I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bài thơ.
-Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV.
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài.
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8538 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Văn bản: Xa ngắm thác núi lư (vọng lư sơn bộc bố) của Lí Bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34
Ngày soạn:15/10/08
Ngày dạy:23/10/08
Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố)
Lí Bạch
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bài thơ.
-Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV.
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài.
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
2/Vì sao có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất về tình bạn?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Đọc thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
2/+Ca ngợi tình bạn chân thành, mộc mạc, tràn ngập niềm vui dân dã.
+Tạo tình huống bất ngờ và thú vị.
+Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh nheo cười hồn hậu của nhà thơ,..
-HS nhận xét bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (30’)
²Đọc và hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả.
-Lí Bạch (701-762) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, đời Đường, thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do hào phóng.
2.Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II-PHÂN TÍCH.
1.Cảnh thác núi Lư.
-Nắng rọi….tía bay.
-Bức tranh Hương Lô thật lung linh và huyền ảo.
-Xa trông….này.
-Vẻ đẹp mềm mại và nên thơ.
-Phi lưu trực há tam thiên xích
-Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
ðcảnh núi Lư và dòng thác thật hùng vĩ, mĩ lệ vừa tràn đầy sức sống, vừa lung linh huyền ảo.
2.Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư.
-Tính cách hào phóng mạnh mẻ và một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, phóng khoáng,..
-Tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết và đắm say
-Y/c HS đọc chú thích SGK
HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả?
-GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ
-Y/c HS đọc bài thơ về phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ
-GV nhận xét về cách đọc của học sinh
HỎI:Bài thơ làm theo thể thơ gì?
-GV treo tranh
HỎI:Câu đầu “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên” được dịch thơ như thế nào?
HỎI:Em hiểu “Hương Lô” là gì?
HỎI:Đỉnh Hương Lô hiện lên trong khung cảnh như thế nào?
HỎI:Khung cảnh đó tạo nên một bức tranh như thế nào?
HỎI:Bản dịch thơ“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay” có còn nguyên nghĩa không?. Dịch mất chữ nào?. Nêu tác dụng?
HỎI:Tác giả ở vị trí nào để miêu tả bức tranh?
HỎI:Vị trí đó có thuận lợi gì trong việc miêu tả, cảm nhận bức tranh thiên nhiên của tác giả?
HỎI:Tâm điểm của bức tranh được thể hiện là cảnh nào?. Trong câu thơ nào?
HỎI:Em hiểu “bộc bố” là gì?
HỎI:Em hãy phân tích sự thành công của tác giả trong việc sử dụng từ “quải” (so sánh với phần dịch thơ)?
HỎI:Theo em dòng thác như dải lụa treo là hình ảnh thơ như thế nào?
HỎI:Nếu như câu thơ thứ hai là cảnh tĩnh của thác thì hai câu sau miêu tả thác như thế nào?. Nêu cảm nhận của em và phân tích?
HỎI:Câu thơ “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” hình ảnh thơ được hiện lên như thế nào so với câu thơ thứ ba?. Hãy phân tích và chỉ ra những giá trị nghệ thuật?
HỎI:Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
HỎI:Qua đó em thấy tình cảm yêu quý tự nhiên của tác giả như thế nào
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Lí Bạch (701-762) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, đời Đường, thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do hào phóng,….
+Từ trẻ ông đã xa gia đình để đi du lịch,…
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Quan sát tranh
-Cá nhân trả lời:dịch thơ “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”
-Cá nhân trả lời:tên một ngọn núi cao ở phái tây bắc của dãy Lư sơn. Núi cao có mây mù bao phủ, đứng xa trông như chiếc “lò hương” nên gọi là “Hương Lô”.
-Cá nhân trả lời:mây trắng trên núi cao được phản chiếu bởi ánh nắng mặt trời tạo nên sắc tím,…
-Cá nhân trả lời:bức tranh đẹp.
-Cá nhân trả lời:không còn nguyên nghĩa nữa, chưa thể hiện hết cái hay. Dịch mất chữ “sinh tử yên” thể hiện sự sống động, vận động trong ý thơ ðcảnh sắc được giao thoa bởi ánh nắng mặt trời như chủ thể tạo sự đa chiều, đa diện, đa màu sắc cho bức tranh và tất cả như đang sinh sôi, nảy nở thật lung linh và kì ảo,…
-Cá nhân trả lời:xa trông (vọng, dao khan)
-Cá nhân trả lời:nhìn ngắm từ xa có thể bao quát toàn bộ vẻ đẹp của bức tranh.
-Cá nhân trả lời:thác núi Lư “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”.
-Cá nhân trả lời:là thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống.
-Cá nhân trả lời:tác giả biến dòng thác từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh thể hiện vẻ đẹp mới lạ, hùng vĩ của núi Lư.
-Cá nhân trả lời:rất hợp lí vì dòng thác được ngắm từ xa, thác tuôn chảy không ngừng, trắng xoá tưởng như dòng trắng ấy bất động,..
-Cá nhân trả lời:khi đến gần cái tráng lệ đã thành cái kì vĩ, cái tĩnh trở về với cái động vốn có của nó. Nhưng không vì thế mà trí tưởng tượng hết bay bổng. Xúc cảm nhà thơ chuyển đổi mạnh mẽ. Từ xa nhìn lại là sự ngưỡng mộ, giờ đến gần ngước mắt trông lên mà choáng ngợp, bàng hoàng:thác đổ xuống từ nghìn thước, không chỉ miêu tả thác nước mà còn giúp người đọc hình dung được đỉnh núi cao và thế dốc đứng,..
-Cá nhân trả lời:vì bị choáng ngợp nên cảm tưởng thực mà như mơ, như huyền ảo, thần tiên. Tình cảm đã lấn át lí trí “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”, đó là trí tưởng tượng phong phú, bay bổng kì diệu là cách nói phóng đại để thể hiện tầm vóc vũ trụ hoành tráng, lớn lao,…
-Cá nhân trả lời:tính cách hào phóng mạnh mẻ và một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, phóng khoáng,..
-Cá nhân trả lời:tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết và đắm say,…
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT.
-Nội dung:Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
-Nghệ thuật:tả cảnh bằng trí tưởng tượng mãnh liệt, táo bạo, tạo ra các hình ảnh thơ phi thường,
HỎI:Qua phân tích hãy nêu nội dung của bài thơ?
HỎI:Hãy nêu vài nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
-Cá nhân trả lời:bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
-Cá nhân trả lời: tả cảnh bằng trí tưởng tượng mãnh liệt, táo bạo, tạo ra các hình ảnh thơ phi thường,
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ
-Xem và chuẩn bị bài Từ đồng nghĩa cần nắm:
+Thế nào là từ đồng nghĩa?
+Sử dụng từ đồng nghĩa
+Luyện tập
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- Van ban Xa ngam thac nui Lu co chen anh.doc