I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
- Kể lại được truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh về Thánh Gióng.
2. HS: SGK, xem bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Thế nào là văn bản, giao tiếp?
(?) Phương thức biểu đạt trong bài Con rồng cháu tiên thuộc kiểu nào?
3. Bài mới:
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAØI 2
Văn bản Tuần 2 - Tiết 5
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
- Kể lại được truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh về Thánh Gióng.
2. HS: SGK, xem bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Thế nào là văn bản, giao tiếp?
(?) Phương thức biểu đạt trong bài Con rồng cháu tiên thuộc kiểu nào?
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu độc đáo chủ đề này. Truyện cho chúng ta biết về sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ và sức mạnh này luôn theo mỗi con người VN trong công cuộc đánh giặc cứu nước.
33’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản.
à GV gọi HS đọc tác phẩm, có thể chia thành 4 đoạn:
- Đ1: từ đầu … “nằm đấy”.
- Đ2: “Bấy giờ … cứu nước”
- Đ3: “Giặc đã đến … lên trời”
- Đ4: Phần còn lại.
à HS đọc và GV nhận xét cách đọc của mỗi HS.
(?) Văn bản thuộc thể loại gì?
- HS trả lời, GV nhận xét.
à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu từ khó. Chú ý các từ khó 1, 2, 4, 6, 10, 11, 17, 18, 19.
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Bước 1: Cho HS tìm hiểu câu 1.
(?) Truyền thuyết Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- HS tìm chi tiết trả lời, HS khác bổ sung.
- GV kết luận.
(?) Câu hỏi thảo luận: Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê chi tiết đó?
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
Bước 2: Cho HS trả lời câu hỏi 2 SGK.
à GV tuần tự đặt câu hỏi cho HS trả lời.
(?) a. Theo em tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đánh giặc có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chỉnh sửa, kết luận.
* HS: Thể hiện ý thức của người dân nước ta: cứu nươớ, vì nước luôn đặt lên hàng đầu.
GV giảng thêm: Thánh Gióng không nói nhưng khi nói là lời nói quan trọng: lời nói yêu nước. Ý thức đối với đất nước đặt lên hàng đầu. Ý thức đó đã tạo cho người anh hùng nhưng khả năng khác thường. Gióng là hình ảnh của nhân dân: lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, nhưng khi đất nước nguy biến thì đứng ra cứu nước đầu tiên.
(?) b. Những vật Gióng đòi: ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đế đánh giặc có ý nghĩa ntn?
* HS: Để thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực đến cả thành tựu KHKT như ngựa sắt, roi sắt …
(?) c. Em hãy phân tích ý nghĩa của việc bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi cậu bé?
GV giải thích: Dân gian kể rằng khi Gióng lớn , ăn những “Bảy nong cơm, ba nong cà; Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông” , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy bông lau che thân mới kín người.
- HS trả lời. HS khác nhận xét. GV kết luận.
* HS: Gióng lớn lên bằng đồ ăn, áo mặc của nhân dân à Sức mạnh của Gióng được nuôi từ cái bình thường, giản dị nhất. Nhân dân ai cũng yêu nước, ai cũng mong muôn Gióng lớn nhanh để đi đánh giặc cứu nước nên đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Vì vậy Gióng là biểu hiện cho sức mạnh toàn và sự đoàn kết của nhân dân.
à GV cung cấp thêm tư liệu: Vì thế Gióng đâu chỉ là con một người mẹ mà Gióng là con của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc.
Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân ta vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ đầy ý nghĩa.
(?) d. Việc Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ có ý nghĩa ntn?
- HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét.
* HS: Cái vươn vai thể hiện sức mạnh phi thường à Đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước.
(?) đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc?
GV liên hệ: Lời Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc …”
(?) Vì sao đánh tan giặc, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay về trời?
- HS suy nghĩ trình bày. GV kết luận.
* HS: Gióng ra đời phi thường và ra đi cũng phi thườn à Làm việc nghĩa vô tư không vì vinh hoa phú quí.
Bước 3: HS tìm hiểu câu hỏi 3, 4 SGK.
(?) Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
(?) Truyền thuyết thường liên quan đến lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Câu này hơi khó, GV định hướng cho HS trả lời.
* HS: - Vào thời Hùng Vương nước ta liên tục phải chống giặc ngoại xâm do đó đòi hỏi sức mạnh của cả cộng động dân tộc.
- Thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh, dũng cảm không sợ hy sinh của dân tộc ta.
- Số lượng vũ khí và kiểu loại vũ khí của người Việt không ngừng tăng lên.
à Cuối cùng GV chỉ định 1 HS đọc to phần Ghi nhớ để nắm kĩ nội dung bài học.
I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc: Rõ ràng, mạch lạc.
2. Thể loại: truyền thuyết.
3. Từ khó: SGK21, 22.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Giới thiệu:
a. Nhân vật:
- Hai vợ chồng ông lão, cậu Gióng, sứ giả, nhân dân,…
- Nhân vật chính: Thánh Gióng.
b. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo:
- Sự ra đời kì lạ, khác thường.
- Ba tuổi không biết nói, cười đặt đâu nằm đó.
- Lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.
- Đánh giặc xong bay về trời.
2. Ý nghĩa về truyện: (Câu hỏi 2 – SGK22, 23)
a. Ý thức đối với đất nước luôn đặt lên hàng đầu.
b. Sự chuẩn bị vào cuộc chiến đấu.
c. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh và sự đoàn kết của nhân dân.
d. Đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước.
đ. Đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ cũng có thể dùng để giết giặc.
3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
- Gióng manh trong mình sức mạnh cả cộng đồng.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta muốn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ - SGK23
4. Củng cố: (5’)
(?) Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? Nêu lí do?
(?) Theo em, tại sao hội thi nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng?
* HS: Đây là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi Gióng.
Mục đích của hội thi là khoẻ mạnh, sức mạnh để học sinh có thể học tập tốt, lao động tốt góp phần vào sự nghiệp bảo vệ đất nước.
5. Dặn dò: (2’)
- Đọc lại tác phẩm. Xem nội dung bài. Học thuộc phần Ghi nhớ.
- Soạn bài TV tt “Từ mượn”
. Đọc yêu cầu bài, phần ghi nhớ.
. Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiếng việt Tuần 2 - Tiết 6
TỪ MƯỢN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong nói, viết.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu.
2. HS: SGK, xem bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Em hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng?
(?) Nêu chủ đề chính của truyện?
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Nước VN ta có một ngôn ngữ vô cùng phong phú đó là Tiếng Việt, tiếng Việt giàu hình ảnh, âm thanh, nhạc điệu. TV được ông cha ta giữ gìn và phát huy ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên bên cạnh tiếng gốc, đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi ngôn ngữ ngày càng đòi hỏi một phong phú hơn, vì thế bên cạnh từ thuần Việt ta còn vay mượn từ ở các nước khác mà ta gọi là từ mượn. Vậy từ mượn là gì? Ta sử dụng nó ntn, hôm nay ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
32’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân biệt giữa từ thuần Việt và từ mượn.
à GV cho HS đọc lại yêu cầu 1 và GV ghi từ trượng, tráng sĩ lên bảng.
(?) Em hãy giải thích từ trượng, tráng sĩ nghĩa là gì?
- HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận.
* HS: Trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (3, 33m); ở đây hiểu là “rất cao”.
Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người tri thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.
(?) Khi các em xem phim các từ này thường phim của nước nào?
* HS: TQ.
(?) Vậy theo em, các từ chú thích này có nguồn gốc từ đâu?
GV diển giảng: Những từ ta vừa tìm hiểu là những từ có nguồn gốc TQ, không phải là từ thuần Việt, vì vậy những từ này được gọi là từ mượn.
à GV gọi 1 HS đọc lại Ghi nhớ 1 – SGK.
à Tiếp tục GV ghi lên bảng các từ sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét.
(?) Trong số từ trên từ nào mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
- HS suy nghĩ, tìm. GV chỉnh sửa và hướng dẫn, giải thích cho HS những từ ngữ mượn Ấn – Âu và ngôn ngữ mượn Ấn – Âu đã được Việt hóa cao.
(?) Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết từ mượn thường có nguồn gốc từ đâu?
* HS: tiếng Hán, Ấn – Âu.
à GV cho HS đọc phần Ghi nhớ 2.
à Tiếp tục GV cho HS quan sát nội dung phần 3.
(?) Nhận xét sự khác nhau giữa từ mượn được viết ngôn ngữ Ân – Âu và từ mượn từ ngôn ngữ Ấn – Âu được Việt hóa cao?
* HS: Khác nhau: từ mượn ngôn ngữ Ấn – Âu có dấu gạch nối.
à GV cho HS đọc Ghi nhớ 3 và ghi bài.
Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ.
à GV gọi HS đọc lại đoạn trích của HCM.
(?) Câu hỏi thảo luận: Bác Hồ có ý khuyên ta điều gì qua đoạn trích?
- HS thảo luận nhóm 2’, đại diện trả lời.
- Từ đó GV hướng HS rút ra được phần ghi nhớ.
Æ Hoạt động 4: Làm bài tập.
BT1. GV cho HS đọc Bt1, gọi 3 HS lên làm 3 câu a, b, c.
(?) Ghi ra các từ mượn trong các câu a, b, c và cho biết từ mượn của tiếng nào?
- HS làm bài. GV nhận xét cho điểm.
BT2. GV cho HS đọc lại bài tập 2 và gọi 2 HS lên làm.
(?) Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt.
BT3. GV đọc lại Bt3, cho HS 2’ suy nghĩ chép ra giấy và trả lời.
Các bài tập còn lại nếu không còn thời gian GV cho HS về nhà làm.
BT4. Tìm những cặp từ dưới, từ nào là từ mượn? Có thể dùng chúng trong hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
I/ Từ thuần Việt và từ mượn:
à Xét các yêu cầu – SGK24.
1. Giải thích nghĩa của từ:
- Trượng: đơn vị đo độ dài của TQ cổ.
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
2. Nguồn gốc từ: tiếng Han, Trung Quốc.
Ghi nhớ1 – SGK25
3.
- Từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, gan, giang sơn.
- Từ mượn các ngôn ngữ khác:
+ Ngôn ngữ Ấn – Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.
+ Ngôn ngữ Ấn – Âu nhưng được Việt hóa cao và được việc như chữ Việt: ti vi, xà phòng, ga, bơm…
Ghi nhớ2 – SGK25
4.
- Từ mượn được Việt hóa cao: viết như từ thuần Việt. (Vd: Mít tinh, Xô Viết, Ti Vi …)
- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: Khi viết nên dùng gạch ngang để nối các tiếng. (Vd: Tuốc-nơ-vít, Pê-đan,… )
Ghi nhớ3 – SGK25
II/ Nguyên tắc mượn từ:
à Xét đoạn trích HCM.
Ý của Bác khuyên: không nên mượn từ một cách tùy tiện vì sẽ làm cho ngôn ngữ bị pha tạp.
Ghi nhơ – SGK25
III/ Luyện tập:
1. Ghi ra từ mượn và nguồn gốc.
a. vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. (từ Hán Việt)
b. gia nhân (từ Hán Việt)
c. pốp, in-tơ-nét (Anh)
2. Giải nghĩa từng tiếng trong từ mượn:
a.
- Khán giả: người xem (khán: xem; giả: người)
- Độc giả: người đọc ( Độc: đọc; Giả: người)
- Thính giả: người nghe (thính: nghe; giả: người)
b.
- Yếu điểm: điểm quan trọng (Yếu: quan trọng)
- Yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng (Yếu: quan trọng; Lược: tóm tắt)
- Yếu nhân: người quan trọng (Yếu: q trọng; Nhân: người)
3.
a. Tên các đơn vị đo lường mét, kí-lô-mét, kí-lô-gam …
b. Là tên các bộ phận của chiếc xe đạp: ghi đông, pê đan, gạc-đờ-bu …
c. Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông …
4.
a. Từ mượn là phôn, fan, nốc ao.
b. Có thể dùng các từ ấy trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm của các từ này là ngắn gọn. Nhược điểm là không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.
4. Củng cố: (5’)
(?) Phân biệt từ thuần Việt và từ mượn?
(?) Việc dùng từ mượn có tác dụng gì?
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài, hoàn tất các bài tập.
- Xem bài tt “Tìm hiểu chung về văn tự sự”
. Đọc nội dung trong SGK trả lời các câu hỏi.
. Đọc trước phần ghi nhớ để bước đầu nắm vững nội dung bài.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tập làm văn Tuần 2 - Tiết 7, 8
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
- Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
(?) Thế nào là từ mượn? Việc sử dụng từ mượn có tác dụng gì?
(?) GV gọi HS lên làm bt4.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Trong đời sống hàng ngày nếu muốn người khác biết chuyện gì thì em sẽ kể lại, trong văn bản ta gọi là văn tự sự. Vậy văn tự sự là gì? Dùng như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
20’
40’
Æ Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
Bước 1: Tìm hiểu câu 1.
à GV gọi HS đọc lại yêu cầu 1 – SGK. GV ghi lên các tình huống và hỏi:
- Bà ơi, bà kể chuyện cho cháu nghe đi! à tìm hiểu, biết 1 câu chuyện (cổ tích)
- Cậu kể cho mình nghe, Lan là người ntn à tìm hiểu về con người.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ? à tìm hiểu sự việc.
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm à tìm hiểu chuyện (trong đời sống)
(?) a. Gặp các tình huống trên (SGK), theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu b.
(?) b. Trong trường hợp trên câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu người trả lời kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?
* HS: Không thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được vì chuyện không đáp ứng được mục đích của người nghe.
Bước 2: Tìm hiểu câu 2.
(?) Câu hỏi thảo luận: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự cho ta biết điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì? Diễn biến của sự việc, kết quả ra sao? Ý nghĩa của sự việc như thế nào?) Vì sao nói truyện TG là truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
Yêu cầu: Hãy liệt kê sự việc theo thứ tự trước sau của truyện.
- HS thảo luận nhóm 4’. Ghi ra giấy.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
* HS: Liệt kê những sự việc của truyện Thánh Gióng theo thứ tự.
a. Sự ra đời của TG.
b. TG biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
c. TG lớn nhanh nhứ thổi.
d. Vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt …
đ. TG đánh tan giặc.
e. TG lên núi, cỡi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
f. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
g. Những dấu tích còn lại của TG.
à GV hướng dẫn cho HS hiểu thế nào là chuỗi sự việc, có đầu có đuôi. Việc trước xảy ra là nguyên nhân dẫn đến việc sau là giải thích cho việc sau.
* Chú ý là khi kể một sự việc phải kể chi tiết để tạo nên sự việc đó. VD: Sự ra đời của TG gồm các chi tiết nhỏ cũng được sắp xếp có thứ tự.
- Các chi tiết đó là một chú bé khác thường, nhưng đó là chuỗi sự việc có trước, có sau để đi đến một kết thúc.
- Kết thúc là sự việc đã thực hiện xong mục đích giao tiếp. Tám sự việc trên, truyện không thể kết thúc ở sự việc 4 hay 5. Phải có sự việc 6 mới nói lên tinh thần TG ra sức đánh giặc, nhưng không ham công danh. Phải có sự việc 7 mới nói lên lòng biết ơn ngưỡng mộ của vua và ND. Các dấu vết còn lại nói lên truyện TG dường như có thật. Đó là truyện TG có thật
(?) Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự?
à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc ghi nhớ để chốt lại bài.
Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Btập 1: Cho HS thảo luận sau khi đọc mẫu chuyện (SGK).
(?) Hãy cho biết truyện thể hiện phương thức tự sự như thế nào?
(?) Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận (2 em) đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
BT2. GV gọi 1 HS đọc lại bài thơ Sa bẫy.
(?) Bài thơ “Sa bẫy” (SGK) có phải là tự sự không, vì sao? Hãy kể lại bằng miệng.
- HS trả lời cá nhân.
BT3. GV gọi 2 HS lên đọc lại 2 đoạn trích trong SGK.
(?) Hai văn bản SGK có nội dung tự sự không, vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
- HS quan sát trả lời.
- GV bổ sung, chỉnh sửa.
BT4. GV yêu cầu HS kể tóm tắt vì sao người VN tự xưng là con Rồng cháu Tiên?
- HS chỉ cần kể tóm tắt.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Có thể tóm tắt: Tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương lập nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu. Vua Hùng là con trai của LQ và Âu Cơ. LQ là thần rồng. Âu Cơ là họ thần nông, giống tiên ở núi phương Bắc. LQ và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau đẻ ra một bọc trăm nở ra trăm con, người con trưởng được chọn làm vua Hùng, đời đời nối tiếp làm vua. Từ đó để tưởng nhớ tổ tiên mình người VN tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
BT5. Nếu còn thời gian làm trên lớp - Nếu hết cho về nhà làm tiết sau ktra.
I/ Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
1. Xét yêu cầu 1 – SGK27
a. Người nghe muốn biết để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, để khen chê …
Người kể là để thông báo, cho biết, giải thích.
b. Truyện kể phải có ý nghĩa nào đó đúng yêu cầu mục đích của người nghe.
2. Xét yêu cầu 2 – SGK28
* Liệt kê những sự việc của truyện Thánh Gióng theo thứ tự.
a. Sự ra đời của TG.
b. TG biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
c. TG lớn nhanh nhứ thổi.
d. Vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt …
đ. TG đánh tan giặc.
e. TG lên núi, cỡi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
f. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
g. Những dấu tích còn lại của TG.
à Phương thức tự sự là kể chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia và dẫn đến một kết thúc.
Ghi nhớ - SGK28
II/ Luyện tập:
1/ - Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hĩnh.
- Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức nhưng sống vẫn hơn chết.
2/
- Đây là bài thơ tự sự.
- Kể chuyện Bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột, nhưng mèo tham ăn nên đã mắc bẫy. Đúng hơn là mèo thèm quá đã chui vào bẫy tranh phần chuột và ngủ ở trong bẫy.
3/
Vbản 1: Là một bản tin, ND kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại thành phố Huế chiều ngày 3-4-2002.
Vbản 2: Là một đoạn trong lịch sử 6, đây là bài văn tự sự
- Tự sự có vai trò là kể lại
4/
- Có thể kể ngắn:
Tổ tiên người Việt xưa là các vua Hùng – Vua Hùng đầu tiên do LQ và Âu Cơ sinh ra, LQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên. Do vậy người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên
5/
Nêu kể một số việc tốt của Minh (nêu 1 vài VD) để các bạn hiểu Minh là người xứng đáng làm lớp trưởng.
4. Củng cố: (5’)
(?) Thế nào là phương thức tự sự? Tự sự cần có yêu cầu gì?
5. Dặn dò: (2’)
- Xem bài, học thuộc phần ghi nhớ. Hoàn tất bài tập còn lại.
- Xem bài tt “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”
. Đọc trước truyện.
. Tự trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
File đính kèm:
- Tuan 2.doc