xét ưu – khuyết điểm
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:
IV. Hướng dẫn sửa lỗi
Văn bản sai
Lỗi sai
Sửa lại
-Lưng mẹ đã còng, chân tay đã yếu, lời nói, cái giọng của mẹ nói nghe như tiếng chim đang hót líu lo
- Công việc gia đình em mẹ em rất chu toàn chăm lo cho tất cả gia đình
-> So sánh không phù hợp.
-> Diễn đạt vụng
- Lưng mẹ đã còng, chân tay đã yếu, nhưng lời nói luôn ấm áp, dịu dàng…
- Mẹ luôn chu toàn trong công việc nhà…
V. Phát bài
VI. Đọc bài mẫu
VII. Vào điểm, thống kê chất lượng bài làm
Điểm
Sĩ số
> = 5
> = 8
< 5
< = 3
Lớp 6A3
36
VIII. Hướng dẫn tự học
- Xem kỹ lại và làm lại bài văn tốt hơn (với những bạn có kết quả thấp).
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Ôn tập truyện và ký”.
D. Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Tuần 30 Ngày soạn: 03/04/2013
Tiết: 116 Ngày dạy: 06/04/2013
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện đại đã học.
- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện ký trong loại hình tự sự.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện đại đã học.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
2. Kỹ năng
- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
3. Thái độ: Có những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng…………………. …………………….…….)
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
3. Bài mới: Để hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học, hôm nay chúng ta cùng tiến hành tiết ôn tập truyện và kí.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng thống kê các tác phẩm truyện, kí đã học
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của Hs được làm theo mẫu cho sẵn ở SGK.
I. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện, kí đã học
Bảng thống kê các tác phẩm truyện, ký đã học
Stt
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung
1
Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Truyện
(đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng Dế thanh niên cường tráng. Cái chết của Dế Choắt đã giúp Dế mèn rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau (trích “Đất rừng phương Nam”)
Đoàn Giỏi
Truyện (đoạn trích)
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp. Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp mặt trên sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội họa, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp người anh vượt lên trên được lòng tự ái và sự tự ti.
4
Vượt thác (trích “Quê nội”).
Võ Quảng
Truyện
(đoạn trích)
Hành trình vượt sông Thu Bồn của con thuyền do dượng Hương Thư dẫn đầu. Sức mạnh và vẻ đẹp của con người vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng
An-phông-xơ Đô- đê
Truyện ngắn
Buổi học môn tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An - dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy Ha- men qua cái nhìn và tâm trạng của Phrăng
6
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Ký
(tuỳ bút)
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và sinh hoạt của người dân trên đảo.
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Ký (thuyết minh phim)
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc ta.
8
Lao xao
Duy Khán
Hồi ký -
tự truyện
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa truyện và ký
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa truyện và ký?
Hs thảo luận nhóm trả lời.
Gv lưu ý học sinh:
Bài “Sông nước Cà Mau” là đoạn trích truyện dài, trong đoạn này không xuất hiện nhân vật và cốt truyện. Còn “Vượt thác” cũng là đoạn trích truyện dài, có xuất hiện nhân vật, nhưng yếu tố cốt truyện ở đây hết sức đơn giản. Vì là các đoạn trích nên trong hai bài đó không có đầy đủ các yếu tố của truyện.
“Cây tre Việt Nam” là bài ký giàu chất trữ tình. Còn “Lao xao” là bài kí mang tính chất quan sát, ghi chép từ thực tế... Như vậy, các đặc điểm thể loại ở mỗi tác phẩm cụ thể không phải trường hợp nào cũng thuần nhất mà nhiều khi có sự pha trộn, xâm nhập lẫn nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs nêu cảm nhận về đất nước, cuộc sống và con người và nhân vật qua những tác phẩm truyện, ký đã học
Hs trao đổi, phát biểu ý kiến. Tôn trọng những ý riêng, những cảm nhận chân thực của Hs.
Gv tổng hợp ý kiến, nêu cảm nhận thu hoạch chung của Hs.
Gv: Các truyện, ký đã học giúp chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên cùng Cà Mau, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim… Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động với đời sống tư tưởng, tình cảm phong phú.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
II. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa Truyện và Kí.
1. Giống nhau: Truyện và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự, viết bằng văn xuôi. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống bằng kể và tả là chủ yếu. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể.
Trong truyện và ký đều có người kể chuyện hay người trần thuật, có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp qua ngôi thứ ba thể hiện qua lời kể.
2. Khác nhau:
Truyện
Ký
- Truyện có nhiều thể như truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết…
- Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
- Thường có cốt truyện và nhân vật
- Kí có các thể như kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự…
- Kể lại những gì có thực, đã từng xảy ra.
- Thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.
III. Cảm nhận về đất nước, cuộc sống, con người qua những tác phẩm truyện, ký đã học
Sự giàu có và trù phú của thiên nhiên, đất nước ta từ Bắc vào Nam cùng hình ảnh người lao động chất phác, thật thà và khỏe mạnh.
IV. Hướng dẫn tự học
- Nhớ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
- Nhớ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
- Nhận biết được truyện và kí.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: văn bản Lòng yêu nước.
E. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………...
File đính kèm:
- NV6 TUAN 30.doc