A. Mức độ cần đạt
- Mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng.
- Thấy được vẻ đẹp đáng tự hào và tiềm năng du lịch của động Phong Nha.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Có ý thức yêu mến, bảo vệ, giữ gìn danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
- Học cách viết văn miêu tả qua văn bản.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 34 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Ngày soạn: 30/04/13
Tiết: 129 Ngày dạy : 02/05/13
Hđt: ĐỘNG PHONG NHA
(Trần Hoàng)
A. Mức độ cần đạt
- Mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng.
- Thấy được vẻ đẹp đáng tự hào và tiềm năng du lịch của động Phong Nha.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Có ý thức yêu mến, bảo vệ, giữ gìn danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
- Học cách viết văn miêu tả qua văn bản.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. Lớp 6A1……………….6A2.......................6A4......................
2. Bài cũ:C Thế nào là văn bản nhật dụng?
C “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” gửi tới mỗi người chúng ta thông điệp gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Là một nước có nhiều danh lam thắng cảnh. Điều này thu hút rất nhiều bạn bè thế giới đến với Việt Nam ta. Và nếu có dịp các em hãy du lịch xuyên việt để được tận hướng vẻ đẹp của đất nước mình. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đến với Đệ nhất kì quan-Phong Nha ở quảng Bình, qua ngòi bút của tác giả Trần Hoàng.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
- Gv yêu cầu HS tự tìm hiểu về tác giả và tác phẩm theo phần chú thích ( *)
=> Xuất xứ: Trích “Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Bộ” của Trần Hoàng (Nxb Giáo dục, 1998)
- Thể loại: Bút kí. Thuộc văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
Gv hướng dẫn cách đọc: đọc to, rõ ràng, chú ý ngắt nhịp thể hiện tình cảm của người viết.
Hs theo dõi bằng mắt phần Chú thích.
Gv chỉ định 2 – 3 hs phát biểu về vị trí địa lý của Động Phong Nha ở Việt Nam (căn cứ vào văn bản và dựa vào chú thích Sgk) phát hiện.
CTìm bố cục văn bản?
Chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu… “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lý và hai đường thủy - bộ vào động Phong Nha.
+ Đoạn 2: Tiếp theo… “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng động Phong Nha.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại: Giá trị của động.
CNêu phương thức biểu đạt của văn bản?
-> Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
* Hướng dẫn phân tích cụ thể
Gv hướng dẫn Hs phát hiện trình tự miêu tả Động Phong Nha: Bắt đầu giới thiệu vị trí địa lý, đến việc miêu tả đường vào theo hai bộ phận chính: Động khô và Động nước…
Thảo luận nhóm: CNhận diện được vẻ đẹp của Động qua việc tìm các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của Động? Tác dụng. (Về hình dạng, màu sắc, âm thanh)
Hs căn cứ vào văn bản, phát hiện trả lời.
CNhắc lại lời phát biểu và đánh giá về động của ông trưởng đoàn Hội địa lý Hoàng gia Anh?
Phát biểu về sức thu hút của động và công việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển vọng khai thác động? Nêu cảm nghĩ, ước mong của mình.
CKể thêm một số động khác mà em biết?
+ Động Hương Sơn (chùa Hương - Hà Tây).
+ Động Nhị Tam Thanh (Lạng Sơn)
+ Động Thủy Tiên (Vịnh Hạ Long).
Hướng dẫn Tổng kết
CQua việc tìm hiểu vẻ đẹp của Động Phong Nha, em thấy tự mình phải có trách nhiệm gì?
-> Luôn có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển kinh tế du lịch của đất nước.
CTóm lược giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung của văn bản?
C Qua văn bản, em rút ra được ý nghĩa gì?
- Gv lien hệ giáo dục HS.
Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ.
Hướng dẫn Luyện tập
Gv hướng dẫn làm bt1, bt2, Hs về nhà làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Trần Hoàng
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: / sgk
- Thể loại: Bút kí.
- Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
2.3. Phân tích
a. Vị trí địa lý của Động Phong Nha ở Việt Nam
- Vị trí: Nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình.
- Đường vào: Có hai đường vào( một đường thuỷ, một đường bộ cùng gặp nhau ở bến sông Son)
b.. Vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha
- Dạng hình khối, tượng thạch nhũ: Khối hình con gà, con cóc; có khối xếp thành đốt trúc; có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, tiên ông đang đánh cờ…
- Màu sắc: Lóng lánh như kim cương, xanh biếc…
- Âm thanh: Giống tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.
-> Từ ngữ miêu tả gợi hình, gợi cảm.
=> Động vừa hoang sơ, bí hiểm vừa thanh thoát, giàu chất thơ.
c. Giá trị của động Phong Nha
- Được đánh giá là “Kỳ quan đệ nhất động” ở Việt Nam với cảnh đẹp kỳ ảo, lộng lẫy.
- Hao-ớt Lim-be khẳng định là “hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”.
- Thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm và khách du lịch.
-> Động Phong Nha có triển vọng và sức thu hút lớn.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên, môi trường để phát triển kinh triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” Phong Nha với các bạn trong lớp.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Viết đơn
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 34 Ngày soạn: 02/05/13
Tiết: 130 Ngày dạy : 04/05/13
VIẾT ĐƠN
A. Mức độ cần đạt
- Nhận biết được khi nào cần viết đơn.
- Biết cách viết đơn đúng qui cách (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu)
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Các tình huống cần viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kỹ năng
- Viết đơn đúng quy cách.
- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3. Thái độ: Học cách viết đơn để vận dụng những khi cần thiết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số . Lớp 6A1……………….6A2.......................6A4......................
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 Hs.
3. Bài mới: Việc giao tiếp giữa cá nhân và cơ quan nhà nước ngoài những vấn đề đơn giản có thể nói miệng còn hầu hết phải trình bày bằng văn bản và văn bản ấy luôn luôn có tính khuôn mẫu nhất định và đơn từ là loại văn bản ta thường gặp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu khi nào cần viết đơn
Gọi Hs đọc các tình huống ở mục 1/Sgk
CTừ các tình huống trên, em hãy xác định khi nào cần viết đơn?
Học sinh đọc, suy nghĩ và trả lời.
Gv chốt: Khi muốn đề đạt một nguyện vọng nào đó của cá nhân thì ta viết đơn.
Học sinh đọc các tình huống ở bài tập 2 Sách giáo khoa/131.
CXác định tình huống nào cần viết đơn? Các trường hợp khác không viết đơn thì phải viết văn bản gì?
-> Chỉ có trường hợp thứ hai và thứ tư mới cần viết đơn. Hai trường hợp còn lại không cần thiết.
Hướng dẫn tìm hiểu các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Học sinh đọc hai mẫu đơn:
+ Một đơn viết theo mẫu
+ Một đơn không theo mẫu
Gv hỏi như Sgk, Hs trả lời:
- Hai loại đơn có điểm giống nhau: Về quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày viết đơn, tên đơn, đơn gởi ai, ai viết đơn, viết đơn để làm gì?
- Khác nhau ở phần lá đơn; Sự việc phải làm đơn, lý do viết đơn yêu cầu nguyện vọng của người viết.
** Gv cung cấp cho Hs xem một số đơn theo mẫu và một đơn không theo mẫu.
Hướng dẫn cách thức viết đơn
CViết đơn theo mẫu là viết như thế nào?
CThế nào là viết đơn không theo mẫu?
Hs theo dõi Sgk, trả lời.
Gv: Đơn phải có những mục không thể thiếu được.
*Thảo luận:CKhi viết đơn, dù theo mẫu hay không theo mẫu thì vẫn phải lưu ý những điểm nào?
Hs căn cứ Sgk, trả lời.
Gv chia lớp thành 6 nhóm (lớp 6A3), 3 nhóm (lớp 6A5), phát bảng phụ cho Hs.
Các nhóm sẽ viết đơn không theo mẫu với các tình huống tự chọn ra bảng phụ trong 5 phút.
Gv thu bài, nhận xét, chỉnh sửa cho Hs.
CKhi học xong bài Viết đơn, điều các em cần Ghi nhớ là gì?
-> Học bài Viết đơn có hai điều cần Ghi nhớ là: Tình huống nào cần viết đơn; Những mục bắt buộc trong lá đơn.
2 Hs đọc Ghi nhớ Sgk.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung
1. Khi nào cần viết đơn?
1.1. Lý do viết đơn
Khi muốn đề đạt một nguyện vọng cá nhân thì người ta viết đơn.
1.2. Các tình huống cần viết đơn
- Tình huống 1: Viết Bản tường trình gửi Công an
- Tình huống 2: Viết Đơn xin theo học lớp nhạc – họa.
- Tình huống 3: Viết Bản tự kiểm điểm.
- Tình huống 4: Viết Đơn xin nhập học.
2. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn
- Có hai loại đơn:
+ Đơn theo mẫu (in sẵn)
+ Đơn không theo mẫu.
- Dù theo mẫu hay không đều phải có một số mục nhất định.
3. Cách thức viết đơn
3.1. Viết theo mẫu
Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
3.2. Viết không theo mẫu
- Phải trình bày theo thứ tự nhất định.
- Theo các đề mục: (Sgk/134)
** Lưu ý: (Sgk/134,135)
* Ghi nhớ: (Sgk/134)
II. Hướng dẫn tự học
- Nắm kỹ nội dung bài học; học thuộc Ghi nhớ.
- Sưu tầm một số đơn để tham khảo.
- Thực hành với việc viết Đơn xin nghỉ phép.
- Soạn bài mới “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”.
E. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Tuần: 34 Ngày soạn: 02/05/13
Tiết: 131 Ngày dạy: /05/13
LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI
A. Mức độ cần đạt
Phát hiện và khắc phục những lỗi thường gặp khi viết đơn.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức)
- Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội quy quy định.
3. Thái độ: Biết cách viết đơn đúng quy cách.
C. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Lớp 6A1……………….6A2.......................6A4...................... ..... 2. Bài cũ: - Kiểm tra vở soạn của HS
C Trình bày cách viết đơn ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Với ba nội dung bắt buộc trong một lá đơn, hôm nay chúng ta sẽ thực hành việc viết đơn qua việc so sánh đối chiếu ba nội dung không thể thiếu đó để rút kinh nghiệm, khắc phục những lỗi thường mắc phải khi viết đơn. Ngoài ra khi viết đơn chúng ta còn cầu chú ý đến hình thức trình bày của đơn.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu các lỗi thường mắc khi viết đơn
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm qua ba bài tập trong Sgk /142,143.
+ Bài tập 1: Đơn xin nghỉ học này có những lỗi gì? Sửa như thế nào?
- Nhóm 1 trình bày, lớp nhận xét, phân tích và bổ sung các đề mục còn thiếu.
- Gv tổng kết: Đơn thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ; thiếu ngày tháng nơi viết đơn; thiếu mục nêu tên người viết đơn và chữ ký, họ tên người viết đơn. Đối chiếu đơn xin nghỉ học theo mẫu học sinh tự sửa vào vở bài tập.
+ Bài tập 2: Phát hiện những lỗi ở Đơn xin học lớp nhạc hoạ. Nêu hướng sửa?
Nhóm 2 thực hiện yêu cầu bài tập theo các bước như trên. Gv tổng kết: Đối chiếu với 3 nội dung bắt buộc đơn xin học Nhạc - Hoạ mắc lỗi sau:
- Thiếu địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn.
- Nêu tên người viết thiếu tôn trọng: “Em tên là” chứ không viết “Tên em là..”
- Lý do viết đơn không chính đáng .
Bài tập 3: Giải thích vì sao đơn xin phép nghỉ học này sai?
Nhóm 3 trình bày nội dung thảo luận. Gv tổng kết
- Hoàn cảnh viết đơn không thuyết phục.
- Bị ốm, sốt li bì, đau đầu không thể ngồi dậy thì không thể viết đơn được.
- Trường hợp này, cần sửa lại toàn bộ lý do viết đơn, người viết đơn.
* Giáo viên ghi hoàn thành ba nội dung của lá đơn lên bảng phụ cho Hs theo dõi.
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv chia nhóm – Hs thảo luận. Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng viết đơn.
Nhóm 1: Bài tập 1 (Sgk/144)
Nhóm 2: Bài tập 2 (Sgk/144)
- Hs khác nhận xét. Gv chỉnh sửa.
- Gv lưu ý Hs: Viết đơn không theo mẫu tuy đơn giản nhưng dễ mắc sai sót, và vô tình tỏ ra thiếu tôn trọng người nhận đơn. Cần hết sức lưu ý về nội dung và hình thức lá đơn. Khi viết đơn phải chú ý tình huống viết đơn, lý do viết đơn thoả đáng hợp tình hợp lý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện
I. Tìm hiểu các lỗi thường mắc khi viết đơn
1. Bài tập 1: (Sgk/142).
Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ.
Thiếu địa điểm, ngày tháng năm.
Thiếu mục: Ai viết đơn.
Thiếu chữ ký, họ tên người viết đơn.
2. Bài tập 2: (Sgk/143).
- Thiếu địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
- Xưng “Em tên là…”, không nên ghi “Tên em là...”
- Lý do viết đơn không thoả đáng.
- Thiếu chữ kí.
* Bài tập 3: (Sgk/143).
- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn không đúng vị trí.
- Hoàn cảnh viết đơn không thuyết phục, không hợp lý.
II. Luyện tập
Bt1: Viết đơn gửi Ban quản lí điện của địa phương xin bán điện cho gia đình.
Bt2: Viết đơn xin tham gia đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
III. Hướng dẫn tự học
- Thu thập một số đơn mẫu làm tài liệu học tập.
- Chuẩn bị bài “Ôn tập phần TLV và Tiếng Việt để tiết sau trả bài”.
E. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Tuần: 34 Ngày soạn: 02/05/13
Tiết: 132 Ngày dạy : /05/13
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mức độ cần đạt
* Giúp học sinh :
- Nhận ra được những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục và kỹ năng sửa lỗi.
- Ôn luyện kiến thức về lý thuyết và các kỹ năng đã học.
B. Chuẩn bị :
- Gv: + Soạn giáo án, bảng phụ, bài đã chấm của Hs.
+ Tích hợp với bài Cách làm văn miêu tả và phần Tiếng Việt ở bài Chữa lỗi dùng từ,...
- Hs: Lập dàn ý chi tiết cho đề văn số 3.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: (Kết hợp trong bài học)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Sau khi làm bài kiểm tra Văn và bài TLV số 07 chúng ta rất hồi hộp về kết quả bài làm của mình. Tiết học này sẽ cho chúng ta biết cụ thể chất lượng bài làm của bản thân và quan trọng hơn đây là cơ hội để các em nhận ra và có hướng khắc phục những hạn chế trong bài làm của mình.
* Tiến trình bài học:
A. Bài Tập làm văn:
*Hoạt động 1: Ghi đề
-GV ghi đề, HS đọc lại đề.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs phân tích đề :
- GV ghi đề bài lên bảng – 1 hs đọc lại đề .
?Nhắc lại các bước khi làm bài văn tả cảnh?
? Dựa vào đề ra, hãy xác định kiểu bài?
Hãy xác định đối tượng mà đề bài nêu ra?
? Cùng là kiểu bài tả cảnh nhưng theo em bài này có diểm gì khác so với bài TLv số 6?
-> Tưởng tượng điều sẽ xảy ra ở tương lai.
- Gv lưu ý HS: Tưởng tượng nhưng cũng phải căn cứ vào điều kiện thực tế trên cơ sở quy luật phát triển theo hướng hiện đại hơn.
- HS trả lời, Gv nhận xét, đồng thời gạch chân những từ quan trọng.
- Lưu ý HS: Khi tìm hiểu đề phải đọc kĩ, gạch chân những từ quan trọng.
? Theo em, bài văn này cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
- HS trả lời, Gv chốt ý
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs xây dựng dàn ý :
* Thảo luận: ? Bài văn này cần trình bày theo mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Đại diện 1 nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Gv thu vở soạn của 2 HS để chấm, ghi điểm; nhận xét kết quả thảo luận và chiếu dàn ý để HS tham khảo
*Hoạt động 4: Nhận xét ưu – khuyết điểm :
- GV nhận xét – HS chú ý lắng nghe.
* Ưu điểm : Một số em nắm được đặc điểm kiểu bài và yêu cầu của đề nên viết văn khá trôi chảy, có cảm xúc. Một
* Nhược điểm : Một số làm bài sơ sài, hành văn lủng củng, diễn đạt kém. Bài làm chưa rõ trọng tâm (tả ngôi trường), sa vào kể lan man. Có em kể về lần đến thăm trường. Đặc biệt, vẫn có rất nhiều em viết sai lỗi chính tả, đầu dòng không thụt vào 1 hàng; thậm chí gần như viết một mạch từ đầu đến cuối và không dùng dấu chấm, dấu phẩy nào để tách ý. Có trường hợp chấm câu tùy tiện trong cả bài. Giấy đã căn lề nhưng vẫn còn trường hợp trình bày bài trừ một cột so với lề.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn hs sửa lỗi sai cụ thể :
- Gv treo bảng phụ ghi vd phần văn bản sai của hs .
* Thảo luận:
*Câu hỏi :
? 1. Hãy chỉ ra lỗi sai của ví dụ trên?(Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn)
? 2. Sửa lại các lỗi sai vừa phát hiện.
1.Quan sát vd, phát hiện những lỗi sai ở ví dụ trên? và sửa lại cho đúng ?
-GV lần lượt hướng dẫn HS nhận xét kết quả thảo luận; chốt ý, tích hợp với bài Cách làm bài văn nghị luận; Chữa lỗi dùng từ; Lựa chọn trật tự từ Liên hệ giáo dục các em.
*Hoạt động 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
- GV hướng dẫn, HS thực hiện.
* Hoạt động 7: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài mẫu của Hưng(6a2), Hằng(6a1), Cường (6a4)
- HS chú ý lắng nghe
*Hoạt động 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
* Hoạt động 8: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
A. Bài Tập làm văn
* Đề bài : Tưởng tượng 10 năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện đang theo học. Tả lại ngôi trường khi ấy.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý:
1.Tìm hiểu đề:
a. Kiểu bài : Miêu tả sáng tạo
b. Đối tượng: Ngôi trường em đang theo học sau 10 năm.
2. Tìm ý:
II. Dàn ý: (Xem TCT 123,124)
III. Nhận xét ưu- khuết điểm :
IV. Sửa lỗi sai cụ thể :
* Phần văn bản sai
* Lỗi sai
* Sửa lại
a. Mười năm xau em đã chở lại thăm quan ngôi chường mà em theo học.
b. Trường đã xây thêm nhiều nhà như nhà học âm nhạc, nhà học hể dục, nhà thực hành môn sinh,…
a.Mở bài sơ sài. Sai chính tả, lỗi dung từ “thăm quan” Chưa giới thiệu được tên trường.
b. Diễn đạt yếu, lặp từ, dung từ sai “ nhà”.
a. Đã 6 năm trôi qua-kể từ ngày học lớp 9, em chưa có dịp trở lại thăm Trường THCS Lê Hồng Phong. Tuần trướcn nhân dịp đưa con gái của chị đi học, em đã ghé vào thăm trường. Trường THS Lê Hồng Phong giò đã khang trang hơn nhiều.
b. Trường đã xây them nhiều phòng để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong địa bàn. Đặc biệt, nhà trường còn xây mới các phòng dành cho những môn có tiết thực hành. Có cả nhà đa năng để học môn Thể dục.
V. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
VI. Đọc bài mẫu:
VII. Ghi điểm, thống kê chất lượng:
C. Hướng dẫn tự học:
- Ôn tập cả 2 phân môm : Văn học; TLV.
- Soạn bài: Tổng kết phần Văn (tt)
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
B. Bài KT tiếng Việt:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề:
- GV treo bảng phụ ghi đề.
- Gv hướng dẫn học sinh phân tích đề: (phạm vi kiến thức cần đạt được).
* Hoạt động 2: Công bố đáp án:
( Xem TCT 128)
* Hoạt động 3: Nhận xét ưu – khuyết điểm:
+ Ưu điểm: Với đề bài này, phần trắc nghiệm hầu như các em làm đúng, phần tự luận một số bạn đã xác định được yêu cầu của đề .
+ Nhược điểm: Một số em quá lười học hoặc học chưa kỹ nên làm bài chưa tốt. Câu 2(phần tự luận) hầu như các em không xác định được luận điểm, viết không đúng đặc điểm kiểu bài nghị luận mà kể lan man.
* Hoạt động 4: Phát bài, vào điểm:
B. Bài KT tiếng Việt:
I. Đề ra: (Xem TCT 128)
II. Đáp án: (Xem TCT 128)
III. Phát bài, vào điểm
Lớp
Điểm
< 3
Dưới 5
Từ 5 trở lên
Từ 8 – 10
TLV
Văn học
TLV
Văn học
TLV
Văn học
TLV
Văn học
6a1
6a2
6a4
* Chất lượng bài làm:
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- NGUA VAN 6 TUAN 34.doc