A/ Yêu cầu:
Giúp học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
- Nêu ý nghĩa của truyện.
* Hoạt động 2: Giới thiệu:
“Sự tích Hồ Gươm” là một truyền thuyết tiêu biểu nhất về Hồ Gươm và Lê Lợi, chứa đựng nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc thêm:
I. Đọc, kể và giải từ khó:
1. Đọc, kể:
- Giọng chậm, gợi không khí truyện cổ tích.
2. Giải từ khó: bạo ngược, thiên hạ, Tả Vọng (bên phải).
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4 - Tiết 13 - Bài 4: Sự tích hồ gươm (đọc thêm) (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Bài 4
Tuần 4 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Đọc thêm)
Tiết 13 (Truyền thuyết)
A/ Yêu cầu:
Giúp học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
- Nêu ý nghĩa của truyện.
* Hoạt động 2: Giới thiệu:
“Sự tích Hồ Gươm” là một truyền thuyết tiêu biểu nhất về Hồ Gươm và Lê Lợi, chứa đựng nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc thêm:
I. Đọc, kể và giải từ khó:
1. Đọc, kể:
- Giọng chậm, gợi không khí truyện cổ tích.
2. Giải từ khó: bạo ngược, thiên hạ, Tả Vọng (bên phải).
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Vì sao Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần?
- Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.
- Ban đầu cuộc khởi nghĩa còn yếu.
* Khi đặt ách đô hộ nước Nam, giặc Minh xem nhân dân ta như thế nào?
* Làm điều bạo ngược, dân căm giận.
* Quân yếu, đánh thua luôn.
2. Lê Lợi dã nhận được gươm:
- Lê Thận được gươm ở dưới nước.
- Lê Lợi được gươm trên ngọn đa.
Có gươm nghĩa quân thắng lớn.
* Ý nghĩa: Sức mạnh của nghĩa quân kết hợp với sức mạnh của vũ khí tạo thành một sức mạnh vô địch và khả năng cứu nước có mặt ở khắp nơi.
* Vì sao tác giả không để Lê Lợi nhận cả lưỡi lẫn chuôi cùng lúc?
* Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm với nghĩa quân.
* Không thể hiện tính toàn dân, toàn diện.
3. Long Quân đòi gươm, Lê Lợi trả gươm:
- Một năm sau khi thắng giặc.
- Vua Lê đi dạo ở hồ Tả Vọng.
- Rùa Vàng đòi lại gươm.
* Lê Lợi có đồng ý trả gươm? Vì sao?
* Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong những truyện nào?
* Đồng ý. Vì giặc, trả gươm lại lo xây quê hương, đất nước.
* An Dương Vương, Ấn kiếm Tây Sơn.
4. Ý nghĩa của truyện:
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
- Giải thích tên gọi Hồ Gươm.
- Thể hiện khát vọng hoà bình.
* Nhận được gươm ở Thanh Hoá, trả gươm ở Tả Vọng.
III. Tổng kết: (ghi nhớ).
* Hoạt động 4: Củng cố:
Kể lại truyện; ý nghĩa của truyện.
* Luyện tập:
Bài tập 1: Truyện “Ấn kiếm Tây Sơn” cũng có những chi tiết giống nhau (trao phó, tin tưởng và nguyện dốc lòng cùng minh chủ).
Bài tập 2: Không thể hiện tính toàn dân, toàn diện (một lòng trong kháng chiến).
Bài tập 3: Ở Thanh Hoá: Ý nghĩa của truyện bị giới hạn.
Ở Tả Vọng: Thể hiện được khát vọng của đất nước.
* Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
Học bài giảng; Soạn: “Thạch Sanh”; Kể lại truyện.
4’
1’
10’
10’
15’
4’
1’
Ngày dạy: Bài 4
Tuần 4 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Tiết 14
A/ Yêu cầu:
Nắm được chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Sự việc trong văn tự sự?
- Nhân vật trong văn tự sự?
* Hoạt động 2: Giới thiệu:
Tiết học này giúp cho các em biết thể hiện ý chính trong văn bản và dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nội dung của từng phần như thế nào?
* Hoạt động 3: Giảng bài:
I. Chủ đề:
Là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản.
Ví dụ: Truyện Tuệ Tĩnh có chủ đề là ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.
II. Dàn bài:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
2. Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
3. Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
* Luyện tập:
Bài tập 1: a/ Ca ngợi người nông dân thông minh, dũng cảm.
Chế giễu tên quan tham lam.
Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đôi.
b/ Mở bài: Câu đầu; Kết bài: Câu cuối.
c/
Tuệ Tĩnh
Phần Thưởng
- Mở bài: nói ngay chủ đề.
- Giới thiệu tình huống.
- Kết bài: thầy thuốc bắt đầu một cuộc chữa trị mới.
- Viên quan bị đuổi ra và người nông dân được thưởng.
d/ Bất ngờ ở đầu truyện;
Bất ngờ ở cuối truyện.
Bài tập 2: Đánh giá cách mở bài, kết bài ở hai truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và “Sự tích Hồ Gươm”:
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm
Mở bài: Nêu tình huống.
Nêu tình huống nhưng dẫn giải dài.
Kết bài: Nêu sự tiếp diễn.
Nêu sự kết thúc.
* Hoạt động 4: Củng cố:
Chủ đề? Dàn bài của bài văn tự sự?
* Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
- Học bài giảng.
- Đọc thêm: “Những cách mở bài trong bài văn tự sự”.
- Xem: “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”.
5’
1’
20’
15’
15’
10’
15’
6’
5’
1’
Ngày dạy: Bài 4
Tuần 4 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
Tiết 15, 16
A/ Yêu cầu:
Biết cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
B/ Đồ dùng dạy, học:
- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa.
C/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Chủ đề của bài văn tự sự là gì? Chủ đề truyện “Phần thưởng”.
- Dàn bài của bài văn tự sự và nội dung từng phần.
* Hoạt động 2: Giới thiệu: Muốn viết bài văn tự sự đúng, đủ, người viết cần phải tìm hiểu đề, biết cách viết bài văn tự sự.
* Hoạt động 3: Giảng bài:
I. Đề văn tự sự:
Có thể yêu cầu học sinh tường thuật (4, 5), kể chuyện (kể việc 1, 3), kể người (2, 6), tường thuật một chuyện mà cũng chỉ có thể nêu nội dung trực tiếp tức là đề tài câu chuyện.
Ví dụ: “ Kỉ niệm ngày thơ ấu”, “Quê em đổi mới”.
* Cho học sinh đọc các đề trong sách giáo khoa .
* Các đề 3, 4, 5, 6 có phải là đề văn tự sự? Vì sao?
* Trong các đề trên, đề nào nghiên về kể việc, đề nào nghiên về kể người, tường thuật?
* Phải. Vì có yêu cầu, có việc, có người, có chuyện (ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn rồi).
* Nghiên về kể việc: 5, 4, 3.
Kể người: 2,6.
Tường thuật: 5, 4, 3.
II. Cách làm:
1. Tìm hiểu đề:
Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Đề (1) yêu cầu:
+ Kể chuyện.
+ Câu chuyện em thích.
+ Bằng lời văn của em.
* Tìm hiểu đề?
2. Lập ý:
Xác định nội dung cần viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
* Lập ý?
3. Lập dàn ý:
Sắp xếp ý gì trước kể trước, ý gì sau kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
* Lập dàn ý?
* Theo bố cục ba phần.
4. Viết thành văn:
Theo bố cục ba phần, viết bằng lời văn theo yêu cầu của đề
* Viết thành văn?
* Luyện tập: (đề 1)
a/ Tìm hiểu đề: Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích. Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.
b/ Lập ý: - Chọn chuyện nào?
- Thích nhân vật nào? Sự việc nào? Thể hiện chủ đề nào?
c/ Lập dàn ý: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
d/ Viết bằng lời văn của em là thế nào?
Là suy nghĩ kĩ càng rồi viết bằng lời văn của mình. Không sao chép của người khác, bất kể ai. Nếu cần viện dẫn phải đặt trong dấu ngoặc.
à Cho đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Củng cố:
- Đề và tìm hiểu đề văn tự sự.
- Các bước để làm bài văn tự sự.
* Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
- Học bài giảng.
- Lập dàn ý các đề còn lại.
- Tiết 17, 18 viết bài văn tự sự số 1.
File đính kèm:
- Tuan 4.doc