Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5

A.PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh: +Hiểu sơ lược khái niệm truyện cổ tích. Nội dung, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vât mang lốt xấu xí.

+ Kể lại được truyện

+ Rèn kỹ năng kể chuỵên diễn cảm

+ Giáo dục học sinh tình yêu thương, biết chia sẻ với những con người gặp bất hạnh trong cuộc đời.

II. Chuẩn bị

Thầy: Đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các câu hỏi SGK.

Tìm hiểu các phần chú thích

Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan đến câu chuyện

Trò: Học bài cũ, đọc, kể truyện

Soạn bài theo câu hỏi SGK, đọc phần chú thích, tìm hiểu một số từ khó.

Bảng phụ, phiếu học tập, vẽ tranh theo các chi tiết trong truyện

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 Kết quả cần đạt Bước đầu nắm được định nghĩa truyện cổ tích. Hiểu được nội dung, ýnghĩa của truyện Sọ Dừa và một số đặc điẻm tiêu biểu của truyện cổ tích Sọ Dừa. Học sinh kể được truyện này. Nhận biết được hiện tượng nhiều nghĩa của từ và nguyên nhân của hiện tượng đó. Nắm được đặc điểm của lời văn tự sự , biết viết các câu văn tự sự cơ bản. gày soạn :2/10/2006 Ngày giảng:4/10/2006 Tiết 17+18 Văn bản sọ dừa ( Truyện cổ tích) A.Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: +Hiểu sơ lược khái niệm truyện cổ tích. Nội dung, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vât mang lốt xấu xí. + Kể lại được truyện + Rèn kỹ năng kể chuỵên diễn cảm + Giáo dục học sinh tình yêu thương, biết chia sẻ với những con người gặp bất hạnh trong cuộc đời. II. Chuẩn bị Thầy: Đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các câu hỏi SGK. Tìm hiểu các phần chú thích Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan đến câu chuyện Trò: Học bài cũ, đọc, kể truyện Soạn bài theo câu hỏi SGK, đọc phần chú thích, tìm hiểu một số từ khó. Bảng phụ, phiếu học tập, vẽ tranh theo các chi tiết trong truyện B. Phần thể hiện trên lớp I.Kiểm tra bài cũ ( 7 phút) GV: Em đã được học những câu chuyện truyền thuyết nào? Trong các câu chuyện đó em thích câu chuyện nào nhất? Kể tóm tắt câu chuyện đó. HS: Em đã được học 5 câu chuyện: 1- Con Rồng Cháu Tiên 2- Bánh chưng, Bánh Giày 3- Thánh Gióng. 4- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. 5- Sự Tích Hồ Gươm. - HS: Tự trả lời – nhận xét những ưu nhược điểm khi kể chuyện. II. Bài mới ( 1 phút) Kho tàng truyện cổ dân gian Viêt Nam vô cùng phong phú và mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu., Tuy ra đời trong những điều kiện khác nhau nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng. Có những truyện cổ tích dân gian đã nói nên những khát vọng những ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người lao động trong xã hội xưa đồng thời cũng thể hiện ước mơ về sự công bằng trong xã hội. Một trong những câu chuyện cổ tích hay và hấp dẫn đã thể hiện ước mơ mãnh liệt về sự đổi đời của người dân lao động đó là truyện cổ tích Sọ Dừa .Diễn biến của câu chuyện như thế nào cô cùng các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay. GV: Dựa vào chú thích SGK Em hãy trình bày khái niệm truyện cổ tích? GV Nêu yêu cầu đọc: Chậm dãi, bình tĩnh lưu loát, lưu ý thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật. GV: Đọc mẫu, 4 HS đọc nối tiếp. GV: Kể diễn cảm câu chuyện bằng lời văn của em GV: Truyện chia làm mấy phần? GV: Truyện bao gồm những nhân vật nào? (Phú ông, bà mẹ, Sọ Dừa , cô út. hai cô chị) GV: Trong các nhân vật kể trên nhân vật nào là nhân vật chính? (NV Sọ Dừa ) *Những chi tiết, sự việc có liên quan đến Sọ Dừa nhân vật chính của câu chuyện như thế nào? Ta đi tìm hiểu phần II. GV: ở đoạn đầu câu chuỵên giới thiệu cho ta biết điều gì về Sọ Dừa ? GV: Tìm và liệt kê những chi tiết có liên quan đến sự ra đời của Sọ Dừa ? GV: Em có nhận xét gì về sự ra đời của Sọ Dừa ? GV: Tại sao sự ra đời của Sọ Dừa lại có sự khác thường như vậy? GV: Từ những chi tiết trên em xếp Sọ Dừa vào kiểu nhân vật nào? GV: Thử so sánh sự ra đời của Sọ Dừa với sự ra đời của Thánh Gióng? Em rút ra nhận xét gì? GV: Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều chi tiết khác thường, những chi tiết ấy có ý nghĩa gì? * Sọ Dừa sinh ra chỉ là một cục thịt lăn lông lốc, xấu xí, dị dạng nhưng con người ấy lại có khả năng rất đặc biệt và khác thường, những biệt tài của Sọ Dừa được thể hiện như thế nào? I. Tìm hiểu chung và đọc. ( 13 phút) 1.. Khái niệm truyện cổ tích Truyện cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: - Nhân vật bất hạnh. - Nhân vật dũng sỹ và nhân vật có tài năng kỳ lạ. - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. - Nhân vật là động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 2. Đọc và kể HS: Kể diễn cảm- nhận xét. 3. Bố cục Chia làm 3 phần phần 1: Từ đầu đ nó là Sọ Dừa Phần 2: Tiếp đ Phòng khi dùng đến Phần 3: Còn lại II. Phân tích văn bản 1) Nhân vật Sọ Dừa + Sự ra đời của Sọ Dừa HS: Thảo luận và ghi ra phiếu học tập theo yêu cầu của câu hỏi. Bà mẹ vào rừng hái củi, khát nước bà uống nước ở cái Sọ Dừa bên gốc cây, Bà có mang đ một thời gian sau bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay tròn như một quả dừa bà đặt tên cho nó là Sọ Dừa. - Sọ Dừa cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. HS: Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều nét rất khác thường không giống với sự ra đời của một đứa trẻ bình thường. HS: Vì: Nhân dân ta muốn quan tâm đến một loại người đau khổ nhất, số phận thấp hèn nhất và những con người ấy đau khổ thấp hèn từ dáng vẻ bề ngoài : Dị dạng, xấu xí không ra người chỉ là cục thịt, còn bị coi là vô tích sự đ Những chi tiết giới thiệu đó như gợi ở người đọc, người nghe sự thương cảm, đồng cảm đối với nhân vật. HS: - Sọ Dừa là kiểu nhân vật mang lốt xấu xí. HS:* Cậu bé làng Gióng được hình thành từ vết chân kỳ lạ to tướng in trên ruộng mà bà mẹ ướm vào Thánh Gióng: Mặt mũi khôi ngô khoẻ mạnh. *Sọ Dừa :Bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa ở trong rừng về nhà có thai và sinh ra Sọ Dừa. Hình dạng xấu xí, dị dạng. HS: Những chi tiết ấy có ý nghĩa mở ra một tình huống để cốt truỵên tiếp tục phát triển, mở ra cho người nghe một sự hứng thú tìm hiểu diễn biến của câu chuyện ở phần tiếp theo. Hết tiết 1 GV: Sự tài giỏi của Sọ Dừa được thể hiện như thế nào? ( HS: Thảo luận) GV: Gọi một HS: lên bảng liệt kê những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa. GV: Em hãy bổ xung ý kiến cho bạn? GV khái quát GV Sọ Dừa thổi sáo cho đàn bò ăn no cỏ Tiếng sáo của Sọ Dừa đã làm say lòng cô con gái út của phú ông GV: Em hãy giải thích từ vàng cốm và rượu tăm? (Vàng cốm: cái hũ bằng gốm đựng đầy vàng vụn, mỏng. Rượu tăm: Rượu có nồng độ cao, ngon khi rót ra thường sủi tăm) GV: Em giải thích từ trên bằng cách nào? (Trình bày khái niệm mà từ biểu thị mà ta đã nghiên cứu ở tiết 11 bài nghĩa của từ...) GV: Qua tìm hiểu các chi tiết về sự ra đời và tài năng của Sọ Dừa. Em có nhận xét gì về hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong cuả Sọ Dừa. GV: Sự đối lập giữa phẩm chất và hình dạng ấy khẳng định điều gì? * Truyện cổ tích thường là như vậy: những câu chuyện kể về những chuyện thường tình mà kể về những truyện khác thường. Sự trái ngược rất đặc biệt giữa cái lốt ngoài và thực chất ở nhân vật Sọ Dừa là yếu tố chi phối toàn bộ kết cấu câu chuyện. Từ đó mở ra tình huống khác thường để câu chuyện tiếp tục phát triển dẫn đến ý nghĩa nhân sinh của truyện. GV: Trong truyện này, bên cạnh nhân vật chính là Sọ Dừa , nhân vật cô út cũng có liên quan rất nhiều đến Sọ Dừa và rất đáng chú ý. GV: Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa ? * Và điều lão không ngờ xảy ra là cô út đồng ý lấy Sọ Dừa . Thế là “ Phú Ông đành phải nhận lễ và gả con gái út cho Sọ Dừa. GV: Em có nhân xét gì về nhân vật cô út? GV: Qua điều này ta nhận thấy phép lạ đổi đời của Sọ Dừa dường như có được là nhờ sự gặp gỡ của hai yếu tố: Theo em 2 yếu tố ấy là gì? - Dưới vẻ bề ngoài xấu xí và ngốc nghếc thực chất Sọ Dừa là chàng trai khôi ngô và tài giỏi. - Thương người của cô út GV: Phần thưởng giành cho lòng thương người của cô út là gì? ơGV: Truyện Sọ Dừa có những kết cục khác nhau giành cho các nhân vật – Kết cục đó như thế nào? GV: Qua kết cục cày em thấy người lao động ước mơ điều gì? GV: Các truyện cổ tích mang những ý nghĩa đích thực. Theo em ý nghĩa của truỵên Sọ Dừa là gì? GV: Truyện Sọ Dừa được xếp vào loại truyện cổ tích nào ? Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? Nội dung ý nghĩa của câu chuyện. HS đọc ghi nhớ SGK GV: Câu chuyện kết thúc mở ra nhiều ý nghĩa đích thực để mỗi chúng ta hôm nay khi tiếp nhận câu chuyện này không thể làm ngơ, không thể nghĩ đến cuộc đời của ngững con người bất hạnh những đứa trẻ dị tật những đứa trẻ bị chất độc màu da cam, xã hội ngày nay còn có nhiều những con người bất hạnh, mỗi chúng ta những con người may mắn hãy làm nhiều việc tốt, việc làm từ thiện, việc làm tình nghĩa để những con người bật hạnh có được cuộc sống như bao người khác - được vui chơi, được làm việc, được cống hiến cho XH đ Ước mơ của nhân dân ta ngày xưa thật giản dị và giàu ý nghĩa. + Sự tài giỏi của Sọ Dừa - Sọ Dừa chăn bò rất giỏi Ngày nắng cũng như ngày mưa bò con nào con lấy bụng no căng Phú ông mừng lắm. - Sọ Dừa có tài thổi sáo Tự biết khả năng của mình. Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được - Giục mẹ đến hỏi con gái Phú Ông làm vợ. - Kiếm đủ sính lễ theo yêu cầu của Phú Ông (Một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm) - Thông minh khác thường đỗ Trạng Nguyên. - Tài dự đoán lo xa. Khi chia tay quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả chứng gà dặn phải dắt luôn trong người phòng khi dùng đến HS: Hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong có sự đối lập, trái ngược bề ngoài dị dạng, kì quái , vô dụng dưới cái lốt ngoài đó Sọ Dừa có vẻ đẹp thân hình và tài năng phẩm chất tuyệt vời. HS: Khẳng định tuyệt đối về con người bên trong và sự đề cao giá trị chân chính của con người. - Sự biến đổi kì diệu của Sọ Dừa cũng là thể hiện ước mơ mạnh liệt về sự đổi đời của người lao động trong xã hội. 2. Nhân vật cô út HS: Khi yêu cầu của phú ông đưa ra Sọ Dừa đã mang đầy đủ đến phú ông hoa mắt trước sính lễ nhưng còn ngần ngại chưa quyết “ Lão lúng túng nói với bà cụ. Để ta hỏi con gái ta xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã” HS: Cô út nhận biết thực chất phẩm chất bên trong của Sọ Dừa nên đã bằng lòng lấy chàng.Trái hẳn với hai cô chị ác nghiệt kiêu kỳ hắt hủi Sọ Dừa đ Cô út hiền lành hay thương người kể cả lúc Sọ Dừa chỉ là một cục thịt xấu xí, dị dạngđ cô đã đối sử rất tử tế với Sọ Dừa đ Hàng ngày cô nhận trách nhiệm đem cơm cho Sọ Dừa ăn. HS: Chính lòng thương người giúp cô có dịp thấy được bên trong cái Sọ Dừa lăn lóc là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài giỏi. HS: Cô út trở thành bà Trạng là phần thưởng quen thuộc mà truyện cổ vẫn dành cho những người nhân hậu đ nhưng dù thế nào đây cũng là phần thưởng cô út xứng đáng được hưởng vì cô thấy được giá trị thực chất lên trong của một con người. HS: Sọ Dừa dị hình, dị dạng nhưng cũng được đổi đời xứng đáng. - Cô út được hưởng hạnh phúc. - Hai cô chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ. HS: + Ước mơ đổi đời Sọ Dừa từ thân phận thấp kém từ một con người dị hình xấu xí, tưởng như vô dụng đã trở thành đẹp đẽ, thông minh và tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. + Ước mơ công bằng: Người LĐ ước mơ và tin rằng con ngừơi tài giỏi ,đức độ phải được hưởng hạnh phúc, kẻ độc ác gian tham sẽ bị trừng phạt thích đáng. 3. ý nghĩa của truyện - Đề cao giá trị đích thực vẻ đẹp bên trong của con người. - Đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh. - Sức sống mãnh liệt và tinh thần lạc quan không gì ngăn nổi của nhân dân lao động. - Thấp thoáng sau sự phát triển của các tình huống trong truyện là những cảnh đời rất xưa mà rất quen thuộc ở nông thôn Việt Nam.. IV. Tổng kết. ( 3 phút) Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang lốt vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của truyện cổ tích này có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật bị mọi người xem thường, coi là vô tích sự nhưng đây là nhân vật có phẩm chất và tài năng đặc biệt cuối cùng nhân vật trút bỏ lốt vật kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính củâ con người và tình thương đối với người bất hạnh. III. Luyện tập ( 2 phút) - Học sinh đọc phần đọc thêm - Em thích đọc truyện nào? Kể diễn cảm lại đoạn truyện đó ( Gọi 3 HS kể) Tập kể bằng lời văn của mình. III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 1 phút) Tập đọc, kê diễn cảm câu chuyện, Học thuộc ghi nhớ, tìm đọc một số câu chuyện tương tự. Xem lại các chi tiết. ghi ra giấy những chi tiết chính. Đọc, tập kể, soạn bài theo câu hỏi SGK truyện: Thạch sanh. Yêu cầu: Tìm và ghi ra vở những chi tiết có liên quan đến nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông. Sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho bài học. Ngày soạn : 4/10/2006 Ngày giảng: 6/10/2006 Tiết 19 từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ A.Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt HS nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. II. Chuẩn bị Thầy: Đọc , nghiên cứu các tài liệu SGK, SGV, các bài tập. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lờ.i Bảng phụ, phấn màu Trò: Học bài cũ, làm các bài tập. Đọc bài mới. Thảo luận trả lời các câu hỏi. Phiếu học tập, bảng phụ, phấn màu. B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) Hỏi: Nghĩa của từ là gì? cho ví dụ. Có mấy cách giải nghĩa của từ? Đáp án: +Nghĩa của từ là nội dung( Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị. VD: Phán: truyền bảo. + Có hai cách giải thích nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm từ biểu thị. - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. II. Bài mới ( 1 phút) Hệ thống từ tiếng Việt rất đa dạng, có những từ chỉ có một nghĩa VD:Xe đạp ; Có từ có nhiều nghĩa: VD:Từ đầu: Bộ phận của cơ thể chứa não bộ ở trên cùng Bộ phận trên cùng đầu tiên Bộ phận quan trọng nhất Vậy dựa vào đâu để ta xác định được từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghiã của từ.Bài học hôm nay ta cùng nhau tìm hiểu: Từ nhiều nghĩa.... GV: Ghi ví dụ vào bảng phụ. HS: Đọc ví dụ. GV: Trong bài thơ trên có mấy sự vật có chân (GV: Gọi học sinh lên bảng gạch chân dưới những từ chỉ sự vật có chân) GV: Theo em những cái chân ấy có thể nhìn thấy hoặc sờ thấykhông? HS tra từ điển GV: Trong 4 sự vật có chân :nghĩa của từ chân có gì giống và khác nhau? GV: Dựa vào VD em hãy tìm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân. GV chia lớp thành 4 nhóm,mỗi nhóm 1từ. GV: Tìm một số từ chỉ có một nghĩa 4 nhóm viết ra bảng phụ GV: Qua tìm hiểu nghĩa của các từ ở trên em nhân xét gì về nghĩa của từ ? GV: Theo em nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào? * Nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc ( Nghĩa đen, nghĩa chính) Nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ. GV: Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với mấy nghĩa? Cô có ví dụ sau: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân GV: Từ xuân trong hai câu thơ trên có mấy nghĩa? GV: Trong bài thơ Những cái chân từ chân được dùng với những nghĩa nào? GV: Lấy chân của cái võng để chỉ chân người, đây là biện pháp nghệ thuật nào? ( Đây là nghệ thuật ẩn dụ đviệc sử dụng từ ẩn dụ như trên ngằm mục đích gì? Ta tìm hiểu ở tiết học sau) GV: Qua gợi mở ở trên em hiểu thế nào về hiện tượng chuyển nghĩa của từ. GV: Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và chủ ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. GV: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2. GV: Đọc yêu cầu của bài tập 3. GV: Đọc yêu cầu của bài tập 4. I.Từ nhiều nghĩa ( 13 phút) 1.Ví dụ: Bài thơ: Những cái chân Cái gậy có một chân. Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com pa bố vẽ. Có chân đứng chân quay. Cái kiềng đun hàng ngày. Ba chân xoè trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả. Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn. Không chân đi khắp nước. (Vũ Quần Phương) *.Nhận xét Có 4 sự vật có chân Đó là :Cái gậy ,chiếc com pa,cái kiềng ,cái bàn. HS: Đây là chân của 4 sự vật ở trên,mắt ta có thể nhìn ,tay ta có thể sờ thấy được. HS: +Giống nhau:chân là nơi tiếp xúc với đất. +Khác nhau : - Chân là cái gậy dùng để đỡ bà. - Chân của com pa giúp com pa quay được. - Chân của cái kiềng dùng để đỡ thân kiềng và xoong.... Chân của cái bàn dùng để đỡ thân bàn, mặt bàn. HS: Thảo luận theo nhóm- Báo cáo VD: Từ mũi: -Bộ phận cơ thể người , động vật có đỉnh nhọn. Mũi người,mũi hổ,mũi mèo... -Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ. Mũi tàu,mũi thuỳên... -Bộ phận nhọn sắc của vũ khí. mũi dao ,mũi súng,mũi dùi ,mũi kéo... -Bộ phận của lãnh thổ Mũi Cà Mau,Mũi Né.. HS: Tiếp tục thảo luận. VD: xe đạp :Chỉ một loại xe cụ thể phải đạp mới đi được. Com pa:Chỉ một loại đồ đùng dạy học Toán học:Chỉ một môn học cụ thể. HS: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ chân có nhiều nghĩa. Từ xe đạp có một nghĩa. II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ( 10 phút) HS: Nghĩa đầu tiên của từ chân : Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật) HS: Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với một nghĩa hoặc nhiều nghĩa : HS: Xuân(1):có một nghĩa chỉ mùa xuân . - Xuân(2)nhiều nghĩa chỉ mùa xuân. chỉ sự tươi đẹp. chỉ sự trẻ trung. HS: Từ chân được dùng với nghĩa chuyển. Muốn biết đượcnghĩa chuỷên nhất định phải dựa vào nghĩa gốc. *. Ghi nhớ( SGK- 56) III. Luyện tập 1. Bài tập 1 VD: Từ đầu +Bộ phận cơ thể chứa não bộ ở trên cùng: đau đầu, đầu người. +Bộ phận ở trên cùng đầu tiên: Đầu danh sách, đầu bảng... +Bộ phận quan trọng nhất: Đầu đàn, đầu đảng. Từ cổ: +Bộ phận cổ và thân thắt lại: Cổ cò,cổ cao ba ngấn.. +Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ.. +Chỉ sự sợ hãi: So vai rụt cổ, rụt cổ rùa... 2. Bài tập 2 VD: lá: Lá gan, lá phổi, lá lách, lá mỡ... Quả: quả tim, quả thận Búp: búp ngón tay 3. Bài tập 3 cái hái – hái rau. cái bào – bào gỗ. cân thịt- thịt con gà đang bó lúa – gánh ba bó lúa đang nắm cơm – ba nắm cơm 4. Bài tập 4 Từ bụng có 3 nghĩa: - Bộ phận cơ thể người,ĐV có chứa ruột, dạ dày. - Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không lộ ra. - Phần phình to ở giữa một sự vật. *Củng cố:( 1 phút) + Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. +Hiện tượng chuyển nghĩa của từ III. Hướng dẫn học sinh và làm bài ở nhà (1 phút) Học thuộc ghi nhớ SGK làm bài tập 1,2 ( 57) Viết chính tả(giao cho lớp trưởng đọc cho các bạn viết) Đọc, làm các bài tập, trả lời các câu hỏi bài: Chữa lỗi dùng từ. Yêu cầu: Thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi SGK. Ghi ra phiếu học tập các cách chữa các lỗi dùng từ trong các VD. Ngày soạn :8/10/2006 Ngày giảng:11/10/2006 Tiết 20 lời văn, đoạn văn tự sự A.Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh nắm được hình thức, lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày. Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng, trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. II. Chuẩn bị Thầy: Đọc, nghiên cứu tài liệu. Tìm hiểu các câu hỏi SGK. Đọc lại văn bản, Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh ; Sọ Dừa. Trò : Học bài cũ. Đọc bài mới Ghi lại các đoạn văn SGK trả lời và ghi ra phiếu học tập, các câu hỏi. Đọc, nhớ các đoạn văn thuộc văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sọ Dừa B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) GV: Khi tìm hiểu đề và làm bài văn tự sự ta cần phải đảm bảo yêu cầu gì? HS: Khi tìm hiểu đề phải tìm hiểu kĩ lơì văn của đề, nắm vững các yêu cầu của đề bài. Lập dàn ý: Sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau. Viết thành bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. II. Bài mới (1 phút) Một bài văn gồm có nhiều đoạn văn, đoạn văn có nhiều câu văn liên kết với nhau. Mỗi đoạn văn trong bài văn tự sự đảm nhận một vai trò khác nhau. Trong văn tự sự có lời văn giới thiệu nhân vật, lời văn kể sự việc, khi thực hiện những yêu cầu trên, ta phải làm thế nào? Bài hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu... GV: Ghi VD ra bảng phụ. HS: Đọc từng câu trong ĐV. GV: Các câu đã giới thiệu nhân vật như thế nào? GV: Hai đoạn văn giới thiệu điều gì? GV: Việc giới thiệu như vậy để nhằm mục đích gì? GV: Em có nhận xét gì về thứ tự của các câu văn? GV: Theo em thứ tự các câu vì sao không đảo lộn được? * Đoạn văn 1 và 2 là lời văn giới thiệu nhân vật GV: Từ gợi mở trên em rút ra kết luận gì về lời văn giới thiệu nhân vật? GV Ghi đoạn văn vào bảng phụ. HS đọc đoạn văn. GV: Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ kể hành động đó? GV: Các hành động được kể theo thứ tự nào? GV: Em có nhận xét gì về lời văn kể việc. HS đọc lại đoạn văn 1,2,3. GV: Đoạn văn 1,2 ,3, mỗi đoạn gồm mấy câu? GV: Hãy cho biết một đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy? HS: Lên bảng gạch dưới các câu biểu đạt ý chính. GV: Tại sao người ta gọi là câu chủ đề? GV: Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cấch kể các ý phụ như thế nào? GV: Theo em các câu văn trong đoạn văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? GV: Mỗi đoạn văn có một ý chính. Muốn diễn đạt được ý chính người viết phải biết có gì nói trước, cái gì nói sau phải biết dẫn dắt thì nói thành được đoạn văn. GV: Em hãy kể đoạn văn nêu ý chính: Thành Gióng cưỡi ngựa sắt, phun lửa giết chết hết giặc Ân? GV Qua gợi mở ở trên em có nhận xét gì về đoạn văn tự sự. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. GV: : Đoạn văn trên kể điều gì? Gạch dưới câu chủ đề. GV: Các câu văn triển khai ý chủ đề theo thứ tự nào? GV: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2. Thảo luận theo nhóm Các nhóm báo cáo kết quả GV: Viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ. HS viết ra giấy. I. Lời văn , đoạn văn tự sự ( 20 phút) 1. Lời văn giới thiệu nhân vật * Ví dụ: ĐV1+ 2 SGK- 100. HS: + Đoạn văn (1) Giới thiệu nhân vật: Hùng Vương ,Mị Nương + Đoạn văn 2. Giới thiệu nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. HS: Hai đoạn văn trên giới thiệu sự việc. 1. Vua Hùng muốn kén rể 2. Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương HS: Mục đích: để mở truyện chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện Đ1: Cách xác định hàm ý đề cao, khẳng định Đ2: Cách giới thiệu ngang nhau: cận đới tạo nên vẻ đẹp của đoạn văn. HS: Các câu văn được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý đ Cách giới thiệu cân đối, đầyđủ, không thừa, không thiếu. (HS đánh số câu vào ĐV) HS: Không thể đảo lộn thứ tự các câu vì nếu đảo ý nghĩa đoạn văn thay đổi, hoặc khó hiểu không đúng với dụng ý của tác giả. HS: Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. + Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. 2) Lời văn kể sự việc + Đoạn văn(59) HS: Dùng phấn màu gạch dưới các từ chỉ hành động. HS: Kể các hành động, việc làm, kết quả. đ Hành động được kể theo thứ tự trước – sau. HS: Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm kết quả và sự đổi thay do những hành động ấy đem lại 3) Đoạn văn HS: Đoạn 1 : 2 câu. Đoạn 2: 6 câu. Đoạn 3: 3 câu. HS: Đoạn 1: Biểu đạt ý Vua Hùng kén rể. Đoạn 2: .............. có hai người đến cầu hôn đều có tài như nhau, đều xứng đáng làm rể vua Hùng( Câu 6). Đoạn 3: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh( Câu 1 ) HS: Đoạn văn thường có câu biểu đạt ý chính – nêu ý chung khái quát nhất và hàm xúc nhất đ người ta gọi là câu chủ đề của đoạn văn. HS: Đoạn văn 1: Người kể đã dẫn dắt: Muốn kén rể thì trước hết phải nói vua có con gái đẹp sau đó có lòng yêu thương và có ý kén rể tài giỏi. đ Văn kể phải kể việc theo thứ tự, có trước, có sau có dẫn dắt thì người đọc mới cảm nhận được. HS: Mối quan hệ giữa các câu chặt chẽ câu sau tiếp câu trước hoặc làm rõ ý. hoặc nối tiếp hành động hoặc nêu kết quả của hành động. * Bài tập. HS: Lên bảng kể (1em) Cả lớp nghe – nhận xét. HS: Đọc ghi nhớ SGK. II. Luyện tập ( 18 phút) 1. Bài tập 1 Đoạn 1: Sọ Dừa đến làm thuê trong nhà Phú ông. Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi. HS: Câu 1: Hành động bắt đầu. Câu 2: Nhận xét chung về hành động. .......3: Hành động cụ thể. .......4: Kết quả, ảnh hưởng của hành động. Đoạn 2: Thái độ của các con gái Phú Ông đối với Sọ Dừa. Câu chủ chốt: Câu 2 Quan hệ giữa hai câu: Hành động nối tiếp và ngày càng cụ thể. 2. Bài tập 2 HS: Câu B đúng vì các hành động trước và sau hợp lí. Câu a: sai vì sai mạch lạc ( Các chi tiết lộn sộn) Không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên mình ngựa, rồi mới bắt đầu đóng chắc yên ngựa. 3. Bài tập 3 VD: Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc. ( HS viết-đọc-nhận xét, biểu dương HS có bài viết tốt.) * Củng cố: ( 1 phút) GV: Bài hôm nay gồm có mấy nội dung cơ bản? HS: Hai nội dung cơ bản: -Lời văn giới thiệu nhân vật, lời văn kể việc. - Đoạn văn tự sự. Mỗi đoạn văn thường có một ý chính diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề Các câu khác điễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nói lên. III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 1 phút) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập 3,4 SGK Làm lại dàn ý đề bài viết ở lớp ( Bài viết số 1) Đề: Mượn lời của Hùng Vương kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Ti

File đính kèm:

  • docGA ngu van tuan 5.doc
Giáo án liên quan