1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp và tiềm năng của động Phong Nha.
1.2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đền bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
1.3.Thái độ:
- Tình cảm yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác những danh lam thắng cảnh nhằm phát triển kinh tế du lịch.
2. TRỌNG TÂM:
- Nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Tranh ảnh về động Phong Nha.
3.2. Học sinh: Phiếu học tập + Sưu tầm tranh
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
- Phát biểu cảm nghĩ của em về “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” ?
- Em rút ra bài học giáo dục gì qua văn bản này ?
4.3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3774 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 34 - Bài 34, tiết 129: Văn học động Phong Nha, tác giả Trần hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34 Tiết 129
Tuần 34 Ngày dạy: _________
Văn học
ĐỘNG PHONG NHA
- Trần Hoàng -
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
Giúp HS thấy được vẻ đẹp và tiềm năng của động Phong Nha.
1.2.Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đền bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
1.3.Thái độ:
Tình cảm yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác những danh lam thắng cảnh nhằm phát triển kinh tế du lịch.
2. TRỌNG TÂM:
Nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Tranh ảnh về động Phong Nha.
3.2. Học sinh: Phiếu học tập + Sưu tầm tranh
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
- Phát biểu cảm nghĩ của em về “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” ?
- Em rút ra bài học giáo dục gì qua văn bản này ?
4.3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1.
* GV hướng dẫn đọc : giọng rõ ràng, phấn khởi.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Gọi HS giải nghĩa một số từ khó.
- Hs tìm hiểu bố cục.
* Bố cục : 3 đoạn.
+Giới thiệu chung về động Phong Nha.
+Vẻ đẹp của động Phong Nha.
+Giá trị của động Phong Nha.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về động Phong Nha.
HOẠT ĐỘNG 2
* Gọi HS đọc đoạn 1.
- Phần giới thiệu, tác giả đã cho ta biết động nằm ở vị trí nào ?
- Em hiểu thế nào về câu “Đệ nhất kì quan Phong Nha”?
+ “Đệ nhất kì quan” là lời khen tặng của du khách dành cho quần thể động Phong Nha - Phong Nha là cảnh đẹp bậc nhất.
+ Chúa Trịnh Sâm cũng đã từng khắc trên vách động Hương Tích (Hà Tây):“Nam thiên đệ nhất động” (Động bậc nhất dưới trời Nam).
à Câu đầu tiên của bài đã giới thiệu một cách khái quát nhất về vị trí, nguồn chất tạo thành (khối núi đá vôi) và giá trị của động Phong Nha.
- Để đi vào động, ta có thể đi vào bằng mấy con đường ? Đó là những con đường nào ?
+ HS trả lời theo văn bản.
* Gọi HS đọc đoạn 2 – SGK/146.
- Cảnh sắc động Phong Nha đã được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
- Tìm những từ ngữ, chi tiết cho thấy vẻ đẹp tráng lệ và kì ảo của động Phong Nha ?
+ Động khô được miêu tả như thế nào ?
+ Động nước được miêu tả như thế nào ?
. Có khối hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh …
. Tiếng nước, lời nói trong hang khác nào tiếng đàn, tiếng chuông …
- Động Phong Nha là một phong cảnh như thế nào?
* Gọi HS đọc đoạn 3 – SGK/146.
- Động Phong Nha được đánh giá là một hang động như thế nào?
- Hãy đọc lời phát biểu cuả ông trưởng đoàn thám hiểm hội địa lí hoàng gia Anh ?
- Em có cảm nghĩ gì về vẻ đẹp, về giá trị của động Phong Nha ?
-Vị trí của động Phong Nha trong cuộc sống đất nước hôm nay như thế nào? Động đã và đang mở ra những triển vọng gì?
- GV giảng bình và hình thành ghi nhớ.
+ HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
I. Tìm hiểu văn bản :
1. Đọc.
2. Chú thích :1,4,5,8,9,12 – SGK.
3. Bố cục :
Từ đầu … nằm rải rác.
Từ Phong Nha gồm … cảnh chùa, đất bụt.
Phần còn lại.
II. Đọc - phân tích văn bản :
1. Giới thiệu động Phong Nha:
Vị trí :
Nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình (miền trung – Trung Bộ).
Đường vào động :
- Đường thuỷ.
- Đường bộ.
c. Động Phong Nha :
- Động khô :
Ở độ cao 200 m, nhiều vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá xanh ngọc bích.
- Động nước :
+ Gồm 14 buồng.
+ Khối thạch nhũ đủ hình khối, màu sắc.
+ Sắc màu lóng lánh như kim cương.
+ Tiếng nước gõ long tong, một lời nói trong hang đều có âm vang riêng …
à Lộng lẫy, kì ảo,“Đệ nhất kì quan”.
2. Giá trị của động Phong Nha :
- “Kì quan đệ nhất động” của Việt Nam – có 7 cái nhất.
- Đánh giá của trưởng đoàn thám hiểm : “… là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”.
à Địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu.
* Ghi nhớ : SGK/ 148.
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm.
- sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học.
- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha.
2. Ý nghĩa:
Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Khi được làm người hướng dẫn gia đình đi thăm động Phong Nha thì em sẽ giới thiệu với người thân như thế nào về vẽ đẹp của động?
4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Thuộc bài ghi. Tập giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở địa phương em.(Núi Bà Đen)
+ Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về : Đệ nhất kì quan” Phong Nha với khách du lịch.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài :” Tổng kết phần Văn” SGK/ t 154
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- Tiet 129 DONG PHONG NHA-van6.doc