MỤC TIÊU
Kiến thức :
Giúp HS nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự.
Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
Thái độ :
Có ý thức trong khi sử dụng ngôi kể.
Kỹ năng :
Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
SGK; Giáo án; Bảng phụ
Học sinh:
Soạn bài; Phiếu học tập
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10788 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 33
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
Ngày soạn: 20/10/07
A
Mục tiêu
1
Kiến thức :
Giúp HS nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự.
Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
2
Thái độ :
Có ý thức trong khi sử dụng ngôi kể.
3
Kỹ năng :
Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK; Giáo án; Bảng phụ
2
Học sinh:
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra vở soạn.
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề :
Trong khi giao tiếp, khi viết văn, chúng ta sử dụng rất nhiều ngôi kể khác nhau. Vậy ngôi kể và lời kể trong văn tự sự có những đặc điểm gì, nó có vai trò gì, chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
GV: Gọi HS đọc đoạn văn 1 trong SGK Tr 88
? Người kể gọi tên các nhân vật là gì? Gạch dưới các tên gọi ấy?
? Khi sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể làm những gì?
? Khi ấy tác giả ở đâu?
GV: Gọi HS đọc đoạn văn 2 trong SGK Tr 88.
? Trong đoạn văn này người kể tự xưng mình là gì? Gạch dưới các từ xưng hô ấy?
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
1. Ngôi kể thứ ba:
- Người kể gọi các nhân vật bằng chính tên của chúng( vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vua...)
- Người kể tự giấu mình đi như là không có mặt, nhưng thực ra có mặt ở khắp nơi.
- Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
2. Ngôi kể thứ nhất:
- Nhân vật Dế Mèn tự xưng là “tôi”.
? Khi xưng hô như vậy, người kể có thể làm
những gì?
? Nếu chọn ngôi kể thứ ba, người kể có thể có khả năng làm được như thế hay không? Vì sao?
? Trong đoạn văn 2, “tôi” có phải là chính tác giả Tô Hoài hay không? Vì sao em biết?
? Cách chọn ngôi kể này có ưu, nhược điểm gì?
? Hãy thử đổi ngôi kể thứ ba ở đoạn văn hai, em sẽ có một đoạn văn như thế nào?
? Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” được không? Vì sao?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ( SGK Tr 89)
Hoạt động 2: Luyện tập
- Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì
mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.
3. Vai trò của ngôi kể:
- Người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể.
- Khi chọn ngôi kể thứ nhất, có thể “tôi” là tác giả, cũng có thể “ tôi” là nhân vật trong truyện tự kể về mình.
- Ngôi kể thứ nhất: tính chủ quan.
- Ngôi kể thứ ba: tính chủ quan.
- Có thể đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ ba, nhưng khó có thể đổi ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nhất.
* Ghi nhớ: SGK Tr 89
II. Luyện tập:
BT 1: Thay “tôi”đ Dế Mènị có sắc thái khách quan.
BT 2: Thay “tôi”đ Thanh, chàngị tô đậm thêm sắc thái tình cảm đoạn văn.
BT 3: “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ ba.
BT 4: Vì có nhiều nhân vật diễn biến ở nhiều địa điểm khác nhau.
BT 5: Viết thư sử dụng ngôi kể thứ nhất.
IV
Củng cố - Dặn dò:
Về nhà học bài.
Kể lại truyện “Thạch Sanh” bằng ngôi kể thứ nhất ( Thạch Sanh).
Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng
File đính kèm:
- TIET 33.doc