I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Rèn luyện cách đọc bài thơ.
-Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
-Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, ảnh tác giả.
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14113 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Văn bản: Mưa (tự học có hướng dẫn) Trần Đăng Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 100
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản: MƯA (Tự học có hướng dẫn)
Trần Đăng Khoa
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Rèn luyện cách đọc bài thơ.
-Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
-Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, ảnh tác giả.
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Đọc thuộc lòng khổ thơ “Một hôm nào đó…” cho đến hết bài thơ?
2/Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
Tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị và gần gũi ở làng quê, nơi góc sân, vườn nhà….
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Đọc thuộc lòng khổ thơ “Một hôm nào đó…” cho đến hết bài thơ
2/-Nội dung:Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm.
-Nghệ thuật:kết hợp miêu tả, kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, thể thơ 4 chữ, từ láy…
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (30’)
²Đọc-hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả:
-Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, có năng khiếu thơ nảy nở rất sớm.
2.Tác phẩm:
-Bài “Mưa” sáng tác năm 1967, rút từ tập “Góc sân và khoảng trời”.
II-PHÂN TÍCH:
1.Cảnh vật thiên nhiên lúc trời sắp mưa.
2.Cảnh thiên nhiên trong cơn mưa.
-Sấm chớp,…
ðnhân hoá,..
3.Hình ảnh con người trong cơn mưa.
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…
ðẩn dụ, hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
-Y/c HS đọc chú thích SGK
HỎI:Nêu vài nét về:
+Tác giả?
+Tác phẩm?
-GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với nhịp nhanh và dồn dập,…
-GV đọc bài thơ
-Y/c HS đọc bài thơ
-GV nhận xét về cách đọc của học sinh.
HỎI:Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp điệu của bài thơ có gì đặc biệt?
HỎI:Bài thơ miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
HỎI:Bức tranh thiên nhiên lúc trời sắp đổ mưa được tác giả miêu tả qua các sự vật nào?
HỎI:Nêu nét nghệ thuật nổi bật trong khổ thơ trên?
HỎI:Hãy chỉ ra cái hay, cái độc đáo trong trong phép nhân hoá trên?
HỎI:Mở đầu trận mưa rào tác giả miêu tả những hiện tượng gì?
HỎI:Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Ý nghĩa?
HỎI:Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong cơn mưa?
HỎI:Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người được đặt trong sự tương phản như thế nào?
HỎI:Nêu biện pháp nghệ thuật?
HỎI:Em có nhận xét gì về ý nghĩa của hình ảnh đó?
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Tác giả:Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, có năng khiếu thơ nảy nở rất sớm.
+Tác phẩm:bài “Mưa” sáng tác năm 1967, rút từ tập “Góc sân và khoảng trời”.
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:thể thơ tự do với câu thơ ngắn (phần lớn là 2 tiếng), nhịp nhanh, dồn dập, diễn tả từng đợt dồn dập của cơn mưa rào mùa hạ.
-Cá nhân trả lời:
+Từ đầu “……trọc lốc”:Quang cảnh lúc sắp mưa.
+”Chớp….cây lá hả hê”:Cảnh trong cơn mưa.
+Còn lại:Hình ảnh con người trong cơn mưa.
-Cá nhân trả lời:được miêu tả hàng loạt qua hình ảnh về hình dáng, động tác của nhiều cảnh vật, loài vật trước cơn mưa.
-Cá nhân trả lời:nghệ thuật nhân hoá.
-Cá nhân trả lời:ông mặt trời mặc áo giáp đen,….
-Cá nhân trả lời:sấm, chớp, cây lá hả hê như được mưa tắm mát,…
-Cá nhân trả lời:nhân hoá, so sánh âm thanh (tàu dừa như cánh tay sải rộng, ngọn mồng tơi lòng tràn ngập niềm vui,….), động từ mạnhðmưa to và dữ dội,…
-Cá nhân trả lời:rất sinh động,…
-Cá nhân trả lời:cảnh – người
-Cá nhân trả lời:ẩn dụ
-Cá nhân trả lời:tư thế con người bao trùm tất cảðhình ảnh được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương, dựng lên hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT.
-Nội dung:Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
-Nghệ thuật:sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh.
HỎI:Nêu nội dung của bài thơ?
HỎI:Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
-Cá nhân trả lời: miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
-Cá nhân trả lời: sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh.
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Hoán dụ cần nắm:
+Khái niệm
+Tác dụng
+Các kiểu hoán dụ
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- Tiet 100-Mua.doc