Giáo án ngữ văn 7 câu đặc biệt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là câu đặc biệt, tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.

- Nhận biết được cây đặc biệt trong văn bản; phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn.

- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong nói và viết.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG:

 1. Kiến thức:

- Khái niệm câu đặc biệt.

- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.

 2. Kỹ năng:

- Nhận biết câu đặc biệt.

- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.

- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp vơi hoàn cảnh giao tiếp.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 7 câu đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 CÂU ĐẶC BIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là câu đặc biệt, tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản. - Nhận biết được cây đặc biệt trong văn bản; phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong nói và viết. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm câu đặc biệt. - Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết câu đặc biệt. - Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản. - Sử dụng câu đặc biệt phù hợp vơi hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: - Biết cách sử dụng câu đặc biệt thích hợp trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể. C. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu : SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng THCS – tập 1, các tài liệu, giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt. - Thiết kế bài giảng trên giấy và bằng giáo án điện tử (nếu có). - Chuẩn bị giáo cụ : bảng nhóm. 2. Học sinh: - Ôn bài cũ. - Đọc và chuẩn bị bài mới D. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. E. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm hai bài tập nhỏ: 2.1. Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau. Nêu tác dụng của các câu ấy: “Bấy giờ, khi chào người lớn, các cô ấy (trước 1975) cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười. Cười ngậm miệng, cười chúm chím, cười mủm mỉm, cười he hé, chỉ để lộ vài cái răng hay lộ cả hàm, tùy theo mức độ thân quen…” (Trích Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương) HS trả lời: Tác dụng của các câu rút gọn trong đoạn văn trên là làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước (“các cô ấy”). 2.2. Hãy xác định câu rút gọn trong trường hợp sau. Trong trường hợp đó, câu rút được sử dụng có thích hợp không? Vì sao? Trong giờ học, thầy giáo hỏi Nam: - Hôm qua em có học bài không? Nam trả lời: - Không. HS trả lời: Câu rút gọn trong trường hợp trên là “Không.” Trong trường hợp đó, câu rút gọn được sử dụng không thích hợp. Bởi vì khi đó, câu nói đã trở nên cộc lốc, khiếm nhã, thể hiện sự thiếu tôn trọng của người nói đối với người nghe. F. DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài mới: GV đặt câu hỏi: Từ trước đến nay, các em đã được học loại câu nào? HS trả lời dựa vào kiến thức mà các em đã được học. GV dẫn dắt: Qua các loại câu mà các em đã được học, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng về từ ngữ cũng như về cấu trúc ngữ pháp. Có rất nhiều loại câu trong tiếng Việt mà các em đã được học như câu đơn, câu ghép,… Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một loại câu mới mà chắc chắn các em đã sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày mà các em không biết. Đó chính là câu đặc biệt. Vậy câu đặc biệt là gì? Chúng có tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu về loại câu này. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT GV mời một em HS đọc ví dụ trong SGK/27. Theo các em, câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với bạn kế bên để tìm ra câu trả lời đúng: Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. GV mời HS chốt: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. GV yêu cầu một HS đọc lại ghi nhớ trong SGK/28. GV mở rộng, giúp HS phân biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn: Xét các ví dụ sau: Ví dụ 1: Bạn làm bài tập chưa? Chưa. Ví dụ 2: Ông ấy vừa mất ngày hôm qua. Thế à? Theo các em, trong hai câu được in đậm trên, câu nào là câu đặc biệt? Vì sao? GV chốt: Các em cần phân biệt để tránh lầm lẫn giữa câu rút gọn và câu đặc biệt. GV chỉ HS các dấu hiệu để nhận biết. GV hướng dẫn HS kẻ bảng để phân biệt đặc điểm của câu đặc biệt và câu rút gọn (Có thể trình chiếu bằng giáo án điện tử). HS đọc ví dụ: Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. (Khánh Hoài) HS đánh số thứ tự cho các câu trong ví dụ vừa được đọc. HS thảo luận và trả lời: Theo em, đáp án đúng là câu C. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. HS ghi bài vào vở. Một HS đứng lên đọc ghi nhớ trong SGK/28. HS quan sát ví dụ và trả lời câu hỏi: Câu đặc biệt là câu in đậm trong ví dụ 2 (Thế à?). Vì đó là câu không thể nào có chủ ngữ và vị ngữ. HS tiếp thu và ghi bài phần mở rộng. Thế nào là câu đặc biệt? Ví dụ SGK/27: Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. (Khánh Hoài) → Ôi, em Thủy! là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. → Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn: 2.1. Câu rút gọn: Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý. Những câu đó gọi là câu rút gọn. Trong câu rút gọn, có thể có chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ ngữ và vị ngữ được lược bỏ. Câu rút gọn giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. Khi nói chuyện với người lớn tuổi, bậc trên, dùng câu rút gọn cần khéo léo để tráng biến câu nói trở nên cộc lốc, khiếm nhã. 2.2. Câu đặc biệt: - Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt. - Chỉ khi nào cần thiết như: biểu lộ cảm xúc, tỏ thái độ hay nêu nhận xét về một sự việc, một hiện tượng mới dùng câu đặc biệt. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT GV cho HS xem bảng ở SGK/28 mà GV đã chuẩn bị dưới hình thức trên giấy khổ lớn hoặc trình chiếu (giáo án điện tử). Các em hãy thảo luận nhóm và đánh dấu X vào ô trống mà các em cho là thích hợp để tìm ra tác dụng của câu đặc biệt trong những trường hợp đó. GV chốt ý: Câu đặc biệt có nhiều tác dụng như các em đã trình bày. Tùy vào mỗi trường hợp sử dụng cụ thể mà câu đặc biệt có thể đưa đến những tác dụng khác nhau. GV cho HS ghi bài vào vở hoặc đánh dấu ghi nhớ trong SGK/29. Yêu cầu một HS đứng lên đọc lại ghi nhớ trong SGK/29. HS quan sát bảng ở SGK/28. HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng) → Xác định thời gian, nơi chốn Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao) → Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) → Bộc lộ cảm xúc An gào lên: - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! Sơn đã tìm thấy chị. (Nguyễn Đình Thi) → Gọi đáp HS ghi bài vào vở hoặc đánh dấu ghi nhớ trong SGK/29. Một HS đứng lên đọc lại ghi nhớ trong SGK/29 II. Tác dụng của câu đặc biệt: Câu đặc biệt thường được dùng để: Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; Bộc lộ cảm xúc; Gọi đáp. HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP GV hướng dẫn HS làm kết hợp hai bài tập 1 và 2 trong SGK/29. GV hướng dẫn HS gạch một gạch dưới những câu đặc biệt và hai gạch dưới câu rút gọn trong SGK (hoặc sử dụng hai màu mực để phân biệt) sau đó ghi trực tiếp vào vở bài tập và suy ra tác dụng bên dưới mỗi câu đã xác định. GV thêm một yêu cầu với HS: Cho biết mỗi câu rút gọn được xác định đã lược bỏ đi thành phần nào? GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập 3 trong SGK/29 vào vở bài tập: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt. HS làm cá nhân bài tập 1, 2 vào vở bài tập theo sự hướng dẫn của GV. HS làm bài tập trong thời gian từ 5 đến 10 phút. HS xem kỹ đề và đặt câu hỏi cho GV nếu có thắc mắc. III. Luyện tập: Bài tập 1, 2: Câu đặc biệt: không có Câu rút gọn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. → Câu rút gọn được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Câu đặc biệt: Ba giây… Bốn giây… Năm giây… → Tác dụng: Xác định và thông báo thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. Lâu quá! → Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc Câu rút gọn: không có Câu đặc biệt: Một hồi còi. → Tác dụng: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Câu rút gọn: không có Câu đặc biệt: Lá ơi! → Tác dụng: Gọi đáp. Câu rút gọn: Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. → Câu rút gọn được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. G. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Học và ôn bài thật kỹ. - Hoàn thành bài tập được giao. - Chuẩn bị bài mới: + Xem lại kiến thức về trạng ngữ đã được học ở bậc tiểu học. + Đọc và chuẩn bị bài mới: “Thêm trạng ngữ cho câu”. H. TỰ KIỂM ĐIỂM VÀ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 Cau dac biet.doc