A. Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sư phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở miền quê.
-Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
-Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền bắc.
-Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ờ làng quê trong bài văn
2.Kĩ năng
-Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
-Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3.Thái độ : Biềt vận dụng phương pháp miêu tả vào trong bài làm văn của mình
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 30 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Ngày soạn: 30/03/13
TIẾT 113 Ngày dạy: 01/04/13
Hdđt: LAO XAO
(Duy Khán)
A. Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sư phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở miền quê.
-Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
-Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền bắc.
-Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ờ làng quê trong bài văn
2.Kĩ năng
-Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
-Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3.Thái độ : Biềt vận dụng phương pháp miêu tả vào trong bài làm văn của mình
C. Phương pháp :Thuyết trình,vấn đáp,thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số : Lớp 6a5................
2. Bài cũ
CTrong văn bản Cây tre Việt Nam, Thép Mới đã sử dụng những biện pháp nghê thuật đặc sắc nào ? Cây tre là biểu trưng cho đối tượng nào, đối tượng đó có phẩm chất ra sao ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Cuộc sống xung quanh ta vô cùng sinh động, mỗi
Các em đã được học rất nhiều văn bản miêu tả về cảnh non sông đất nước,qua các văn bản đó chúng ta đã đã thấy được phương pháp miêu tả của các nhà văn và cảm nhân được vẻ đẹp của non sông đất nước,bài hôm nay các em được về với cảnh của làng quê qua văn bản “Lao sao.”
* Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu chung
CNêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc, đọc rõ ràng, diễn cảm, chú ý ngắt nhịp đúng.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc.
Hs tìm hiểu nhanh chú thích.
C Có thể chia bài văn thành mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
Bố cục 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu... “lặng lẽ bay đi”: Khung cảnh làng quê vào lúc chớm sang hè với những màu sắc, hương thơm các loài hoa quen thuộc cùng với vẻ rộn rịp, xôn xao của bướm ong.
+ Đoạn 2: Phần còn lại: Tác giả kể và tả về các loài chim.
-Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Hướng dẫn phân tích cụ thể.
Gọi học sinh đọc đoạn đầu.
C Tìm những chi tiết miêu tả cảnh chớm hè?
C Nhận xét về cách dùng tù ngữ cảu tác giả? Từ đó cảm nhận ntn về cảnh làng quê vào lúc chớm hè?
C Tác giả miêu tả loài chim hiền gồm những con vật nào?
CCách miêu tả của tác giả thể hiện điều gì?
-> Tác giả không chỉ có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim ở làng quê mà qua đó chúng ta còn cảm nhận được tình cảm yêu mến thiên nhiên làng quê ở tác giả. Nhà văn vẫn giữ được nguyên vẹn cho mình cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả thiên nhiên làng quê.
CTác giả đã tập trung miêu tả các loài chim ác ở đặc điểm gì?
C Em đã nhìn thấy một trong những loài chim này chưa?
C Cuộc chiến đấu giữa chúng được tái hiện như thế nào?
- GV lưu ý HS : Cách phân loại chim ác, chim hiền như trong tác phẩm còn mang dấu ấn cảm tính. Nhưng điều này cũng cho thấy chất dân gian cuả tác phẩm.
CVăn bản thể hiện chất văn hóa dân gian ở những điểm nào?
Gv: Chất văn hóa dân gian không những thể hiện ở những yếu tố như đồng dao, thành ngữ, tục ngữ mà còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể về các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn chúng trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người. Ví dụ như các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo.
Hướng dẫn Tổng kết
CKhái quát lại giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung của văn bản?
CNêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản này?
- Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ. Gọi hs đọc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Duy Khán (1934 - 1995)
2. Tác phẩm: Được giải thưởng hội nhà văn 1987 (trích từ tác phẩm của Duy Khán: “Tuổi thơ im lặng”)
-Thể loại:Hồi kí
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu nghĩa từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
2.1 Bố cục: 2 đoạn.
2.2.Phương thức biểu đạt:Tự sự, miêu tả
2.3. Phân tích
a. Khung cảnh làng quê vào lúc chớm sang hè
- Giời chớm hè
- Cây cối um tùm
- Ong vàng, vò vẽ
-> Từ ngữ gợi cảm, gợi tả. .
=> Không gian đầy hương sắc nhộn nhịp
b. Giới thiệu - miêu tả các loài chim
* Loài chim hiền:
- Bồ câu kêu váng lên.
- Sáo sậu, sáo đen hót mừng được mùa.
- Sáo đen bay về.
- Tu hú kêu, quả chín…
-> Kết hợp kể, tả với nhận xét, bình luận.
=> Chim gần gũi với người.
* Loài chim ác:
- Con diều hâu… rú lên.
- Quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu.
- Chim cắt cánh nhọn… Đánh nhau xỉa bằng cánh.
- Chèo bẻo xông lên cứu bạn, chim cắt rớt xuống.
-> Tả, kể cuộc giao chiến giữa các loài chim ác sinh động.
=> Tác giả miêu tả đặc sắc cụ thể vốn hiểu biết phong phú về các loài chim ở vùng quê.
c. Chất văn hoá dân gian
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu…
- Thành ngữ:
+ Dây mơ, rễ má.
+ Kẻ cắp gặp bà già.
+ Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
- Cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim bèo bẻo
=> Cách nhìn, cảm xúc của người viết hồn nhiên, chất phác.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật :
b. Nội dung :
* Ý nghĩa : Bài văn cung cấp một số thông tin bổ ích, lí thú về một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan hệ giữa con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương, đất nước.
III. Hướng dẫn tự học
-Đọc kĩ văn bản,nhớ chi tiết ,hình ảnh miêu tả tiêu biểu về các loài chim.
-Nhớ được các câu đồng dao,thànhngữ trong văn bản
- Soạn bài mới “Câu trần thuật đơn không có từ là »
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………
TUẦN30 Ngày soạn: 30/03/13
TIẾT 114 Ngày dạy: 01/04/13
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ “LÀ”
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”.
-Biết vận dụng câu trần thuật đơn không có từ “là” khi nói ,viết.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng,thái độ
1.Kiến thức
-Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”
-Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”
2.Kĩ năng
-Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”
-Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”
3.Thái độ
- Nắm được tác dụng của kiểu câu này khi viết có ý thức sử dụng.
C. Phương pháp : Thuyết trình,vấn đáp,thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
CThế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ.
CĐặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiếng Việt rất giàu và đẹp không chỉ về từ vựng mà cả ngữ pháp ngữ pháp. Chỉ xét về kiểu câu trần thuật chúng ta cũng phần nào nhận thấy điều đó. Chúng ta đã được tìm hiểu về kiểu câu tràn thuật đơn có từ là. Bài học hôm nay từ việc phân tích cấu tạo cú pháp của câu ta sẽ nắm được thế nào là câu trần thuật đơn không có từ “là” và những đặc điểm của nó.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
N ội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”
Gọi hs đọc yêu cầu 1 và 2, Sgk trang 118-119.
CXác định chủ ngữ, vị ngữ của câu? Vị ngữ câu trên do từ, cụm từ nào tạo thành?
CChọn từ phủ định đưa vào câu.
CGọi là câu trên là trần thuật đơn không có từ “là”. Vậy thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
-Gọi hs đọc ghi nhớ 1 (Sgk/119).
Hướng dẫn tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại
Gọi hs đọc yêu cầu 1,2 mục II, Sgk.
CXác định chủ ngữ và vị ngữ?
CChọn 1 trong 2 câu đã dẫn điền trống? (Chọn câu b điền trống sẽ hợp lý hơn vì “Hai cậu bé con” lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa “Hai cậu bé con” lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã biết từ bước, sự hấp dẫn của câu chuyện sẽ kém đi.)
CVậy thế nào là câu miêu tả, thế nào là câu tồn tại?
Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ 2, Sgk. Hs đọc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
BT1: Hs chia nhóm thực hiện tìm câu miêu tả và câu tồn tại trong đoạn câu a,b,c.
Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày. Nhóm khác nhận xét. Gv chữa bài.
BT2: Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu miêu tả cảnh ngôi trường em đang học. Trong
đoạn văn có ít nhất một câu tồn tại.
Hướng dẫn hs cách viết, hs về nhà thực hành.
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I.Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”
1.1. Phân tích ví dụ (Sgk)
a. Phú ông / mừng lắm.
C V = Cụm tính từ.
b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
C V = Cụm động từ.
-> Là câu trần thuật đơn không có từ “là”.
1.2. Ghi nhớ 1: Sgk/119.
2. Câu miêu tả và câu tồn tại
2.1. Phân tích ví dụ:
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại.
Trạng ngữ C V
-> Câu miêu tả.
b. Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.
Trạng ngữ V C
-> Câu tồn tại.
* Chọn câu b để điền trống sẽ hợp lý hơn.
2.2. Ghi nhớ 2: Sgk/119
II. Luyện tập
BT1: Xác định CN – VN, xem chúng là câu miêu tả hay câu tồn tại:
a.
Câu 1: Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
C V
-> Câu miêu tả.
Câu 2: … thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính.
C V
-> Câu tồn tại.
Câu 3: … ta / gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
C V
-> Câu miêu tả
b.
Câu 1: Bên hàng xóm tôi có /cái hang của Dế Choắt.
V C
-> Câu tồn tại.
Câu 2: Dế Choắt / là tên tôi đã đặt cho nó…
C V
-> Câu miêu tả.
c.
Câu 1: Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng.
V C
-> Câu tồn tại.
Câu 2: Măng / trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai…
C V
-> Câu miêu tả.
III.Hướng dẫn tự học
-Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
-Nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là và các kiểu cấu tạo của nó.
- Nắm kỹ nội dung bài học; làm hoàn thiện các bài tậpvào vở bài tập.
- Ôn tập phần Văn và tập làm văn để tiết sau trả bài.
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………
TUẦN 30 Ngày soạn: 02/04/13
TIẾT 115 Ngày dạy: 04/04/13
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A. Mức độ cần đạt
Giúp hoc sinh :
- Nhận ra được những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục và kỹ năng sửa lỗi.
- Ôn luyện kiến thức lý thuyết và kỹ năng đã học ở hai phân môn : Văn học, Tập làm văn.
B. Chuẩn bị :
- Gv: + Soạn giáo án, bảng phụ, bài đã chấm của Hs.
+ Tích hợp với bài Cách làm văn miêu tả và phần Tiếng Việt ở bài Chữa lỗi dùng từ,...
- Hs: Lập dàn ý chi tiết cho đề văn số 3.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số Lớp 6a1………………….6ª2….…………….…6ª4..................….....
2. Bài cũ: (Kết hợp trong bài học)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Sau khi làm bài kiểm tra Văn và bài TLV số 06 có lẽ chúng ta rất hồi hộp về kết quả bài làm của mình. Tiết học này sẽ cho chúng ta biết cụ thể chất lượng bài làm của bản thân và quan trọng hơn đây là cơ hội để các em nhận ra và có hướng hắc phục những hạn chế trong bài làm của mình.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
A. Bài KT Văn:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề:
- GV treo bảng phụ ghi đề.
- Gv hướng dẫn học sinh phân tích đề: ( phạm vi kiến thức cần đạt được).
* Hoạt động 2: Công bố đáp án:
( Xem TCT 97)
* Hoạt động 3: Nhận xét ưu – khuyết điểm:
+ Ưu điểm: Với đề bài này, phần trắc nghiệm hầu như các em làm đúng, phần tự luận một số bạn đã xác định được yêu cầu của đề nên kết quả đạt được khá cao.
+ Nhược điểm: Một số em quá lười học hoặc học chưa kỹ nên làm bài chưa tốt. Câu 2, phần tự luận hầu như các em không xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ nên cũng không nêu được tác dụng của nó. Kết quả điểm dưới trung bình nhiều.
* Hoạt động 4: Phát bài, vào điểm:
A. Bài KT Văn:
I. Đề ra: (Xem TCT 97)
II. Đáp án: (Xem TCT 97)
III. Phát bài, vào điểm
B. Bài Tập làm văn:
* Hoạt động 1:Hướng dẫn hs phân tích đề :
- GV ghi đề bài lên bảng – 1 hs đọc lại đề .
?Nhắc lại các bước khi làm bài văn miêu tả?
? Xác định thể loại và đối tượng của đề bài trên ? Vì sao em biết?
? Là bài văn tả người như là tả chân dung hay tả người gắn với hoạt động?
-> Tả chân dung.
- Liên hệ giáo dục HS.
- HS trả lời, Gv nhận xét, đồng thời gạch chân những từ quan trọng.
- Lưu ý HS: Khi tìm hiểu đề phải đọc kĩ, gạch chân những từ quan trọng.
? Theo em, bài văn tả về người thân cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
- HS trả lời, Gv chốt ý
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs xây dựng dàn ý :
* Thảo luận: ? Bài văn này cần trình bày theo mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Đại diện 1 nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Gv thu vở soạn của 2 HS để chấm, ghi điểm; nhận xét kết quả thảo luận và chiếu dàn ý để HS tham khảo
*Hoạt động 3:Nhận xét ưu – khuyết điểm :
- GV nhận xét – HS chú ý lắng nghe.
* Ưu điểm : Đa số nắm được đặc điểm thể loại và yêu cầu của đề nên viết văn khá trôi chảy, có cảm xúc. Một số em đã thể hiện rõ tính cảm yêu quý người thân của mình qua cách kể chuyện,..Đặc biệt có em tiến bộ rõ rệt trong cách diễn đạt
* Nhược điểm : Một số em tả sơ sài, hành văn lủng củng, diễn đạt kém. Bài làm chưa rõ trọng tâm ( miêu tả)- sa vào kể lan man. Đặc biệt, vẫn có rất nhiều em viết sai lỗi chính tả, tên riêng không viết hoa, đầu dòng không thụt vào 1 hàng; thậm chí gần như viết một mạch từ đầu đến cuối và không dùng dấu chấm, dấu phẩy nào để tách ý. Giấy đã căn lề nhưng vẫn còn trường hợp trình bày bài trừ một cột so với lề.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn hs sửa lỗi sai cụ thể :
- Gv treo bảng phụ ghi vd phần văn bản sai của hs .
* Thảo luận:
*Câu hỏi :
? 1. Hãy chỉ ra lỗi sai của ví dụ trên?(Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn)
? 2. Sửa lại các lỗi sai vừa phát hiện.
1.Quan sát vd, phát hiện những lỗi sai ở ví dụ trên? và sửa lại cho đúng ?
-GV lần lượt hướng dẫn HS nhận xét kết quả thảo luận; chốt ý, tích hợp với bài Cách làm bài văn miêu tả; Chữa lỗi dùng từ. Liên hệ giáo dục các em.
*Hoạt động 5: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
- GV hướng dẫn, HS thực hiện.
* Hoạt động 6: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài mẫu: 6ª1: Hằng; 6ª2: Ly; 6ª4: Tuyền. HS chú ý lắng nghe
*Hoạt động 7: Ghi điểm, thống kê chất lượng
B. Bài Tập làm văn
* Đề bài : Tả một người thân yêu, gần gũi nhất với em (ông, bà, bố mẹ,anh, chị ....)
I. Tìm hiểu đề, tìm ý:
1.Tìm hiểu đề:
a. Thể loại : Văn miêu tả- tả người .
b. Đối tượng : Người thân của em .
2. Tìm ý:
II. Dàn ý: (Xem TCT 105,106)
III. Nhận xét ưu- khuết điểm :
IV. Sửa lỗi sai cụ thể :
* Phần văn bản sai
* Lỗi sai
* Sửa lại
a. Trong gia đình ai em cũng yêu quý nhưng người em quý nhất là mẹ em và mẹ em cũng yêu thương em.
b.Lúc bà em cười để lộ hàm răng trắng như bông.
a.Diễn đạt lủng củng; lặp từ nhiều. Bài làm sơ sài
b. Sai chính tả
Dùng hình ảnh so sánh không hợp lý
a.Trong gia đình ai cũng yêu thương và gần gũi với em, nhưng người mà hiểu và luôn chăm sóc em nhiều nhất đó chính là người mẹ yêu quý .
b.Mỗi khi bà cuời, để lộ hàm răng hạt huyền thật đẹp.
V. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
VI. Đọc bài mẫu:
VII. Ghi điểm, thống kê chất lượng:
C. Hướng dẫn tự học:
- Ôn tập cả 2 phân môm : Văn học; TLV
* Chất lượng bài làm:
Lớp
Điểm
< 3
Dưới 5
Từ 5 trở lên
Từ 8 – 10
TLV
Văn học
TLV
Văn học
TLV
Văn học
TLV
Văn học
6a1
6a2
6a4
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………
TUẦN 30 Ngày soạn: 03/04/13
TIẾT 116 Ngày dạy: 05/03/13
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ
A. Mức độ cần đạt
- Nắmđược nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện tại đã học
- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện ký trong loại tự sự.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng,thái độ
1.Kiến thức
- Nắmđược nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện tại đã học
-Điểm giống và khác nhau giữa ruyện và kí.
2.Kĩ năng
-Hệ thống hoá,so sánh,tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
-Trình bày những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiện nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
3.Thái độ
-có ý thức ôn lại các kiến thức đã học để vận dụng vào các bài kiểm tra.
C. Phương pháp
-Thuyết trình,vấn đáp,thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số Lớp 6a1………………….6ª2….……….…6ª4..................…....
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 em học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Từ đầu kì II đến giờ chúng ta đã tìm hiểu một số văn bản truyện kì. Nhằm tổng kết lại những văn bản ở hai thể loại kể trên, bài học hôm nay chúng ta sẽ lần lượt thực hiện các nội dung của bài tổng kết.
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện, ký đã học:
- GV sử dụng Cây thư mục hướng dẫn các em tổng kết nội dung cột 2,3, 4( tên văn bản, tác giả, thể loại).
- Gv cho HS chơi trò chơi Lấp bàn cờ ( Các nhóm dùng những miếng ghép ghi tóm tắt nội dung của các văn bản ) dán vào những ô còn trống. Nhóm 2 bàn, mỗi nhóm tóm tắt nội dung của một bài.
- Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa truyện và ký
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa truyện và ký?
Hs thảo luận nhóm trả lời.
Gv lưu ý học sinh:
Bài “Sông nước Cà Mau” là đoạn trích truyện dài, trong đoạn này không xuất hiện nhân vật và cốt truyện. Còn “Vượt thác” cũng là đoạn trích truyện dài, có xuất hiện nhân vật, nhưng yếu tố cốt truyện ở đây hết sức đơn giản. Vì là các đoạn trích nên trong hai bài đó không có đầy đủ các yếu tố của truyện.
“Cây tre Việt Nam” là bài ký giàu chất trữ tình, còn “Lòng yêu nước” lại là tùy bút – chính luận. Như vậy, các đặc điểm thể loại ở mỗi tác phẩm cụ thể không phải trường hợp nào cũng thuần nhất mà nhiều khi có sự pha trộn, xâm nhập lẫn nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs nêu cảm nhận về đất nước, cuộc sống và con người qua những tác phẩm truyện, ký đã học
- Hs trao đổi, phát biểu ý kiến. Tôn trọng những ý riêng, những cảm nhận chân thực của hs.
- Gv tổng hợp ý kiến, nêu cảm nhận thu hoạch chung của hs.
Gv: Các truyện, ký đã học giúp chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên cùng Cà Mau, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim… Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động.
Hoạt động 4:Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Lí thuyết:
Bảng hệ thống các văn bản truyện, kí đã học: (Xem cuối giáo án)
II. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa Truyện và Kí.
1. Giống nhau: Truyện và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống bằng kể và tả là chủ yếu. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể.
Trong truyện và ký đều có người kể chuyện hay người trần thuật, có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp qua ngôi thứ ba thể hiện qua lời kể.
2. Khác nhau
Truyện
Ký
+ Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
+ Thường có cốt truyện và nhân vật
+ Kể lại những gì có thực, đã từng xảy ra.
+ Thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.
III. Cảm nhận về đất nước, cuộc sống, con người qua những tác phẩm truyện, ký đã học
Sự giàu có và trù phú của thiên nhiên, đất nước ta từ Bắc vào Nam cùng hình ảnh người lao động chất phác, thật thà và khỏe mạnh.
III.Hướng dẫn tự học
-Nhớ được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện,kí hiện đại đã học.
+ Chuẩn bị bài cho tiết sau, “Lòng yêu nước”.
Bảng hệ thống:
Stt
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nghệ thuật
Tóm tắt nội dung
1
Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Truyện
(đoạn trích)
Kể chuyện kết hợp với miêu tả. xây dựng hình ảnh Dế Mèn gần gũi với tuổi thơ. Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ. Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng Dế thanh niên cường tráng. Cái chết của Dế Choắt đã giúp Dế mèn rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau (trích “Đất rừng phương Nam”)
Đoàn Giỏi
Truyện (đoạn trích)
Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.Từ ngữ gọi hình. Sử dụng thành công các bp tu từ. Ngôn ngữ địa hương. Kết hợp phương tức tự sự với thuyết minh.
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp. Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp mặt trên sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất đảm bảo tính chân thực. Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật.
Tài năng hội họa, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp người anh vượt lên trên được lòng tự ái và sự tự ti.
4
Vượt thác (trích “Quê nội”).
Võ Quảng
Truyện
(đoạn trích)
Kết hợp tả thiên nhiên với tả người. Hình ảnh chọn lọc, đặc sắc. Linh hoạt trong việc sử dụng biện pháp tu từ.
Hành trình vượt sông Thu Bồn của con thuyền do dượng Hương Thư dẫn đầu. Sức mạnh và vẻ đẹp của con người vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng
An –phông - xơ Đô - đê
Truyện ngắn
Ngôi kể thứ nhất. Xây dựng tình huống truyện độc đáo. Miêu tả tâm lí nhân vật qua: tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.Ngôn ngữ tự nhiên. Sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thánh và các hình ảnh so sánh
Buổi học môn tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An - dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy Ha- men qua cái nhìn và tâm trạng của Phrăng
6
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Ký
(tuỳ bút)
Khắc họa hình ảnh tinh tế, độc đáo. So sánh mới lạ, độc đáo
Vẻ đẹp đảo, biển, cảnh mặt trời lên và một vài nét cuộc sống, sinh hoạt của người dân Cô Tô.
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Ký (thuyết minh phim)
Kết hợp giữa chính luận và trữ tình . Xây dựng hình ảnh vừa phong phú vừa chọn, lọc, mang ý nghĩa biểu tượng. Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu, có tính chất biểu cảm cao. Sử dụng thành công các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
Cây tre là người bạn của nhân dân Việt nam trong lao động, chiến đấu, trong đời sống hòa bình. Cây tre đã trở thành biểu trưng cho dân tộc ta.
8
Lao xao
Duy Khán
Hồi ký -
tự truyện
Miêu tả tự nhiên sinh động, hấp dẫn. Sử dụng yếu tố dân gian: dồng giao, thành ngữ. Lời văn giàu hình ảnh. Các biện pháp tư từ.
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian.
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- NGU VAN 6 TUAN 30.doc