I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
*Kiến thức chung:
-Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị và báo cáo.
-Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tunhf huống cụ thể.
-Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai văn bản trên.
*Kiến thức trọng tâm:
-Tình huống viết văn bản đề nghị, báo cáo.
-Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai văn bản trên.
-Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tiết 125 +126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 125 +126 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
Ngày soạn: 7/4/2013.
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
*Kiến thức chung:
-Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị và báo cáo.
-Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tunhf huống cụ thể.
-Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai văn bản trên.
*Kiến thức trọng tâm:
-Tình huống viết văn bản đề nghị, báo cáo.
-Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai văn bản trên.
-Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
2. Kĩ năng.
*Kĩ năng bài học:
-Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.
*Kĩ năng sống:
-Suy nghĩ phê phán sáng tạo: phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản đề nghị, báo cáo.
- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị, báo cáo(phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)
3. Thái độ: Biết cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo theo đúng mẫu.
II. PHƯƠNG PHÁP+KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Phương pháp: vấn đáp, giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu.
-Kĩ thuật dạy học: Động não, thực hành có hướng dẫn.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, một số mẫu câu, giáo án.
- HS: Soạn bài theo đề mục SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bước 1: Ổn định lớp. (1’)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ. (5’) ? Đặc điểm của văn bản báo cáo? Cách làm văn bản báo cáo?
Bước 3: Nội dung bài mới: (1’)
Tg
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
20
35
40
* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo, đề nghị
? Viết văn bản đề nghị để làm gì ?
? Viết báo cáo để làm gì ?
? Nội dung vb đề nghị và vb báo cáo khác nhau ntn?
? Hình thức trình bày của 2 vb này có gì giống nhau và khác nhau ?
? Cả 2 loại vb khi viết cần tránh những sai sót gì ?
- HS: Tuỳ tiện, cẩu thả của người viết.
? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản?
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1:
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. ÔN LẠI LÍ THUYẾT VỀ VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO.
1.Mục đích của vb đề nghị và văn bản báo cáo.
*Mục đích của vb đề nghị: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó.
*Mục đích vb báo cáo: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
2 Nội dung:
+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ?
+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn?
3. Hình thức:
- Trình bày: trang trọng, sáng sủa… rõ ràng
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 :
- GV hướng dẫn hs làm bài
Bài tập 2 :
- Dựa vào từng tình huống của hs đưa ra để viết vb.
Bài tập 3 : Những chỗ sai
a. Hs viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình
b. HS viết vb đề nghị là không đúng, trong trường hợp này phải viết báo cáo, vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và Bà mẹ VN anh hùng
c. Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết vb đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng cho bạn H.
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút)
*Bước 5: Dặn dò: (1phút)
- Học thuộc kiến thức vừa luyện tập
- Soạn bài “ Ôn tập tập làm văn”
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 127 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 7/4/2013.
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
*Kiến thức chung:
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học về văn biểu cảm và văn nghị luận.
*Kiến thức trọng tâm:
- Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.
- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận
2. Kĩ năng.
*Kĩ năng bài học:
- Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.
- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận
*Kĩ năng sống:
3. Thái độ:
- Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV.
II. PHƯƠNG PHÁP+KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Phương pháp: vấn đáp, giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu.
-Kĩ thuật dạy học: Động não, thực hành có hướng dẫn.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, một số mẫu câu, giáo án.
- HS: Soạn bài theo đề mục SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bước 1: Ổn định lớp. (1’)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.(5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
Bước 3: Nội dung bài mới: (1’) - Chúng ta đã học văn biểu cảm và văn nghị luận, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: :Văn Biểu Cảm,
? Em hãy nhắc lại thế nào là văn biểu cảm?
- Hs: Trả lời theo sgk?
? Hãy ghi lại tên các văn bản biểu cảm đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7?
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. Về văn biểu cảm:
Tên vb biểu cảm
Đặc điểm
Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bc
Các phương tiện tu từ trong văn bc
1. Cổng trường mở ra
2. Mẹ tôi
3. Một thứ quà của lúa non cốm
4. Mùa xuân của tôi
- Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học
- Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người…thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình
Khai thác những đặc điểm , tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người…nhắm bộc lộ tình cảm và đánh giá của mình
- Về bố cục: Theo mạch tình cảm suy nghĩ
- Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cxảm xúc tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay
-Vd:Phong cảnh đầm nước và chân dung các nhân vật trong đoạn trich BHĐĐĐT
- Tự sự : Như miêu tả
- So sánh :
- Đối lập–tương phản
- Câu cảm, hô ngữ trực tiếp biểu hiện tâm trạng
- Câu hỏi tu từ
- Điệp ngữ
* Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây :
Nội dung văn biểu cảm
ND cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết
Mục đích biểu cảm
- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết
Phương tiện biểu cảm
- Câu cảm thán, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc tâm trạng , điệp từ
* Khái quát bố cục
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá
Thân bài
- Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm
- Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng quát
Kết bài
- Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút)
*Bước 5: Dặn dò: (1phút) - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập
- Soạn bài “ chuẩn bị các câu hỏi tiếp theo”
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 7/4/2013.
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
*Kiến thức chung:
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học về văn biểu cảm và văn nghị luận.
*Kiến thức trọng tâm:
- Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.
- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận
2. Kĩ năng.
*Kĩ năng bài học:
- Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.
- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận
*Kĩ năng sống:
3. Thái độ:
- Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV.
II. PHƯƠNG PHÁP+KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Phương pháp: vấn đáp, giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu.
-Kĩ thuật dạy học: Động não, thực hành có hướng dẫn.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, một số mẫu câu, giáo án.
- HS: Soạn bài theo đề mục SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bước 1: Ổn định lớp. (1’)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.(5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
Bước 3: Nội dung bài mới: (1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Em hãy nhắc lại thế nào là văn nghị luận?
- Hs: Trả lời theo sgk?
? Hãy ghi lại tên các văn bản nghị luận đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7?
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Văn nghị luận :
- Chúng ta đã học văn biểu cảm và văn nghị luận, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài.
Tên vb nghị luận
Các dạng nghị luận
Các yếu tố cơ bản
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2. Sự giàu đẹp của TV
3. Đức tình giản dị của BH
4. Ý nghĩa văn chương
A. Nghị luận nói: ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết, ý kiến trao đổi, phỏng vấn, chương trình thời sự, thể thao …
B. Nghị luận viết
- Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, nghiên cứu văn học, các luận văn, luận án ….
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận …
- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu
* Luận điểm là : Những bộ phân, những khía cạnh, bình diện của luận đề. Một luận đề có thể có nhiều luận điểm nhưng cũng có thể chỉ có 1 luận điểm. Khi ấy, luận đề và luận điệm trùng khít với nhau
Trong a,b,c,d
+ Câu a, d là luận điểm
+ Câu b chỉ là câu cảm thán
+ Câu chưa đầy đủ, chưa rõ ý
* Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết lập luận
- Dẫn chứng trong bài băn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ , được phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, thống kê dẫn chứng hàng loạt
- Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng và đó mới là chủ yếu
- Bởi vậy đưa dẫn chứng trong bài ca dao chưa đủ để chứng minh TV ta giàu đạp , mà người viết còn phải đưa thêm những dẫn chứng khác. Phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong TV đã thể hiện sự giàu đẹp ntn
- Yêu cầu lí lẽ và lập luận: phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng
- Lí lẽ và lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc
- Với 2 đề văn trên, chỗ giồng nhau là: Chung 1 luận đề, cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
- Khác nhau
Giải thích
Chứng minh
- Thể loại ( kiểu vb)
- Vấn đề ( giả thiết là) chưa rõ
- Lí lẽ là chủ yếu
- Là rõ bản chất vấn đề là ntn
- Thể loại ( kiểu vb)
- Vấn đề ( giả thiết là ) đã rõ
- Dẫn chứng là chủ yếu
- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
- GV: Cho hs đọc đề trong SGK để tham khảo
-HS: Đọc đề tham khảo
II. LUYỆN TẬP :
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút)
- Hãy nêu đặc điểm của văn biểu cảm ?
- Chứng minh và giải thích giống và khác nhau ntn?
*Bước 5: Dặn dò: (1phút)
Về nhà làm đề sau :
+ Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- vaan 7 tuaan 33noong haa.doc