Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mức độ cần đạt:

* Giúp học sinh :

- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hài kịch.

- Thấy được tài năng của nhà văn Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Tiếng cười phê phán lới “trưởng học giả làm sang”.

- Tài năng của Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động.

2. Kỹ năng :

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.

3.Thái độ:

 Có ý thức phê bình thói “trưởng học giả làm sang”.

C. Phương pháp:

Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

D. Tiến trình dạy học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Ngày soạn:07/04/13 TIẾT 117,118 Ngày dạy: 09/04/13 ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC ( Trích Trưởng giả học làm sang ) - Mô – li – e - A. Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản hài kịch. - Thấy được tài năng của nhà văn Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Tiếng cười phê phán lới “trưởng học giả làm sang”. - Tài năng của Mô – li – e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động. 2. Kỹ năng : - Đọc phân vai kịch bản văn học. - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật. 3.Thái độ: Có ý thức phê bình thói “trưởng học giả làm sang”. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ:  ? Văn bản “Đi bộ ngao du” là tác phẩm thuộc thể loại gì ? Tác giả cho ta biết đi bộ ngao du có lợi ích nào ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : (Từ việc gợi lại văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê ở lớp 6, giáo viên dẫn dắt vào bài.) *Tiến trình bài dạy : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: về tác giả, tác phẩm : ?Dựa vào chú thích (*), hãy trình bày một vài nét chính về tác giả, tác phẩm? - GV : Mô – li- e ( 1622-1673) là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII. Ông chuyên viết và diễn hài kịch – những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi , lành mạnh hoặc châm biếm , chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xh Pháp đương thời : Lão hà tiện , Đông giăng , Kẻ ghét đời, Trường học làm vợ , tác – tuýp .. .là những vở hài kịch tiêu biểu của ông. ?Trình bày một số nét về tác giả , xuất xứ của văn bản và hai cảnh chính của văn bản . Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản : Gv phân vai và gọi HS đọc rồi nhận xét phần đọc phân vai của các em. ?Hãy chia bố cục của văn bản này ? ? Nội dung chính của văn bản thể hiện điều gì? - Gv yêu cầu HS theo dõi cảnh 1. ?Cảnh này diễn ra cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào? ?Nội dung của cuộc đối thoại ? ->Những bộ trang phục của ông Giuốc –đanh ? Vì sao ông Giuốc-đanh muốn may bộ y phục? ?Thái độ của ông Giuốc–đanh trong cuộc đối thoại đó ra sao ?Vì sao ông có thái độ như vậy? - Gv giảng, bình: Rõ ràng Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, những tay thợ may này lại còn vụng về, ông G – đanh đã tỉnh táo nhận ra điều đó. Nhưng vụng chèo khéo chống, thợ may hiểu tâm lí thích học đòi của khách nên thành công. ?Chi tiết Giuốc-đanh lột quần áo khi mặc lễ phục đi lại trên sân khấu làm rõ nét tính cách nào ? ?Qua đó, em thấy Giuốc–đanh là người có tính cách như thế nào ? ?Khán giả được một trận cười về ông ,vì sao? ?Trong cảnh này, Giuốc- đanh bị lợi dụng như thế nào ? ?Việc Giuốc-đanh bị lợi dụng rất đáng cười. Vì sao? - GV tích hợp với văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, nhấn mạnh ý Ông Giuốc-đanh giàu, dốt, học đòi làm sang * Tiết 2 * GV phân vai cho HS đọc phần còn lại . ?Nhân vật nào tham gia cuộc đối thoại? ->Thợ phụ và Giuốc-đanh ?Cuộc đối thoại ấy diễn ra xung quanh sự việc gì? ->Tâng bốc địa vị xã hội của G-đanh ?Giuốc-đanh được tay thợ phụ tôn xưng như thế nào ? ?Ông G-đanh có thái độ, tâm trạng như thế nào trước những lời tôn xưng ấy? ?Biện pháp nghệ thuật nào xuất hiện qua việc tôn xưng ấy ? ?Em nghĩ gì về những lời tôn xưng của tay thợ phụ ? ->Hiểu tâm lí thích tâng bốc của Giuốc-đanh ?Mục đích của việc tôn xưng ấy ? ->moi tiền ?Ông Giuốc-đanh có thái độ, tâm trạng như thế nào trước những lời tôn xưng ấy? ?Hành động đi liền với thái độ, tâm trạng trên của ông là gì?` ?Khi thấy tay thợ phụ không tôn thêm, ông ta có suy nghĩ gì? ->Nếu nó tiếp tục tôn xưng, ta sẽ mất hết tiền ?Chỉ ra nét độc đáo trong nghệ thuật viết kịch của Mô-li-e? -> ….Chuyển cảnh một cách tự nhiên, khéo léo: Ông G- đanh mặc lễ hục xong tay thợ phụ tôn xưng “ông lớn” ngay khiến ông nghĩ rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiêm nhiên trở thành quý phái. ? Qua phân tích, em thấy ông Giốc – đanh là người ntn? Nói lên xúc cảm rõ nhất của em khi tìm hiểu về nhân vật này ? Khái quát lại giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung của văn bản? ? Em rút ra được ý nghĩa gì sau khi tìm hiểu văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học : - Gv hướng dẫn – HS lắng nghe. I. Giới thiệu chung: 1.Tác giả: 2.Tác phẩm : - Thể loại: kịch ( hài kịch) - Xuất xứ : Thuộc lớp 5 hồi II trong vở hài kịch nổi tiếng của “Trưởng giả học làm sang”. II. Đọc hiểu văn bản : 1. Đọc và giải nghĩa từ khó : 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1. Bố cục : Hai cảnh : -Từ đầu đến “dàn nhạc” ->Trước khi ông Giuốc –đanh mặc lễ phục . -Phần còn lại :Sau khi ông Giuốc –đanh mặc lễ phục . 2.2. Đại ý: Phê phán lối sống Trưởng giả học làm sang. 2.3. Phân tích : a.Trước khi ông Giuốc -đanh mặc lễ phục . * Mục đích: May y phục sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu. * Thái độ: Sắp phát khùng vì: -Bộ lễ phục mang đến chậm . -Đôi bít tất chật, dễ rách . -Đôi giày khiến ông đau chân . -> Thiếu hiểu biết, dốt nát trở thành nạn nhân của thói học đòi. . * Hậu quả: - Bộ lễ phục bị may ẩu, bị ăn bớt vải, đơm hoa ngược . - Bít tất chật, đứt hai mắt . - Giày chật làm đau chân -> Khắc họa tài tình tính cách của nhân vật thông qua lời nói, hành động. -> Đáng cười vì giàu mà dốt, học đòi làm sang * Tiết 2 b.Sau khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục : Thợ phụ Ông Giuốc đanh - Tôn xưng ông lớn và được thưởng tiền - Liên tiếp tôn xưng cao hơn để được thưởng tiền Sung sướng vì được tôn xưng. Liên tục thưởng tiền Nghĩ đến túi tiền của mình nhưng vẫn thưởng vì được nghe tôn xưng mỗi lúc một cao. => Miêu tả tính cách của nhân vật thông qua lời nói, hành động;mâu thuẩn kịch sinh động, hấp dẫn, gây cười. Xây dựng hai loại người với nét tâm lí khác nhau.Phép tăng cấp. => Kẻ có thói trưởng giả học làm sang. Gây tiếng cười sảng khoái. 3.Tổng kết : a. Nghệ thuật: b. Nội dung: * Ý nghĩa: Kể về việc ông Giuốc- đanh thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả. III. Hướng dẫn tự học : - Đọc chú thích. - Tập diễn vở kịch này. - Chuẩn bị bài tiết sau: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tt). E. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ TUẦN 31 Ngày soạn: 08/04/13 Ngày dạy: 10/04/13 TIẾT 119 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU A. Mức độ cần đạt: * Gip học sinh : - Nắm được cách sắp xếp và hiệu của sự sắp xếp trật tự từ trong câu. Từ đó có ý thức lựa chọn trật tự từ ph hợp với hồn cảnh giao tiếp. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Cch sắp xếp trật tự từ trong cu. - Tc dụng của diễn dạt trật tự từ khc nhau. 2. Kỹ năng : - Phân tích hiệu quả của việc lựa chọn trật tự từ trong một văn bản văn học. - Pht hiện v sửa một số lỗi trong việc sắp xếp trật tự từ . 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn với nhiều cch sắp xếp trật tự từ khc nhau. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhĩm. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Bi cũ:  3 Bài mới : * Giới thiệu bài : Trong quá trình diễn đạt, để lời văn có hiệu quả nhất định, người viết không chỉ chú ý đến việc dùng từ đặt câu nữa mà việc sắp xếp trật tự của từ ngữ cũng có hiệu quả không nhỏ. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách sắp xếp trật tự từ trong một số bài cụ thể để rút ra bài học cho mình. * Tiến trình bài học : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1:Hướng dẫn hs tìm hiểu chung GV gọi một học sinh đọc đoạn trích trong sách giáo khoa . Chú ý câu in đậm .( có thể đọc ở bảng phụ của giáo viên ) ?Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo các cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? * HS làm ra nháp, GV gọi từng em trình bày bài . ?Ta có thể chấp nhận được bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ ? * Thảo luận : So sánh những cách sắp xếp mới , vì sao tác giả lại chọn trật tự từ như trong đoạn trích ? (Tạo tính liên kết chặt chẽ giữa các câu , nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ .) ?Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không ? ?Em rút được kinh nghiệm gì trong việc đặt câu ? * Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ : - GV gọi một em đọc đoạn trích của Thép Mới trên bảng phụ và theo dõi đoạn văn của Ngô Tất Tố . ?Tìm hiểu trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm của ví dụ 1A, 1B thể hiện điều gì ? ?So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm của Thép Mới và các đoạn khác. * Thảo luận : ?Qua tìm hiểu , em hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ? * Hai em đọc lại ghi nhớ 2 . Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập: GV nêu yêu cầu cụ thể của bài tập , gợi ý giúp học sinh giải quyết. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung: 1. Nhận xét chung: 1.1.Phân tích ví dụ: Ví dụ 1 : Đoạn văn trích của Ngô Tất Tố . -> Có thể có các cách sắp xếp mới : -Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng …xái cũ. -Cai lệ thét bằng giọng …xái cũ, gõ đầu roi xuống đất . -Bằng giọng khàn khàn của …cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất . -Bằng giọng khàn khàn của… cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. -Bằng giọng khàn khàn của… cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. -Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng…cũ, cai lệ thét . 1.2.Ghi nhớ : sgk . 2. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ 2.1. Phân tích ví dụ Ví dụ 2 : 1A. Đều thể hiện thứ tự trước sau của các hành động . 1 B. + Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật , sự xuất hiện thứ tự của các nhân vật . + Ứng với : Cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng . .. 2A. Cách viết của Nguyễn Thiếp có hiệu quả diễn đạt cao hơn , có nhịp điệu hơn , hài hòa về ngữ âm hơn . 2.2. Ghi nhớ : sgk II Luyện tập : * Lý do sắp xếp trật tự từ của các tác giả : A . Cụm từ trong câu văn của Bác kể tên các vị anh hùng theo thứ tự xuất hiện trong lịch sử . B . Nhấn mạnh cái đẹp của non sông khi mới được giải phóng . Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm cho lời thơ . C . Liên kết ý chặt chẽ với câu đứng trước. III. Hướng dẫn tự học - Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một số câu văn, câu thơ cụ thể. - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Luyện tập đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào văn nghị luận. E. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ TUẦN 31 Ngày soạn:08/04/13 TIẾT 120 Ngày dạy: 10/04/13 LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. - Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng : - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận. - Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận. - Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn, bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ:  Ý nghĩa của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận? Yêu cầu khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : (Từ việc kiểm tra bài cũ, GV dẫn dắt vào bài: ở tiết trước ta đã tìm hiểu về vai trò và cách đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài nghị luận. Hôm nay tiếp tục với chủi đề ấy, ta sẽ thực hành luyện tập.) * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập lý thuyết: GV hướng dẫn hs ôn tập lý thuyết. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập: -Gv ghi đề lên bảng . ?Em sẽ làm gì với đề bài trên ? ?Hãy nhắc lại yêu cầu cách sắp xếp các luận điểm ? ?Dựa vào các luận điểm của sách , em hãy sắp xếp lại cho hợp lí ! * Gv hướng dẫn học sinh sơ kết phần thảo luận để đi đến thống nhất . ?Theo em , ta có nên đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không ? Vì sao ? ?Cụ thể , em sẽ đưa 2 yếu tố ấy vào luận điểm nào ? ( HS tự chọn ) ?Hai yếu tố trên đóng vai trò gì trong đoạn văn nghị luận ? ( minh họa ) ?Tác dụng của các yếu tố ấy trong đoạn văn ? ->Nghị luận được rõ ràng , cụ thể , sinhđộng ?Em rút được kinh nghiệm gì cho bản thân khi đưa 2 yếu tố …vào trong văn nghị luận ? * HS tự chọn luận điểm và viết . Sau đó , gv yêu cầu học sinh đọc đoạn văn của mình trước lớp , các bạn khác góp ý , rút kinh nghiệm . Gv bổ sung ( nếu cần ). * GV tổng kết các ưu – khuyết điểm , giúp học sinh rút kinh nghiệm để làm tốt các bài sau . * GV khuyến khích bài của học sinh có sự sáng tạo trong cách viết . Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học I. Lý thuyết : Đề bài : Trang phục và văn hóa . II. Luyện tập : 1. Xác lập luận điểm : Nên đưa vào các luận điểm sau và sắp xếp theo trình tự : a-> c -> e -> b . * Kết luận : Chúng ta cần có trang phục lành mạnh , đứng đắn , biểu hiện có văn hóa . 2.Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả : Trọng tâm Ví dụ : Đoạn văn trình bày luận điểm a . Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa . Các bạn ấy khoác lên mình những bộ trang phục lòe loẹt , những cử chỉ thời thượng , những lời lẽ cầu kì … Họ đâu biết rằng những thứ ấy , dưới con mắt của mọi người là những cử chỉ thiếu văn hóa . Theo tôi , cách ăn mặc thiếu lành mạnh ấy không phù hợp với lứa tuổi học sinh , với truyền thống đạo lí của dân tộc mà còn ảnh hưởng đến kinh tế , hoàn cảnh sống của gia đình . Vì thế , chúng ta nên chọn cho mình cách ăn mặc như thế nào vừa giản dị mà lịch sự lại không quá tốn kém … 3. HS đọc đoạn văn trước tập thể : III. Hướng dẫn tự học - Viết bài trình bày ý kiến của em về vấn đề môi trường hoặc tệ nạn thuốc lá ở địa phương. (Có thể minh hoạ thêm tranh ảnh) - Chuẩn bị bài tiết sau: Viết bài TLV số 7. E. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TUAN 31.doc
Giáo án liên quan