Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Tiết 34: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích của a.puskin)

MỤC TIÊU

Kiến thức :

- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

- Nắm được biện pháp chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đạc sắc trong truyện.

Thái độ :

Giáo dục tinh thần trân trọng sự hiền lành nhưng phê phán sự nhu nhược, phê phán thói tham lam, hách dịch và phản bội.

Kỹ năng :

Kể lại truyện tốt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Tiết 34: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích của a.puskin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 34 ông lão đánh cá và con cá vàng ( Truyện cổ tích của A.Puskin) ( Tự học có hướng dẫn ) Ngày soạn: 21/10/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : - Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. - Nắm được biện pháp chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đạc sắc trong truyện. 2 Thái độ : Giáo dục tinh thần trân trọng sự hiền lành nhưng phê phán sự nhu nhược, phê phán thói tham lam, hách dịch và phản bội. 3 Kỹ năng : Kể lại truyện tốt. B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK; Giáo án; Tranh ảnh 2 Học sinh: Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Tóm tắt truyện “Cây bút thần” và nêu ý nghĩa của truyện? III Bài mới : * Đặt vấn đề : Chúng ta đã biết những kẻ tham lam bị Mã Lương dùng bút thần trừng trị trong truyện “ Cây bút thần”. Và chúng ta cũng sẽ bắt gặp một người đàn bà tham lam, bội bạc đã từ một người đàn bà tầm thường trong căn lều nát, trở thành nữ hoàng trong cung điện nguy nga, rồi lại trở về vị trí ban đầu. Đó là câu nhuyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” do nhà thơ Nga vĩ đại Puskin kể lại. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chung GV: Gọi HS đọc chú thích (*) trong SGK Tr 95. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả - Tác phẩm: a) Tác giả: - Sinh: 1799 – Mất: 1837 - Là một nhà thơ Nga vĩ đại, người đặt nềnmóng cho thơ ca Nga. - Có nhiều truyện thơ nổi tiếng. b) Tác phẩm: Được kể lại bằng 105 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức. GV: Gọi HS đọc văn bản theo vai GV: Gọi HS đọc các chú thích trong SGK Tr 95 ? Có thể chia bố cục của văn bản này như thế nào? 2. Đọc - Chú thích: a) Đọc: b) Chú thích: 3. Bố cục: Chia làm ba phần: _ Phần 1: Từ đầu đ”vợ ở nhà kéo sợi”: Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh. - Phần 2: Tiếp đ “làm theo ý muốn của mụ”: Sự đền ơn của cá vàng và những đòi hỏi của mụ vợ. - Phần 3: Cuộc sống của vợ chồng ông lão trở lại như xưa. Hoạt động 2: Phân tích văn bản ? Có mấy nhân vật xuất hiện trong truyện? ? Ai là nhân vật chính? Vì sao xác định như thế? TL: Mụ vợ. Vì được kể nhiều nhất, bộc lộ tư tưởng chính của truyện. ? Phẩm chất của ông lão được thể hiện như thế nào ở đầu câu chuyện? ? Trong truyện mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? ? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý. Tác dụng của biện pháp này là gì? ? Năm lần ra biển gọi cá vàng là năm lần ông lão nghe lời mụ vợ.Vậy ông còn là người tốt nữa không? ? Mụ vợ bắt ông lão ra biển năm lần, tương ứng với những lần đó mụ đòi gì và cảnh biển thay đổi như thế nào? II. Phân tích văn bản: 1. Nhân vật ông lão: - Phẩm chất: Hiền lành, tốt bụng. - Năm lần ra biển gọi cá vàng theo lệnh vợ. đ Lặp lại tăng tiến, gây hồi hộp, tính cách nhân vật và chủ đề của truyện được tô đậm dần. ị Hiền lành nhu nhược. b) Nhân vật mụ vợ: - Đối với cá vàng: Lần Cảnh biển Đòi hỏi Nhận xét 1 Gợn sóng êm ả. Máng lợn mới Của cải vật chất 2 Đã nổi sóng. Một cái nhà rộng 3 Nổi sóng dữ dội. Nhất phẩm phu nhân Của cải danh vọng 4 Nổi sóng mù mịt. Nữ hoàng Của cải, danh vọng, quyền lực 5 Dông tố, nổi sóng ầm ầm. Long Vương Địa vị đầy quyền uy ? Thái độ của mụ vợ đối với ông lão như thế nào? ? Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? ý nghĩa của cách kết thúc đó? ? Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam lam hay tội bội bạc? ? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng và biển cả? ? Nghệ thuật của truyện? đ Tham lam - Đối với chồng: Thái độ bội bạc của mụ vợ ngày càng tăng lên. đ Bội bạc, dữ dằn, thô lỗ. c) ý nghĩa của truyện: - Kết thúc truyện: + Đối với ông lão: Không mất gì, chỉ như vừa qua cơn ác mộng, được trả lại cuộc sống bình yên. + Đối với mụ vợ: Tất cả trở lại như xưađ Trừng phạt. - Cávàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội tham lam và bội bạc. - Hình tượng cá vàng: tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàngđtốt, thiện; trừng trị thích đáng những kẻ tham lam, bôi bạc. - Biển cả biểu trưng cho công lí của nhân dân. - Nghệ thuật: lặp lại tăng tiến. IV Củng cố - Dặn dò: Về nhà học bài, khai thác nội dung và nghệ thuật của truyện sâu hơn. Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự.

File đính kèm:

  • docTIET 34.doc