Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

MỤC TIÊU

Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :

Khái niệm từ nhiều nghĩa; hiện tượng chuyển nghĩa của từ; nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

Thái độ :

HS dùng từ đúng.

Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng chuyển nghĩa của từ.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK ; Giáo án; Bảng phụ

Học sinh :

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết 19 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Ngày soạn: 22/9/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp học sinh nắm được : Khái niệm từ nhiều nghĩa; hiện tượng chuyển nghĩa của từ; nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. 2 Thái độ : HS dùng từ đúng. 3 Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng chuyển nghĩa của từ. B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK ; Giáo án; Bảng phụ 2 Học sinh : Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là nghĩa của từ? Hãy giải thích nghĩa của từ “chạy”, “bàn”? III Bài mới : * Đặt vấn đề : Xã hội càng phát triển thì nhận thức của con người cũng phát triển theo. Nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá. Vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khmá phá và biểu thị khái niệm mới được nhận thức đó, con người có thể có hai cách: hoặc tạo ra một từ mới để gọi sự vật, hoặc thêm nghĩa mới vào những từ đã có sẵn. Theo cách thứ hai này những từ trước đây chỉ có một nghĩa nay được mang nhiều nghĩa mới. Chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ . Đó cũng chính là nội dung của tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Từ nhiều nghĩa GV( bảng phụ): Gọi HS đọc VD trong SGK Tr 55 ? Có mấy sự vật có chân? ? Những cái chân ấy có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được không? ? Có mấy sự vật không có chân? Tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào thơ? ? Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ chân có gì giống nhau và khác nhau? ? Hãy tìm một số nghĩa khác của từ chân? I. Từ nhiều nghĩa: 1. Ví dụ:( SGK Tr 55) 2. Nhận xét: - Có 4 sự vật có chân: cái gậy, chiếc compa, cái kiềng và cái bàn.đ những cái chân có thể nhìn thấy và sờ thấy được. - Có 1 sự vật không có chân: cái võngđca ngợi anh bộ đội hành quân. - Một số nghĩa của từ chân: ? Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân? ? Tìm một số từ chỉ có một nghĩa? ? Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ, em có nhận xét gì về nghĩa của từ? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 1 (SGK Tr 56) Hoạt động 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào? TL: Bộ phận tiếp xúc của cơ thể người hoặc động vật. GV: Nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc. Nó chính là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ. ? Nêu một số nghĩa chuyển của từ chân mà em biết? ? Nhận xét về mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân với nhau? TL: Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên. ? Hai từ xuân trong câu sau có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? “Mùa xuân(1) là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).” TL: Xuân (1): một nghĩa: Chỉ mùa xuân. Xuân (2): nhiều nghĩa:Chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung. GV:Gọi HS đọc ghi nhớ2( SGK Tr 56) Hoạt động 3: Luyện tập GV: Hướng dẫn HS làm BT 1, 2 trong SGK + Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật. + Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung: chân giường, chân tủ, chân đèn... + Bộ phận gắn liền với đất hoặc một sự vật khác: chân tường, chân núi, chân răng... 3. Một số từ có nhiều nghĩa: - Mắt: con mắt mắt ở cây quả na mở mắt - Đầu: đầu súng đứng đầu - Mũi: cái mũi mũi Cà Mau mũi kim mũi thuyền 4. Một số từ chỉ một nghĩa: VD: Xe máy, xe đạp, compa, toán học, cà pháo, hoa nhài... * Ghi nhớ: ( SGK Tr 56) II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: * Ghi nhớ 2: (SGK Tr 56) III. Luyện tập: BT 1: Từ chỉ bộ phận của của thể người có sự chuyển nghĩa: - Đầu: Đau đầu, cái đầu người Đầu danh sách, đầu bảng Đầu đàn, đầu đảng - Tay: Vung tay, khoát tay Tay ghế, tay vịn Tay súng, tay cày - Cổ: Cổ cò, cổ kiêu ba ngấn Cổ chai, lọ So vai rụt cổ, rụt cổ rùa Nghển cổ ngóng trông BT 2: Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận cơ thể người: - Lá: lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ - Quả: quả tim, quả thận - Búp: búp ngón tay IV Củng cố - Dặn dò: ? Nhắc lại từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Về nhà học bài, làm bài tập 3, 4, 5 trong SGK Soạn tiết: Lời văn, đoạn văn tự sự

File đính kèm:

  • docTIET 19.doc