MỤC TIÊU
Kiến thức :
- Giúp HS bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
Thái độ :
Nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm của học sinh đối với quê hương đất nước và các di tích lịch sử.
Kỹ năng :
Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng.
PHƯƠNG PHÁP:
Phân tích; Nêu vấn đè; Gợi mở.
CHUẨN BỊ :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31- Tiết 123: Cầu long biên - Chứng nhân lịch sử (thuý lan - báo người Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 123
Cầu long biên - chứng nhân lịch sử
(Thuý Lan - Báo Người Hà Nội)
Ngày soạn: 17/4/2007
A
Mục tiêu
1
Kiến thức :
- Giúp HS bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
2
Thái độ :
Nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm của học sinh đối với quê hương đất nước và các di tích lịch sử.
3
Kỹ năng :
Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng.
B
Phương pháp:
Phân tích; Nêu vấn đè; Gợi mở...
C
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
Giáo án ; Tham khảo tài liệu
2
Học sinh:
Soạn bài
C
Tiến trình lên lớp :
1
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6D vắng : 6E vắng :
5
II
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3
III
*
Bài mới :
Đặt vấn đề : Trong văn chương có những văn bản mang tính thời sự rất sâu sắc, nó cũng thể hiện thái độ của người viết đối với vấn đề đề cập đến. Một trong những văn bản mà chúng ta được tìm hiểu đó là: “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về văn bản nhật dụng
GV: Gọi HS đọc chú thích (*) ở trong SGK
GV giới thiệu thêm: “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” là một bài bút kí mang
I. Khái niệm về văn bản nhật dụng:
- Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi tường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
- Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản
nhiều yếu tố hồi kí.
Hoạt động 2: Đọc - Chú thích
GV: Gọi HS đọc văn bản và các chú thích trong SGK
II. Đọc - Chú thích:
1. Đọc:
2.Chú thích:
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài viết như trên?
? Chứng nhân lịch sử - đó là lịch sử nào? Của ai? Trong giai đoạn nào?
? Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên là gì?
? Cái tên ấy có ý nghĩa gì?
? Người viết so sánh cầu như một dải lụa nặng 17000 tấn, uốn lượn vắt ngang sông Hồng. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em cảm xúc như thế nào?
? Tại sao chúng ta quyết định đổi tên cầu Đume thành tên cầu Long Biên?
GV nói thêm: Long Biên là tên một làng bên bờ Bắc sông Hồng, nơi cầu bắc qua
? Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầuđ “nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của người Hà Nội”: Tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại
- Đoạn 2: Tiếp đ “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử
- Đoạn 3: Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
2. Phân tích:
a) Tổng quát về cầu Long Biên - nhân chứng lịch sử:
- Cầu bắc qua sông Hồng
- Khởi công xây dựng từ năm 1898
- Chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội (nhân chứng sống động)
ị Nghệ thuật: nhân hoá
b) Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
* Cầu Long Biên trong thời thuộc Pháp:
- Mới khánh thành mang tên Toàn quyền Pháp lúc ấy là Đume đ gợi nhắc một thời thực dân, nô lệ, áp bức và bất công.
- Cây cầu sắt hiện đại nhất, đồ sộ nhất bán đảo Đông Dương.
- Cây cầu đẫm nước mắt và máu của culi Việt Nam
* Cầu Long Biên từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay:
- Đổi tên cầu là Long Biênđ thể hiện ý thức chủ quyền, độc lập của nhân dân ta.
TL: Để người đọc hình dung cây cầu tường tận hơn.
? Bài ca dao và bài hát “Ngày về” đưa vào bài kí có tác dụng gì?
TL: Nó vừa chân thực, vừa có tác dụng nâng cao ý nghĩa tư tưởng của bài văn: ở đây cái “Tôi” đã hào quyện với cái “Ta”; tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với di tích lịc sử của những thế hệ sau đã được bao thế hệ đàn anh nuôi dưỡng.
? ở đoạn này tác giả sử dụng phương pháp miêu tả xen kẽ phát biểu cảm xúc như thế nào?
TL: Tác giả đã sử dụng từ “tôi” mười lần, đồng thời sử dụng những từ ngữ biểu hiện tình cảm rõ nét: sang trọng, nằm sâu (trong trí óc), say mê ngắm, quyến rũ, khát khoa, bi thương, hùng tráng, nhói đau, oanh liệt...
? Kỉ niệm cây cầu thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp?
? Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì?
? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu?
? Hãy bàn luận về ý tưởng của tác giả muốn bắc nhịp cầu vô hình nơi du khách thăm cầu để họ ngày càng xích gần với đất nước Việt Nam?
- Trong thời kì chống Mĩ: Cầu bị thương tơi tả nhưng vẫn hết sức gồng mình lên, chiến đấu và chiến thắng.
- Cầu chống chọi lại thiên nhiên, bão, lũ
ị Cầu dẻo dai, vững chắc
c) Cầu Long Biên - hôm nay và ngày mai:
- Rút về vị trí khiêm nhường nhưng trở thành cây cầu lịch sử, trở thành chứng nhân không gì thay thế được.
- ý tưởng: nối nhịp cầu vô hình nơi du khách thăm cầu...
ị Cầu Long Biên sẽ sống mãi, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân, du lịch khá thú vị.
IV
Dặn dò:
Về nhà học bài
Soạn bài: Viết đơn
File đính kèm:
- TIET 123.doc