I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
*Kiến thức chung:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn.
- Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu.
- Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ cú pháp.
*Kiến thức trọng tâm:
- Các dấu câu, các kiểu câu đơn.- Các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp.
2. Kĩ năng.
*Kĩ năng bài học:
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
*Kĩ năng sống:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tiết 129: Ôn tập tiếng Việt (tiếp theo) năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 129 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp theo)
Ngày soạn: 6/4/2013.
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
*Kiến thức chung:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn.
- Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu.
- Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ cú pháp.
*Kiến thức trọng tâm:
- Các dấu câu, các kiểu câu đơn.- Các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp.
2. Kĩ năng.
*Kĩ năng bài học:
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
*Kĩ năng sống:
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP+KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Phương pháp: vấn đáp, giải thích, nêu ví dụ, phân tích mẫu.
-Kĩ thuật dạy học: Động não, thực hành có hướng dẫn.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, một số mẫu câu, giáo án.
- HS: Soạn bài theo đề mục SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bước 1: Ổn định lớp. (1’)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
Bước 3: Nội dung bài mới: (1’)
TG
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
30
10
* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết Các phép biến đổi câu. Các phép tu từ cú pháp:
? Hãy nêu những phép biến đổi câu ?
+Thêm một số thành phần câu
+ Chuyển đổi kiểu câu
? Trong dạng rút gọn câu chúng ta có những loại câu nào ?
- HS: Rút gọn câu và câu đặc biệt
? Thế nào là rút gọn câu ? Cho vd
? Trong vd thành phần nào được rút gọn ? tại sao ?
HS: Thành phần CN vì câu nói là của chung mọi người
? Khi rút gọn câu cần đảm bảo điều gì ?
? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd
? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào ? Cho vd
* GV chốt: Câu đặc biệt cũng là dạng rút gọn câu, nhưng thường khó hoặc không thể khôi phục thành phần bị lược bỏ. Đây chính là điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn
* Chúng ta vừa ôn tập 2 dạng rút gọn câu. Bây giờ chúng ta tiếp tục ôn tập về 2 dạng mở rộng câu
? Em hãy cho biết dạng mở rộng câu thứ nhất là gì ?
- HS: Thêm trạng ngữ cho câu
? Thêm trạng ngữ cho câu là gì ? Cho vd
? Dạng thứ hai là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu . Vậy thế nào là dụng cụm C-V làm thành phần câu ? Ch vd
? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho vd
* GV chốt: Nhờ việc mỏ rộng câu bằng cách dụng cụm C-V làm thành phần câu , ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần Chuyển đổi kiểu câu có những cách chuyển đối nào ?
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? cho vd ?
? Chuyển đổi như vậy có tác dụng gì ?
HS : Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán
? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho vd
HS: Có từ bị và được
Không có từ bị và được
? Chúng ta đã học những phép tu từ nào ?
HS: Điệp ngữ và liệt kê
? Liệt kê là gì ? Cho vd
? Có mấy kiểu liệt kê ? cho vd
- HS: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
VD : Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải
- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
VD : Tre , nứa , mai , vầu ….
- GV chốt : Liệt kê là một phép tu từ cú pháp . Vì vậy, khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn cho hs viết , sau đó đọc trước lớp GV cùng học sính nhận xét
I. Lí thuyết
3. Các phép biến đổi câu :
a. Rút gọn câu: Khi nói viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn bớt thành phần câu
- VD: Thương người như thể thương thân
+ Rút gọn câu cần chú ý :
- Câu vẫn đủ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã
- Trong đối thoại, hội thoại thường hay rút gọn câu nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe, người hỏi và người trả lời.
b.Câu đặc biệt: Câu đặc biệt khôngcấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
- VD : Một đêm trăng . Tiếng reo…
* Tác dụng :
+ Nêu thời gian nơi chốn
VD: Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông
+ Liệt kê sự vật hiện tượng
VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa, Gío
+ Bộc lộ cảm xúc :
VD Trời ôi! Aí chà chà !
+ Gọi đáp :
VD Sơn ơi ! Đợi với.
c. Thêm trạng ngữ cho câu :
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn , địa điểm
VD : Trên dàn hoa lí … Dưới bầu trời trong xanh.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian
VD : Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp.
+ Chỉ nguyên nhân
VD: Vì trời mưa to, sông suối đầy nước.
+ Chỉ mục đích
VD: Để mẹ vui lòng, Lan cố gắng học giỏi.
+ Chỉ phương tiện
VD : Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi
+ Chỉ cách thức :
VD:Với quyết tâm cao, học lên đường
* Cấu tạo :
- Trạng ngữ có thể 1 thực từ (danh từ, động từ, tính)nhưng thường là 1 cụm từ ( cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)
- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường là các quan hệ từ
VD : Trên giàn hoa..
Hồi đêm
d. Dùng cụm chủ vị làm thành phần câu : Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm C-V làm thành phần câu.
VD: Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp.
* Các thành phần dùng để mở rộng câu :
+ Chủ ngữ : Mẹ về khiến cả nhà vui + Vị ngữ : Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi.
+ Bổ ngữ: Tôi cứ tưởng ghê gớm lắm.
+ Định ngữ: Người tôi gặp là một nhà thơ.
e. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động
VD: Hùng vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu
+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động
- VD : Lang Liêu được HV truyền ngôi
* Tác dụng: Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán
4. Các phép tu từ cú pháp :
a, Liệt kê : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm
- VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm , những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời
* Các kiêu liệt kê :
- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
VD :Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải
- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
VD : Tre , nứa , mai , vầu ….
II. LUYỆN TẬP :
1. Bài 1: Viết một đoạn văn (chủ đề về mùa hè) trong đó sử dụng ít nhất 4 loại dấu đã học
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút) Nhận xét giờ luyện tập.
*Bước 5: Dặn dò: (1phút) Về nhà chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 130 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
Ngày soạn: 7/4/2013.
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
7a
7b
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
*Kiến thức chung:
-Hệ thống hóa kiến thức đã học.
- Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì II.
*Kiến thức trọng tâm:
Hệ thống hóa kiến thức đã học.
2. Kĩ năng.
*Kĩ năng bài học:
-LËp s¬ ®å hÖ thèng ho¸ kiÕn thøc.
*Kĩ năng sống:
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP+KĨ THUẬT DẠY HỌC:
-Phương pháp: vấn đáp, giải thích.
-Kĩ thuật dạy học:
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: giáo án.
- HS: Soạn bài theo đề mục SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bước 1: Ổn định lớp. (1’)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: không
Bước 3: Nội dung bài mới: (1’)
TG
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
40
- Về phần văn, ở học kì II, em đã được học những loại văn bản nào ? Kể tên các văn bản đã học ?
- Về phần tiếng Việt, chúng ta đã đợc học những bài nào ?
- Về phần tập làm văn, cần chú ý thể loại nào ?
1-Về phần văn:
- Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương.
- Văn bản tự sự: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.
- Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương (bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả với biểu cảm).
- Văn bản chèo: Quan âm Thị Kính.
2- Về phần tiếng Việt:
- Câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động, câu đặc biệt.
- Phép tu từ liệt kê.
- Mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ.
- Dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
3- Về tập làm văn:
- Văn nghị luận chứng minh.
- Văn nghị luận giải thích.
*Bước 4: Củng cố: ( 2 phút) - Ôn tập và học thuộc những nội dung trên.
*Bước 5: Dặn dò: (1phút)
- Xem lại đề kiểm tra cuối học kì I: sgk (188,190).
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- va n 7 tu an 34 no ng h a.doc