I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nhằm đánh giá:
- Năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người);
- Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó.
- Rèn luyện các kĩ nang7 viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp )
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án, thang điểm.
2. HS: Giấy, viết, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (83’)
- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)
- GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép.
GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm.
Đề bài: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ tích dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31, Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn Tuần 31 – Tiết 121, 122
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nhằm đánh giá:
- Năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người);
- Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó.
- Rèn luyện các kĩ nang7 viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp…)
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án, thang điểm.
2. HS: Giấy, viết, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (83’)
- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)
- GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép.
à GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm.
Đề bài: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ tích dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.
ĐÁP ÁN
a. Mở bài: Giới thiệu chung:
- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn.
- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
b. Thân bài: Tả ông Tiên:
* Ngoại hình:
- Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm.
- Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc.
- Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp…
* Tính nết:
- Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…
- Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…
* Tính nết:
- Có phép thần thông biến hóa.
- Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của em.
THANG ĐIỂM
a. Mở bài: 1,5 đ
b. Thân bài: 6 đ
c. Kết quả: 1,5 đ
* Sạch, đẹp, không sai chính tả nhiều: 1đ.
4. Thu bài: (2’)
GV thu bài của HS và nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài.
5. Dặn dò: (2’)
- Bước đầu xem lại bài viết để tự đánh giá.
- Soạn bài tt “Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”
. Đọc văn bản SGK, phần ghi nhớ, chú thích.
. Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản Tuần 31 – Tiết 123
CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
theo Thúy Lan
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Bước đầu nắm vững được kháu niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
Hiểu được ýnghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua cảm nhận của tác giả, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV.
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt của của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Từ đầu năm đến nay các em đã được học truyện và kí và hôm nay các em sẽ được tìm hiểu 1 loại văn bản (văn bản nhật dụng), Vậy văn bản nhật dụng là gì và văn bản này cung cấp cho chúng ta những hiểu biết gì – Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu văn bản: “Cầu Long Biên...”.
10’
5’
10
7’
6’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản.
à GV gọi 1 HS giới thiệu về dạng văn bản nhật dụng.
(?) Nêu hoàn cảnh ra đời văn bản?
à Tiếp tục GV cho HS đọc chú thích các từ khó.
à Tiếp tục GV đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi 2, 3 HS đọc tiếp.
Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
Bước 1: Trả lời câu 1.
(?) Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của từng đoạn?
à GV kết luận.
Æ Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung và đặc điểm nghệ thuật của đọan văn từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” đến “bị chết trong quá trình làm cầu”.
Bước 1: Tìm hiểu đoạn 1.
à Trước hết GV cho HS khái quát lại đoạn 1.
(?) Tìm những chi tiết giới thiệu khái quát về cầu Long Biên?
Bước 2: Tìm hiểu đoạn 2.
à Cho HS tìm hiểu về cầu Long Biên:
à GV cho HS đọc nhẩm lại đoạn văn từ “Cầu Long Biên … làm cầu”.
(?) Em biết được những gì về cầu Long Biên qua đoạn văn vừa đọc nhẩm?
(?) So sánh với tư liệu được cung cấp ở 2 đoạn đọc thêm về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên?
à GV bổ sung: Trong đoạn văn, không hề có 1 đại từ nhân xưng như vần thấy trong hồi kí; đặc điểm sự vật được trình bày 1 cách khách quan, như từ đặc điểm nhìn của ngôi thứ 3. Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức thuyết minh để nói lên những hiểu biết chứ không phải cảm nghĩ về cầu Long Biên. Bên cạnh đó các chi tiết tường thuật, miêu tả vẫn biểu hiện tình cảm và sự đánh giá kín đáo mà đúng đắn đối với sự việc.
Æ Hoạt động 5: Tìm hiêu đoạn văn từ “Năm 1945 … dẻo dai, vững chắc”.
à Cho HS quan sát đoạn văn theo yêu cầu.
(?) Hãy nêu lại những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó cho ta biết những điều gì về lịch sử?
(?) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bảng nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?
(?) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2? Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
Æ Hoạt động 6: Tìm hiểu đoạn đầu, đoạn cuối và ý nghĩa chung của bài văn.
(?) Câu hỏi thảo luận: Vì sao tác giả đặt tên cho bài văn là cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng “chứng tích” được không?
(?) Hãy tóm tắt lại những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng?
à GV kết luận.
(?) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ… Việt Nam”. Vì sao nhịp câu bằng thép lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
à Cuối cùng GV hướng thực hiện ghi nhớ.
- HS giới thiệu.
- HS đọc chú thích 2.
- HS đọc văn bản. HS khác chú ý nghe.
- HS tìm trả lời. HS khác nhận xét.
Ê - Đoạn 1: Từ đầu ® “Hà Nội”: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong 1 thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2: Từ “Cầu Long Biên ® dẻo dai, vững chắc”: Là phần trọng tâm của bài mang nhiều tính chất hồi kí khai triển ý chính của bài kí nêu ở cuối đoạn thứ nhất: “Cầu Long Biên... Hà Nội.”
- Đoạn 3: (Phần còn lại): Khẳng định ý nghĩa lịch sử cầu Long Biên trong XH hiện đại.
- HS quan sát trình bày, HS bổ sung, nhận xét.
- HS làm theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
Ê So sánh với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương mới xây dựng thì quy mô và tính chất của cầu Long Biên không bằng, tuy nhiên nói về sự gắn bó với giai đoạn đau thương và hào hùng của HN nói riêng và đất nước nói chung thì cầu Long Biên vẫn là thứ nhất.
- HS chỉ ra những sự vật, sự việt đã được ghi lại và ý nghĩa chứng nhận lịch sử của chúng (những năm tháng hòa bình ở MB sau năm 1954, những năm tháng chống Mỹ cứu nước)...
Ê a. Tả cảnh đẹp: bài mía, nông dâu, bài ngô,... (các màu xanh... khát khao)...chứng nhận cho các sự việc: Làm phương tiện giao thông từ Hà Nội lên Miền Bắc, xuống Hải Phòng; năm 1946 dân thủ đô... ; là mục tiêu ném bom... bom đạn.
Þ Cảnh vật và sự vật trên chứng nhận cho tính tươi đẹp đau thương, tính anh hùng chiếc cầu.
Ê - Một bài thơ và 1 đọan thơ đã được phổ nhạc sử dụng trong bài văn thể hiện tính chân thực nâng cao ý nghĩa tư tưởng của bài văn: Tình cảm của quê hương đất nước với di tích lịch sử của thế hệ sau.
Ê Cách kể đọan này truyền cảm mạnh nhờ ngôi thứ I để chứng kiến sức sống mảnh liệt của cầu, cảm thông với cầu trong mọi cảnh ngộ.
Ngoài ra tác giả còn dùng từ ngữ, hình ảnh gợi cảm: trang trọng, nằm sâu, ngắm, quyến rũ,khát khao, bi thương, hùng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng,...
- HS trao đổi nhóm 3’. Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
Ê Không gọi chiếc cầu là vật chứng hay chứng tích mà gọi là nhân chứng cách nhân hóa này đã đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác ® trở thành người đương thời của bao thế hệ như 1 nhân vật bất tử. Chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trứơc bao đổi thay, bao nổi thăng trầm của thủ đô của đất nước cùng với con người.
- HS tìm lại các chi tiết đã phân tích.
- HS khác bổ sung, nhận xét.
Ê Ý nghĩa của các tính từ: tóm tắt đặc điểm lịch sử của 100 năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc ta.
Ê Đoạn cuối vẫn tiếp nối được giọng điệu trữ tình của phần cuối đọan TB. Lịch sử và hình ảnh cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao du khách trầm ngâm suy nghĩ, so sánh hình ảnh với nối đôi bờ với nối trái tim rất gợi cảm, nhịp thép với nhịp đập của con tim mở rộng ý nghĩa của bài văn từ một bài tả, kể, thêm tính chất biểu cảm và thuyết minh sâu sắc.
- HS tổng kết ghi nhớ.
I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Giới thiệu văn bản nhật dụng: SGK125
2. Từ khó: SGK126
3. Đọc văn bản:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Phân tích bố cục bài văn:
Chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu ® “Hà Nội”: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong 1 thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2: Từ “Cầu Long Biên ® dẻo dai, vững chắc”: Là phần trọng tâm chứng minh cho ý nghĩa tổng quát: “Cầu Long Biên... Hà Nội.”
- Đoạn 3: (Phần còn lại): Khẳng định ý nghĩa lịch sử cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
2. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên:
- Vị trí: bắc qua sông Hồng – Hà Nội.
- Thời gian xuất hiện: Khởi công vào 1898, hoàn thành 1902. Do kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
à Là một chứng nhân lịch sử.
3. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử:
* Cầu Long Biên:
- Teân goïi ñaàu tieân : Ñu – me, sau CMT8 – 1945 : Long bieân
- Laø thaønh töïu quan troïng trong thôøi vaên minh ñöôøng saét
- Laø keát quaû cuûa cuoäc khai thaùc thuoäc ñòa laàn I cuûa thöïc daân Phaùp.
- Ñöôïc xaây döïng baèng moà hoâi vaø xöông maùu cuûa bao con ngöôøi Vieät Nam.
à Nghệ thuật chủ yếu: thuyết minh, tường thuật, miêu tả.
* Chứng nhân lịch sử:
- Vị trí rất đặc biệt vả đẹp.
- Làm phương tiện giao thông.
- Là mục tiêu ném bom của giặc.
- Một bài thơ, đoạn thơ phổ nhạc có tác dụng làm cho dòng hồi ức thêm gợi cảm, chân thực.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gợi cảm.
4. Ý nghĩa chung của bài văn:
Với cách nhân hóa cầu Long Biên đã trở thanh 1 nhân chứng lịch sử sống động, đau thương và anh dũng.
Câu cuối thất là đặc sắc nâng tình yêu chiếc cầu lên thành tình yêu đất nước, mong muốn hòa đồng với thế giới.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ
- Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.
- Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
4. Củng cố: (3’)
(?) Ở huyện (địa phương em) có những di tích nào có thể gọi là chứng nhận lịch sử.
- VD: Khu căn cứ tỉnh Ủy – xã Mỹ Phước huyện Mỹ Tú.
là một minh chứng về một thời chiến tranh (chống Mỹ cứu nước)
5. Dặn dò: (2’)
- Đọc lại văn bản. Xem nội dung. Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tt “Viết đơn”.
. Xem nội dung, yêu cầu.
. Trả lời các câu hỏi.
* Câu hỏi trắc nghiệm:
1/ Thế nào là văn bản nhật dụng?
a. Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính;
b. Là văn bản sử dung trong giao tiếp hàng ngày.
c. Là những văn bàn có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng động xã hội.
d. Là những văn bản có sự phối hợp của các phương thức biểu đạt như miêu tả, biểu cảm, tự sự…
2/ Tác giả đã so sánh chiếc cầu bắc qua sông với hình ảnh nào sau đây
a. Như một dãi lụa uốn lượn. b. Như chiếc lược cài trên mái tóc.
c. Như một sợi dây thừng. d. Như một sợi chỉ mềm.
3/ Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng chủ yếu trong bài?
a. So sánh b. Ẩn dụ c. Hoán dụ d. Nhân hóa.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tập làm văn Tuần 31 – Tiết 124
VIẾT ĐƠN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Hiểu được các tình huống cần viết đơn: khi nào viết đơn? Viết đơnđể làm gì?
Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
(?) Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử?
3. Bài mới:
Tg
Hoạt của của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Hôm nay các em sẽ tìm hiểu một loại văn bản khá gần gũi và cần thiết, hay vận dụng trong cuộc sống hằng ngày đó là đơn từ. Vậy trong tình huống nào chúng ta cần viết đơn và cách thức viết đơn như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
8’
10’
12’
Æ Hoạt động 2: Nêu các tình huống để HS xác định khi nào cần viết đơn.
Bước 1: Tìm hiểu câu 1.
à GV gọi 1 HS đọc lại các vd.
(?) Từ những vd cụ thế, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần phải viết đơn?
Bước 2: Tìm hiểu câu 2.
à GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết của Bt1 và rút ra nhận xét khi nào cần phải viết đơn.
à GV cho HS đọc 4 trường hợp trong SGK.
(?) Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
à GV kết luận, bổ sung.
GV bổ sung: Nếu là trường hợp nhẹ, vô tình em mắc lỗi lần đầu, em cũng có thể đến gặp thầy giải thích và xin lỗi.
(?) Vậy qua sự tìm hiểu em hãy nhận xét khi nào cần viết đơn và đơn đó gửi cho ai?
Æ Hoạt động 3: Phân biệt hai loại đơn và các mục không thể thiếu trong đơn.
GV giảng: Căn cứ vào hình thức và nội dung trình bày trong đơn, người ta chia ra làm hai loại đơn: Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu.
à GV gọi 2 HS đọc lại 2 mẫu đơn.
(?) Câu hỏi thảo luận: Quan sát hai mẫu đơn trên và cho biết các mục trong đơn trình bày theo thứ tự như thế nào? Theo em hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau? Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn?
à GV kết luận.
àGV nhấn mạnh: Đơn theo mẫu hay không theo mẫu đều mang tính chất hành chính công vụ nên khi trình bày phải trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa và theo thứ tự để thể hiện tốt nguyện vọng của mình và thể hiện tính tôn trọng người nhận.
à Qua đó GV cho HS thực hiện phần ghi nhớ 2.
à GV giáo dục HS lòng yêu thích môn học và việc môn TLV hướng dẫn các em cách viết đơn – là bước thuận lợi khi đi hoc, xin việc, đi làm…
Æ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS cách thức viết đơn.
- Bước 1: cho HS đọc quan sát và suy nghĩ về cách thức làm 2 loại đơn qua các mục đã nêu trong SGK.
- Bước 2: Cho HS trao đổi và rút ra nhận xét trong phần lưu ý cuối bài.
à Qua việc lưu ý, GV treo bảng phụ trình bày một đơn mẫu cho HS quan sát.
à Từ phần lưu ý đó, GV treo bảng phụ 1 mẫu đơn viết chưa đạt yêu cầu.
à Thông qua đó, GV giáo dục HS phải biết cách viết đơn đúng quy cách, tránh những sai sót.
- HS đọc lại các vd tình huống và rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc. HS khác chú ý.
- HS trả lời cá nhân.
- HS khác nhận xét.
Ê Xét các trường hợp:
- 1. Viết tờ tường trình gửi cho công an.
- 2. Có 2 cách: Viết đơn gửi BGH hoặc em có thế đến ban tổ chức các lớp học ghi tên, không có đơn cũng được.
- 3. Em phải làm tờ kiểm điểm.
- 4. Em cần phải viết đơn xin chuyển trường gửi BGH.
- HS trả lời ghi nhớ, SGK.
- HS quan sát 2 mẫu đơn trong SGK.
- HS trao đổi nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
Ê Mục trình bày theo thứ tự:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian
- Tên đơn
- Nơi nhận đơn.
- Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người gửi.
- Sự việc, lí do, nguyện vọng cần trình bày trong đơn.
- Lời cam đoan hoặc cảm ơn.
- Họ tên, chữ kí người viết đơn.
* Giống và khác nhau:
- Giống: Đều trình bày theo thứ tự như trên.
- Khác:
+ Đơn theo mẫu: điền theo mẫu, không viết thêm gì.
+ Đơn không theo mẫu: có thể diễn đạt tự do thể hiện tình cảm mong được xét.
* Những phần không thể thiếu trong đơn: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
- HS thực hiện phần ghi nhớ.
+ Hs đọc phần lưu ý
- HS quan sát mẫu đơn, ứng với phần lưu ý.
- HS tìm lỗi và sửa chữa.
I/ Khi nào cần viết đơn?
* Xét 2 bài tập – SGK131
Ghi nhớ1: Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo mẫu) để đề bạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chứa có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
Ví dụ:
- Bài tập 1: Tất cả đều phải viết đơn.
- Bài tập 2: Trường hợp 2, 4 cần phải viết đơn.
II/ Các loại đơn và nội dung không thể thiếu trong đơn:
1. Có hai loại đơn:
- Đơn theo mẫu (thường là in sẵn)
- Đơn không theo mẫu.
2.
Ghi nhớ2: Phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục nhất định. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi đề đề đạt nguyện vọng gì?
Ví dụ:
- Đơn xin học nghề (SGK132)
- Đơn xin miễn giảm học phí (SGK133)
III/ Cách thức viết đơn:
1. Viết theo mẫu: Người viết chỉ cần điền vào chỗ trống những yêu cầu cần thiết.
2. Viết không theo mẫu: Vẫn phải trình bày theo một thứ tự nhất định. Vd: SGK134
3. Lưu ý: SGK134
4. Củng cố: (3’)
(?) Nhắc lại khi nào ta cần phải viết đơn?
(?)Khi viết đơn phải trình bày như thế nào. Những nội dung bắt buộc trong đơn là những nội dung gì?
5. Dặn dò: (2’)
- Xem nội dung, học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài tt “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
. Đọc kĩ văn bản, chú thích, ghi nhớ.
. Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
* Câu hỏi trắc nghiệm:
1/ Trong trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn?
a. Em phạm lỗi với thầy giáo và muốn xin thầy tha lỗi.
b. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên tại trường.
c. Em bị ốm không đến lớp được.
d. Có một vụ đánh nhau, em là người chứng kiến.
2/ Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?
a. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.
b. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì.
c. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
d. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 6 Tuan 31.doc