3.3- Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt:
3.1.1- Từ loại: Cách phân định từ loại tiếng Việt?
Cơ sở phân định từ loại:
Ý nghĩa khái quát (Phạm trù chung)
Khả năng kết hợp.
Chức vụ cú pháp của từ trong câu (thành phần câu):
Từ thực và từ hư:
Từ thực: Từ gọi tên đối tượng hiện thực hay trừu tượng.
Ví dụ: Mèo, chó, ăn, ngủ, tư tưởng, suy luận.
Từ hư: Biểu thị quan hệ đi kèm từ khác.
Ví dụ: Đang (hiện tại); Vì (quan hệ nguyên nhân).
Thân từ cũng là từ hư.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3: Viết câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3- VIẾT CÂU
3.1- Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt:
3.1.1- Từ loại: Cách phân định từ loại tiếng Việt?
Cơ sở phân định từ loại:
Ý nghĩa khái quát (Phạm trù chung)
Khả năng kết hợp.
Chức vụ cú pháp của từ trong câu (thành phần câu):
Từ thực và từ hư:
Từ thực: Từ gọi tên đối tượng hiện thực hay trừu tượng.
Ví dụ: Mèo, chó, ăn, ngủ, tư tưởng, suy luận...
Từ hư: Biểu thị quan hệ đi kèm từ khác.
Ví dụ: Đang (hiện tại); Vì (quan hệ nguyên nhân)...
Thân từ cũng là từ hư.
3.1.2- Các từ loại của tiếng Việt:
3.1.3- Các từ loại của tiếng Việt:
Danh từ: Chỉ sự vật, hiện tượng. Gồm có danh từ chung và danh từ riêng, làm chủ ngữ.
Động từ: Chỉ hành động, giữ chức vụ vị ngữ câu. Gồm động từ trạng thái tâm lý. Động từ tình thái. Động từ hành động...
Tính từ: Chỉ tính chất thường làm vị ngữ câu.
Các từ loại khác:
Số từ: Chỉ só đếm – từ hư
Đại từ: Thay thế tên gọi sự vật.
Phụ từ: Thành tố phụ của danh từ (những, các, một, mọi, mỗi, từng,...) Làm thành tố phụ vị ngữ từ (vẫn, cứ, đã, vừa,...)
Kết từ: Chỉ quan hệ bình đẳng: (Chính phụ: Và, mà, còn, thì, vì, nên, nếu, tuy...).
Trợ từ: Xuất hiện ở bậc câu (cả, chính, đúng, đích thị, chỉ,...)
Tình thái từ: Xuất hiện ở câu theo mục đích nói (à ư, nhé, nhỉ, có lẽ, tất nhiên,...)
Đoản từ (ngữ): Khái niệm? Phân loại?
Khái niệm: Tổ hợp từ có quan hệ cgi1nh phụ là đoản ngữ.
Cấu trúc: Phần phụ trước – phần trung tâm – phần phụ sau.
Phân loại:
Đoản ngữ danh từ (Ví dụ: Những học viên ấy...)
Đoản ngữ động từ (Ví dụ: Đã học xong...)
Đoản ngữ tính từ (Ví dụ: Đã xấu hơn...)
Đoản ngữ số từ (Ví dụ: Gần 30, xấp xỉ 100, hơn...)
Đoản ngữ đại từ (Ví dụ: Ba chúng tôi, các anh ấy...)
3.2- Câu:
Khái niệm câu? Phân loại câu?
3.2.1- Khái niệm: Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập, có ngữ điệu, kết thúc, mang tư tưởng tương đối trọn vẹn kèm thái độ người nói, giúp hình thành biểu đạt, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách đơn vị thông báo nhỏ nhất.
3.2.2- Phân loại câu:
3.2.2.1- Phân loại câu theo mục đích nói: Bốn kiểu câu:
Câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán,.
3.2.2.2- Phân loại câu theo mối quan hệ với hiện thực:
Câu khẳng định.
Câu phủ định.
3.2.2.3- Phân loại câu theo cấu tạo:
Câu có hai thành phần chính: chủ ngữ - vị ngữ.
Câu đơn: Câu đơn hai thành phần: Câu đơn chỉ có một cụm C – V.
Câu đơn: Nòng cốt.
Câu đơn đủ thành phần: Bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ, phụ ngữ,...
Câu đặc biệt: Do một ngữ tạo thành
Ví dụ: Vợ con – Bà cụ nhà Chẩn. Gia đình anh ta. Người Mán (Nam Cao)
Câu phức: Ngoài kết cấu C – V nòng cốt, có thêm ít nhất một kết cấu C – V làm vế câu phụ hoặc thành phần chính của câu hoặc làm thành tố phụ của ngữ tạo câu
Phân loại:
Câu phức có kết cấu C – V làm thành tố ngữ (làm trạng ngữ, bổ ngữ,...)
Câu phức có kết cấu C – V làm thành phần chính (làm chủ ngữ hoặc vị ngữ).
Câu phức có kết cấu chủ vị làm vế câu phụ.
Câu ghép: Cấu tạo bằng cái kết cấu chủ - vị bậc câu trở lên theo quan hệ đẳng lập, (còn có tên gọi: câu ghép đẳng lập, câu ghép song song). C – V, C – V, ...
3.2.3- Ngữ điệu và dấu câ thể hiện trong câu như thế nào?
Ngữ điệu và dấu câu là hình thức chữ viết để thể hiện ngữ điệu. Đây là quan hệ giữa ngôn ngữ và chữ viết.
3.2.4- Hệ thống dấu câu:
Dấu chấm câu:
1. Dấu chấm. 2. Dấu phẩy, 3. Dấu ngoặc đơn (...) 4. Dấu chấu hỏi?
5. Dấu chấm phẩy; 6. Dấu ngoặc kép 7. Dấu chấm cảm! 8. Dấu gạch ngang -
9. Dấu chấm lửng... 10. Dấu hai chấm: 11. Dấu ngắt câu.
3.2.5- Chuyển đổi câu – Phân tích câu – Mở rộng câu – Rút gọn câu: Thể hiện như thế nào?
Chuyển đổi câu: nhằm mục đích thông báo.
Mở rộng câu: mở rộng chủ ngữ, vị ngữ, thành phần phụ nhằm tăng cường mục đích thông báo của câu.
P, C – V → (MR) P, C (MR) – V → (MR) P (MR), (MR) C (MR) – (MR) V (MR)
Rút gọn câu: Vì mục đích nhấn mạnh nội dung thông báo:
(MR) P, C (MR) – V (MR) → P, C – V
3.2.6- Viết câu:
3.2.6.1- Muốn viết câu đúng và hay phải dùng đúng dấu câu.
3.2.6.2- Viết câu hay: Câu phải chặt chẽ. Mạch lạc, chính xác, rõ ràng, hùng hồn, mạnh mẽ, tránh viết câu sai, câu mơ hồ.
Tóm lại: Cần nắm vững ngữ pháp tiếng Việt để viết câu đúng và hay, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài tập:
1- Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt.
2- Phân loại từ, câu tiếng Việt.
3- Hệ thống dấu câu tiếng Việt.
4- Biến đổi câu trong tiếng Việt.
5- Thảo luận nhóm (xémina).
6- Chuẩn bị thuyết trình (Câu sai, câu mơ hồ).
7- Tự thực hành điền dã ngôn ngữ học (tham dự hội thảo, dạ hội, triển lãm,...).
8- Nhận đề tài tiểu luận.
File đính kèm:
- viet cau.doc