A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu biết thêm về chủ đề các văn bản nhật dụng đã học qua việc tìm hiểu các vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Biết cách tìm hiểu và có hướng giải quyết các vấn đề của cuộc sống ở địa phương.
- Có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và địa phương.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương.
2. Kỹ năng :
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép các thông tin.
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước lớp.
3.Thái độ:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 33 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 Ngày soạn:21/04/13
TIẾT 125 Ngày dạy: 23/04/13 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
- Phần Văn -
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu biết thêm về chủ đề các văn bản nhật dụng đã học qua việc tìm hiểu các vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Biết cách tìm hiểu và có hướng giải quyết các vấn đề của cuộc sống ở địa phương.
- Có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và địa phương.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương.
2. Kỹ năng :
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép các thông tin.
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước lớp.
3.Thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường và phòng tránh tệ nạn xã hội.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ:
3 Bài mới :
* Giới thiệu bài : Ô nhễm môi trường và tệ nạn xã hội đang là những vấn đề nóng. Em đã quan sát được gì, cảm nhận cụ thể ntn về hai vấn đề ấy? Tiết học này là cơ hội để chúng ta trình bày những hiểu biết và bày tỏ thái độ đối với hai vấn đề kể trên.
* Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS trình bày bài chuẩn bị về vấn đề thuốc lá (đã chuẩn bị ở nhà)
-HS tư duy những điều gv đã dặn (Tiết 39) và đọc kĩ những yêu cầu chuẩn bị của sgk (T127) để thực hiện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trình bày trước lớp :
-GV củng cố và nhắc lại các yêu cầu để học sinh thực hiệ .
-GV yêu cầu tổ các tổ cử dại diện trình bày về vấn đề đã chuẩn bị.
-Học sinh cả lớp và GV theo dõi để nhận xét, đánh giá những ưu - khuyết điểm qua việc HS thâm nhập thực tế và khả năng trình bày .
- GV chọn một bài có nội dung tốt, đọc cho cả lớp nghe để học tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Chuẩn bị : HS chuẩn bị viết bài theo yêu cầu của GV ở tiết 39.
* Nội dung: Vấn đề môi trường và tệ nạn nghiện thuốc lá ở địa phương.
* Hình thức thể hiện : Kể chuyện trên giấy, làm thơ, vẽ tranh, làm đơn kiến nghị …
=> Cá nhân hoặc từng nhóm trong tổ .
II.Trình bày trên lớp :
1 -Yêu cầu :
- Nói to, rõ, tự nhiên, mạch lạc, đủ cả lớp nghe.
- Nói đúng nội dung vấn đề GV yêu cầu .
2 -Nội dung :
Trình bày về vấn đề môi trường và tệ nạn thuốc lá ở địa phương .
3- Tổng kết, công bố điểm, tuyên dương các bài có chất lượng cao.
4- Đọc bài có nội dung viết tốt nhất.
III. Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục hoàn thành nội dung bài làm về tệ nạn nghiện thuốc lá ở địa phương.
- Đề bài: Suy nghĩ về ván đề rác thải ở chợ Đạrsal.
+ Lập dàn ý cho đề bài trên.
- Soạn bài: Tổng kết phần Văn.
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
TUẦN 33 Ngày soạn:21/04/13
TIẾT 126 Ngày dạy:23/04/13
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A. Mức độ cần đạt:
Củng cố hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản, giá trị tư tưởng nghệ thuật của các văn bản thơ đã học.
B. Trọng tâm kiến thức kĩ năng thái độ:
1.Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như: chủ đề, đề tài, chủ nghĩa yêu nước cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện, thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ ...
2.Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
3.Thái độ:
Có lòng yêu văn học nói chung và thơ ca nói riêng.
C. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận ....
D. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV dặt câu hỏi dẫn dắt hs vào bài “?Trong chương trình kì II ta đã học những thể loại văn học nào?”. HS trả lời GV nhận xét và dẫn vào bài.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập:
I. Nội dung:
Câu 1:Lập bảng hệ thống các văn bản văn học Việt Nam – nước ngoài .
GV hướng dẫn HS trả lời miệng để hoàn thành bảng hệ thống rồi cho cả lớp đối chiếu kết quả với bảng phụ để có kết quả chính xác .
Văn bản (1)
Tác giả (2)
Thể loại(3)
Giá trị nội dung chủ yếu (4)
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
(1867-1940)
Thất ngôn bát cú Đường luật
Khí phách hiên ngang, phong thái ung dung, đường hoàng, bất khuất vượt lên hoàn cảnh ngục tù của tác giả .
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh ( 1872-1926)
Thất ngôn bát cú Đường luật
Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của tác giả trước lâm nguy vẫn không sờn lòng đổi chí .
Nhớ rừng
Thế Lữ (1907-1989)
Thơ tám chữ
Niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng được thể hiện qua lời con hổ. Đó là tâm sự thầm kín của tác giả, của nhân dân thời đó .
Ông đồ
Vũ Đình Liên (1913-1996)
Thơ 5 chữ
Thể hiện sâu sắc tình cảnh của ông đồ. Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đep văn hóa cổ truyền .
Tức cảnh Pác- Bó
Hồ Chủ Tịch (1890-1969)
Thơ thất ngôn
tứ tuyệt.
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ: tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trước cuộc sống gian khổ và sự hòa hợp vơi thiên nhiên .
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi (1380-1442)
Nghị luận trung đại
Đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập; khăng định nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thỗ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, lịch sử riêng. Kẻ xâm lược nhất định thất bại.
Thuế máu
Nguyễn Ái Quốc (1980-1969)
Nghị luận chính luận
Bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghiã của thực dân Pháp. Số phận bi thảm của người bị bóc lột”Thuế máu”- dân các nước thuộc địa .
Câu 2: So sánh thơ mới với thơ cổ về các văn bản cùng giai đoạn:
(GV yêu cầu một em trình bày kết quả của mình , học sinh khác nhận xét , giáo viên xem xét lại để đánh giá và bổ sung (nếu cần ).)
Cảm tác vào nhà ngục QĐ, Đập đá ở CL, MLTC, HCNN
PBC, PCT, TĐ, TTK, : Nhà nho tinh thông Hán học.
Thơ cũ( cổ điển) hạn định số câu, số chữ, niệm luật chặt chẽ, gò bó.
Cảm xúc cũ, tư duy cũ: cái tôi cá nhân chưa được đề cao va biểu hiện trực tiếp.
Nhớ rừng, ông đồ, quê hương
Thế Lữ, VĐL, TH
Cảm xúc , tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do.
Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, bình dị.
Vẫn sử dụng thể thơ truyền thống nhưng với cảm xúc và tư duy thơ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
- GV giúp học sinh có ý niệm về “ thơ mới “
->“Thơ mới” bộc lộ rõ chiều sâu cảm xúc cá nhân với tình cảm mênh mang, với nỗi sầu của thế hệ sống dưới thời thuộc Pháp. “Thơ mới” vẫn bộc lộ tình cảm yêu nước của các thi nhân. Nói đến “Thơ mới” là nói đến sự cách tân thơ, là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới …
* Thảo luận : HS chọn mỗi bài 2 câu mà em cho là tâm đắc, giải thích vì sao ?
- GV cho HS đọc các câu đó trước lớp, trình bày lí do…GV xác định những ý kiến xác đáng, uốn nắn ý còn sai .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học:
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
Câu 3 Sự khác biệt nổi bật về nghệ thuật giữa thơ cổ và “thơ mới”
* THƠ CỔ (TNBCĐL)
- Qui định chặt chẽ về số tiếng trong câu, số câu trong bài .
- Qui định về luật bằng trắc, phép đối, qui tắc gieo vần .
-Bố cục bài chặt chẽ .
* Ví dụ :
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Đập đá ở Côn Lôn …
* Chọn một số câu tiêu biểu :
* THƠ MỚI
- Vẫn tuân thủ một số qui tắc: số chữ các câu bằng nhau , đều có vần , có nhịp điệu .
Những qui tắc trên khá linh hoạt, tự do. Số câu không hạn định, lời thơ tự nhiên, không có tính ước lệ khuôn sáo, cảm xúc của tác giả thể hiện tự nhiên .
* Ví dụ: Nhớ rừng .
- Ông Đồ .
Quê hương .
Khi con tu hú .
II. Hướng dẫn tự học:
Tự ôn tập các bài.
Chuẩn bị bài tiết sau: Ôn tập tiếng Việt
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
TUẦN 33 Ngày soạn:22/04/13
TIẾT 127 Ngày dạy: 24/04/13
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
- Ôn tập, củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Nâng cao hiểu biết và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kỹ năng :
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3.Thái độ:
Có ý thức dùng từ đặt câu phù hợp mục đích giao tiếp.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Hãy kể tên các kiểu câu và hành động nói đã học.
3 Bài mới :
* Giới thiệu bài : Từ việc kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt vào bài: Xét về mục đích nói ta có rất nhiều kiểu câu khác nhau và đồng thời có nhiều hành động nói khác nhau. Để củng cố một lần nữa những kiến thức ấy, hôm nay cô trò cùng đi vào ôn tập.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập về lý thuyết.
- - GV hướng dẫn các em ôn tập lần lượt từng phần . Mỗi phần có lập bảng thống kê cụ thể..
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Gv hướng dẫn hs làm các bài tập theo yêu cầu sgk.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Nội dung ôn tập chuẩn bị KT tiếng Việt: toàn bộ các bài TV ở kì 2. Bài kiểm tra dưới dạng tổng hợp( kết hợp trắc nghiệm với tự luận), thời gian làm bài: 45 phút. Phần tự luận gồm 3 câu: một câu trả lời lí thuyết, làm bài tập vận dụng và một câu viết đoạn văn.
I. Lý thuyết:
1. Các kiểu câu:
Kiểu câu
Mục đích
Đặc điểm
Ví dụ
1-Câu nghi vấn :
-Dùng để hỏi .
-Có những từ ngữ nghi vấn hoặc có từ hay. (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)
Họ nghi ngờ hay đang thử lòng ta nhỉ?
2- Câu cầu khiến :
-Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
-Có từ ngữ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến .
-Kết thúc bằng dấu chấm, hoặc dấu chấm than (!)
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi!
3 -Câu cảm thán :
-Dùng bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, viết.
-Có từ ngữ cảm thán.
-Kết thúc bằng dấu chấm than (!)
Chao ôi, đẹp quá!
4 -Câu
trần thuật :
- Dùng để thông báo, nhận xét, miêu tả …
-Không có đặc điểm hình thức của ba kiểu câu trên .
-Kết thúc bằng dấu chấm (.)
Tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam.
5- Câu phủ định :
-Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
-Có các từ ngữ phủ định.
-Kết thúc bằng dấu chấm (.)
Nó không phải là đứa non gan, yếu đuối.
2. Các kiểu hành động nói:
* Thực hiện trực tiếp:
Các kiểu hành động nói
Kiểu câu tương ứng
Ví dụ
Hỏi
Nghi vấn
U nhất định bán con đấy ư?
Trình bày
Trần thuật
Mụ vợ tôi đòi một cái máng lơn mới.
Điều khiển
Cầu khiến
Ong hãy về đi.
Hứa hẹn
Trần thuật
Tôi sẽ giúp ông toại nguyện.
Bộc lộ cảm xúc
Cảm thán
Trời ơi, khốn nạn thân con thế này.
* Thực hiện gián tiếp:
Với kiểu câu này nhưng lại dùng với mục đích khác.
3. Lựa chọn trật tự từ:
Hiệu quả diễn đạt
Ví dụ
Thể hiện thứ tự nhất định ….
Thời kì bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Liên kết câu với những câu khác
Thơ Nguyễn Du rất sâu sắc là bởi ông có vốn từ phong phú. Có được vốn từ ấy, là nhờ vào sự rèn luyện, tích lũy trong cuộc sống hàng ngày.
Dảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
II. Luyện tập:
*Các kiểu câu
Bài 1 (Văn bản của Nam Cao)
Câu 1 : Trần thuật ghép. ( vế trước là dạng câu phủ định )
Câu 2 : Trần thuật đơn .
Câu 3 : Trần thuật ghép.( vế sau có một vị ngữ phủ định : không nỡ giận )
Bài 3 : Có thể có các câu : Hôm nay tôi buồn ơi là buồn ! Chao ôi , cảnh đẹp như thần tiên !
Bài 4 : A-Câu trần thuật : 1, 3, 6,
B -Câu cầu khiến : 4 .
C -Câu nghi vấn : 2, 5, 7.
* Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7 .
* Câu nghi vấn 2 : biểu lộ sự ngạc nhiên về Lão Hạc , dùng để bộc lộ cảm xúc .
* Câu nghi vấn 5 : dùng giải thích cho đề nghị nêu ở câu 4
* Hành động nói.
Bài 1 : Xác định hành động nói:
-Tôi bật cười bảo lão: -> Hành động trình bày .
-Sao cụ lo xa quá thế ? -> Hành động bộc lộ
cảm xúc
-Cụ còn khỏe lắm , chưa chết đâu mà sợ ! -> Hành
động trình bày
-Cụ cứ để tiền ấy …hãy hay -> Hành động điều khiển .
-Tội gì bây giờ…để lại ? -> Hành động trình bày .
-Không , ông giáo ạ ! -> Hành động trình bày .
-An mãi hết …lo liêụ ? -> Hành động hỏi .
Bài 2 :
Kiểu câu
HĐ nói được thực hiện
Cách dùng
1 Câu rần thuật
2 Câu nghi vấn
3 Câu trần thuật 4 Câu cầu khiến
5 Câu nghi vấn
6 Câu trần thuật
7 Câu nghi vấn
HĐ trình bày
HĐ bộc lộ cảm xúc
HĐ trình bày
HĐ điều khiển
HĐ trình bày
HĐ trình bày
HĐ hỏi
-Cách dùng trực tiếp
-Cách dùng gián tiếp .
-Cách dùng trực tiếp
-Cách dùng trực tiếp
-Cách dùng gián tiếp .
Cách dùng trực tiếp
Cách dùng trực tiếp
* Lựa chọn trật tự từ trong câu .
Bài 1 :Lí do sắp xếp trật tự từ trong việc biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động , trạng thái theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện -> Tâm trạng kinh ngạc , mừng
rỡ ; hành động về tâu vua .
Bài 2 : Việc sắp xếp các từ ngữ in đậm có tác dụng :
A : Nối kết hai câu .
B : Nhấn mạnh đề tài của câu nói .
Bài 3 : Câu (a) mang tính nhạc rõ ràng hơn .
III. Hướng dẫn tự học:
- Liên hệ thực tế trong giao tiếp hàng ngày, trong lời nói, bài viết của bản thân để rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Ôn tập phần văn, Tập làm văn để tiết sau trả bài.
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
TUẦN 33 Ngày soạn: 22/04/13
TIẾT 128 Ngày dạy: 24/04/13
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mức độ cần đạt
* Giúp học sinh :
- Nhận thấy được ưu, khuyết điểm của mình qua bài viết.
- Hiểu rõ hơn về các thức, tiến trình làm một bài nghị luận nói riêng và bài viết Tập làm văn nói chung.
- Có sự điều chỉnh, định hướng, rút kinh nghiệm cho các bài tập làm văn tiếp theo.
B. Chuẩn bị :
- Gv: + Soạn giáo án, bảng phụ, bài đã chấm của Hs.
+ Tích hợp với bài Cách làm văn miêu tả và phần Tiếng Việt ở bài Chữa lỗi dùng từ,...
- Hs: Lập dàn ý chi tiết cho đề văn số 3.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: (Kết hợp trong bài học)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Sau khi làm bài kiểm tra Văn và bài TLV số 07 chúng ta rất hồi hộp về kết quả bài làm của mình. Tiết học này sẽ cho chúng ta biết cụ thể chất lượng bài làm của bản thân và quan trọng hơn đây là cơ hội để các em nhận ra và có hướng khắc phục những hạn chế trong bài làm của mình.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
A. Bài KT Văn:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề:
- GV treo bảng phụ ghi đề.
- Gv hướng dẫn học sinh phân tích đề: (phạm vi kiến thức cần đạt được).
* Hoạt động 2: Công bố đáp án:
( Xem TCT 113)
* Hoạt động 3: Nhận xét ưu – khuyết điểm:
+ Ưu điểm: Với đề bài này, phần trắc nghiệm hầu như các em làm đúng, phần tự luận một số bạn đã xác định được yêu cầu của đề .
+ Nhược điểm: Một số em quá lười học hoặc học chưa kỹ nên làm bài chưa tốt. Câu 2(phần tự luận) hầu như các em không xác định được luận điểm, viết không đúng đặc điểm kiểu bài nghị luận mà kể lan man.
* Hoạt động 4: Phát bài, vào điểm:
A. Bài KT Văn:
I. Đề ra: (Xem TCT 113)
II. Đáp án: (Xem TCT 113)
III. Phát bài, vào điểm
B. Bài Tập làm văn:
* Hoạt động 1:Hướng dẫn hs phân tích đề :
- GV ghi đề bài lên bảng – 1 hs đọc lại đề .
?Nhắc lại các bước khi làm bài văn nghị luận?
? Dựa vào đề ra, hãy xác định kiểu bài?
? Theo em, vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Đề bài yêu cầu người viết bày tỏ thái độ gì với vấn đề nghị luận? Vì sao em biết?
- HS trả lời, Gv nhận xét, đồng thời gạch chân những từ quan trọng.
- Lưu ý HS: Khi tìm hiểu đề phải đọc kĩ, gạch chân những từ quan trọng.
- GV giới thiệu: Đây là đề văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Liên hệ giáo dục HS.
? Theo em, bài văn này cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
- HS trả lời, Gv chốt ý
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs xây dựng dàn ý :
* Thảo luận: ? Bài văn này cần trình bày theo mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Đại diện 1 nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Gv thu vở soạn của 2 HS để chấm, ghi điểm; nhận xét kết quả thảo luận và chiếu dàn ý để HS tham khảo
*Hoạt động 3:Nhận xét ưu – khuyết điểm :
- GV nhận xét – HS chú ý lắng nghe.
* Ưu điểm : Một số em nắm được đặc điểm kiểu bài và yêu cầu của đề nên viết văn khá trôi chảy, có cảm xúc. Một số em triển khai và giải quyết tương đối tốt vấn đề.
* Nhược điểm : Một số làm bài sơ sài, hành văn lủng củng, diễn đạt kém. Bài làm chưa rõ trọng tâm (nghị luận), sa vào kể lan man. Đặc biệt, vẫn có rất nhiều em viết sai lỗi chính tả, đầu dòng không thụt vào 1 hàng; thậm chí gần như viết một mạch từ đầu đến cuối và không dùng dấu chấm, dấu phẩy nào để tách ý. Giấy đã căn lề nhưng vẫn còn trường hợp trình bày bài trừ một cột so với lề.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn hs sửa lỗi sai cụ thể :
- Gv treo bảng phụ ghi vd phần văn bản sai của hs .
* Thảo luận:
*Câu hỏi :
? 1. Hãy chỉ ra lỗi sai của ví dụ trên?(Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn)
? 2. Sửa lại các lỗi sai vừa phát hiện.
1.Quan sát vd, phát hiện những lỗi sai ở ví dụ trên? và sửa lại cho đúng ?
-GV lần lượt hướng dẫn HS nhận xét kết quả thảo luận; chốt ý, tích hợp với bài Cách làm bài văn nghị luận; Chữa lỗi dùng từ; Lựa chọn trật tự từ Liên hệ giáo dục các em.
*Hoạt động 5: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
- GV hướng dẫn, HS thực hiện.
* Hoạt động 6: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài mẫu của Thùy Trang.
- HS chú ý lắng nghe
*Hoạt động 7: Ghi điểm, thống kê chất lượng
* Hoạt động 8: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
B. Bài Tập làm văn
* Đề bài : Hãy nói “không” với trò chơi điện tử.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý:
1.Tìm hiểu đề:
a. Kiểu bài : Văn nghị luận
b. Vấn đề nghị luận: Trò chơi điện tử.
c. Yêu cầu về thái độ, tư tưởng của ngừười viết: Lên án, tẩy chay trò chơi điện tử.
2. Tìm ý:
II. Dàn ý: (Xem TCT 113)
III. Nhận xét ưu- khuết điểm :
IV. Sửa lỗi sai cụ thể :
* Phần văn bản sai
* Lỗi sai
* Sửa lại
a. Chò chơi điện tử là mối quan hệ rất phổ biến đối với học sinh.
b. Trò chơi điện tử vừa có tác dụng tốt lại vừa mang lại nhiều tác dụng xấu đối với người chơi nghiện
a.Sai chính tả, diễn đạt tối nghĩa.
b. Diễn đạt yếu, dùng từ sai- tác dụng.
a. Hiện tượng nghiện trò chơi điện tử đang phổ biến trong xã hội, nhất là lứa tuổi học sinh.
b. Bên cạnh tác dụng giải trí thì trò chơi điện tử mang đến nhiều tác hại đối với người nghện nó.
V. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
VI. Đọc bài mẫu:
VII. Ghi điểm, thống kê chất lượng:
C. Hướng dẫn tự học:
- Ôn tập cả 2 phân môm : Văn học; TLV.
- Soạn bài: Tổng kết phần Văn (tt)
* Chất lượng bài làm:
Lớp
8 a4
Điểm
< 3
Dưới 5
Từ 5 trở lên
Từ 8 – 10
TLV
Văn học
TLV
Văn học
TLV
Văn học
TLV
Văn học
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- NGU VAN 8 TUAN 33.doc