Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Tiết 21: Thạch sanh (truyện cổ tích)

MỤC TIÊU

Kiến thức : Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung truyện.

- Ca ngợi người dũng sĩ Thạch Sanh và phê phán sự xảo quyệt, vong ân bội nghĩa của mẹ con nhà Lí Thông.

- Thể hiện ước mơ về công lí và yêu chuộng hòa bình.

Thái độ :

Giáo dục tình cảm yêu mến, quý trọng sự chân thành, căm ghét sự giả dối, phản bội.

Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng đọc, kể, phân tích truyện cổ tích.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK ; Giáo án ; Tranh ảnh

Học sinh :

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Tiết 21: Thạch sanh (truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 21 Thạch sanh ( Truyện cổ tích) Ngày soạn: 27/9/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp học sinh: - Nắm được nội dung truyện. - Ca ngợi người dũng sĩ Thạch Sanh và phê phán sự xảo quyệt, vong ân bội nghĩa của mẹ con nhà Lí Thông. - Thể hiện ước mơ về công lí và yêu chuộng hòa bình. 2 Thái độ : Giáo dục tình cảm yêu mến, quý trọng sự chân thành, căm ghét sự giả dối, phản bội. 3 Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc, kể, phân tích truyện cổ tích. B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK ; Giáo án ; Tranh ảnh 2 Học sinh : Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Kiểm tra vở soạn của học sinh. III Bài mới : * * Đặt vấn đề : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chung GV: Gọi HS đọc chú thích (*) ở trang 53 GV: Gọi HS đọc các chú thích trong SGK. ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? I. Tìm hiểu chung: 1. Khái niệm truyện cổ tích: - Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nv dũng sĩ và nv có tài năng kì lạ, nv thông minh và nv ngốc nghếch, nv là động vật... - Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự côg bằng đối với sự bất công, 2. Đọc - Chú thích: 3. Bố cục: Chia làm 3 phần: - Phần 1: Từ đầu đ “ mọi phép thần thông”: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh - Phần 2: Tiếp đ “ rồi kéo nhau về nước”: Những thử thách đối với Thạch Sanh. - Phần 3: còn lại: Thạch Sanh chiến thắng và lên ngôi vua. Hoạt động 2: Phân tích văn bản ? Em hãy tìm những chi tiết bình thường và khác thường về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? ? Qua các chi tiết đó, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? GV dẫn: Sự ra đời bình thường và khác thường đó báo hiệu Thạch Sanh sẽ lập được nhiều chiến công. Vậy những thử thách nào sẽ đến với Thạch Sanh? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau. II. Phân tích văn bản: 1. Nhân vật Thạch Sanh: a) Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh: - Bình thường: + Con của một gia đình nông dân tốt bụng. + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. - Khác thường: + Ra đời do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. + Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh. + Được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. ị Cuộc đời gần gũi với người lao động; tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật dũng sĩ, sẽ lập được chiến công. IV Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích, phân biệt với truyền thuyết - Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường? - Về nhà học bài, nghiên cứu tiếp phần: những thử thách đối với Thạch Sanh và nhân vật mẹ con Lí Thông.

File đính kèm:

  • docTIET 21.doc
Giáo án liên quan