A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
- Hiểu giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
- Gía trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ.
- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt
-Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích thơ
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tiết 41, 42, 43, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 4 /11/2013
Dạy ngày : 7/11/2013
Tiết 41: HDĐT BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
( MAO ỐC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA)
- Đỗ Phủ -
A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
- Hiểu giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
- Gía trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ.
- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt
-Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích thơ
3. Thái độ:
- Giáo dục HS sự thương cảm với người nghèo khổ.
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH:
-Phương pháp đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề.
- GV chủ yếu cho hs đọc nhiều lần bài thơ và hướng dẫn, định hướng cho hs tìm hiểu thêm nội dung văn bản, không đi vào tìm hiểu kỹ càng như các bài học khác.
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ ‘Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” Nêu những nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới:
Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại, là “Tiên thi” thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, là “Thi sử thi thánh “ (ông thánh làm thơ ). Cuộc đời của ông long đong khốn khổ, chết vì nghèo đói, bệnh tật. Ông đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là 1 bài thơ như thế.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Dựa vào chú thích, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả bài thơ?
+ Gv: Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân.Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo dào dạt trong hơn 1400 bài thơ để lại, phản ánh tâm hồn cao đẹp của 1 “nhà thơ dân đen”. Cuộc đời của Đỗ Phủ trải qua nhiều bất hạnh: Công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang cơm cháo, nằm chết trên 1 chiếc thuyền rách nát nơi quê hương.
- hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Nhắc lại sự hiểu biết của em về thể thơ cổ thể?
- Bài thơ chia thành mấy phần? ý của từng đoạn?
khổ thơ em vừa đọc tả cảnh gì?
- Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào?
- Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả tập trung ở chi tiết nào?
- Những mảnh tranh bị gió cuốn bay được miêu tả cụ thể trong những câu thơ nào?
- Hình ảnh những mảnh tranh bị gió cuốn bay đi như thế gợi lên 1 cảnh tượng như thế nào?
- Khổ 2 dùng phương thứ biểu đạt gì?(tự sự +B.cảm)
- Cảnh trẻ con cướp giật tranh được kể qua câu thơ nào?
- Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà, cảnh tượng này gợi cho ta thấy cuộc sống XH thời Đỗ Phủ như thế nào?
- Hai câu thơ, gợi cho ta thấy hình ảnh ông già Đỗ Phủ là người như thế nào?
- Khổ thơ miêu tả cảnh gì?
- Hai câu thơ gợi cho ta 1 không gian như thế nào?
- Những chi tiết này gợi cho em liên tưởng tới 1 XH như thế nào?
- Hai câu thơ: “Mền vải... lót nát” diễn tả ý gì?
- Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống của gia đình Đỗ Phủ như thế nào?
- Cơn loạn: Nói về sự biến An Lộc Sơn - Sử Tư Minh xảy ra 755 - 763 dẫn đến tình hình XH rối loạn.
- Hai câu thơ này có sử dụng biện pháp NT gì?có tác dụng gì?
- Khổ 4 nói về điều gì?
- Nhà thơ có ước nguyện gì?
- Ước nhà to vững chắc để làm gì?
- Vì sao Đỗ Phủ lại ước nhà cho kẻ sĩ nghèo ngoài thiên hạ?
Em có nhận xét gì về ước vọng đó?
- Lời than của nhà thơ có ý nghĩa gì?
- Gv: 2 câu kết thể hiện tấm lòng vị tha và tinh thần nhân đạo rất đáng quí của Đỗ Phủ. Mơ ước ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng, lãng mạn nhưng rất chân thực, nó bắt nguồn từ cuộc sống có thực và bản tính nhân đạo của 1 thi sĩ luôn gắn bó với đời, luôn quan tâm và mong muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc.
- Miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Nói lên nỗi thống khổ của bản thân và bộc lộ khát vọng cao cả.
I/. Đọc hiểu chú thích
1- Tác giả: Đỗ Phủ (712-770 ).
- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường.
2- Tác phẩm:
- Bài thơ viết vào năm (760 hoặc 761).
3- Kết cấu:
* Thể thơ: Thơ tự do cổ thể
* Bố cục: 4 phần.
+ Đ1: Kể - tả về việc gió thu thổi bay mái nhà tranh.
+ Đ2: Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
+ Đ3: Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
- 5 câu cuối:
+ Đ4: Mơ ước của nhà thơ.
II/. Tìm hiểu chi tiết:
a- Khổ 1: Cảnh nhà bị gió thu phá
Tháng tám, thu cao, gió thét già
..................................................
Mảnh thấp bay lộn vào mương sa.
-> Hình ảnh miêu tả - gợi 1 cảnh tượng tan tác, tiêu điều.
b- Khổ 2: Cảnh trẻ con cướp giật tranh.
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre.
-> Gợi cuộc sống khốn khổ, đáng thương.
Môi khô .............. lòng ấm ức!
=> Già yếu, tội nghiệp, đáng thương.
c- Khổ 3: Cảnh nhà thơ ướt lạnh trong đêm
Giây lát, .......đêm đen đặc.
-> Gợi 1 không gian lạnh lẽo bị bóng tối dày đặc bao phủ.
Liên tưởng tới 1 XH đen tối, bế tắc, đói khổ.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
=> Gia đình nghèo khổ, túng bấn, không có lối thoát.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?
-> Câu hỏi tu từ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ, vừa ngầm lên án giai cấp thống trị hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân đói khổ lầm than.
d- Khổ 4: Ước nguyện của nhàthơ
Ước được......... cũng được!
-> Sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung.Thể hiện một tấm lòng vị tha và tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ
=> Phê phán thực trạng XH bế tắc, bất công.
III/. Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk (134 )
IV/. Luyện tập:
4.Củng cố: - Hãy đọc nên câu thơ thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ?
5. Dặn dò: - Soạn bài : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
=========================================================
Soạn ngày: 4 / 11/ 2013
Dạy ngày: 9/ 11/ 2013
Tiết 42: KIỂM TRA VĂN
A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Qua bài kiểm tra, HS đánh giá được kết quả học tập về văn bản trữ tình dân gian, trung đại mà HS đã được học
- Nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung , tư tưởng nghệ thuật .
2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết bài kiểm tra từ việc học lí thuyết đi vào thực hành
3. Thái độ: Nâng cao hơn nữa ý thức học tập của HS .
B/. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên: Soạn bài
2- Học sinh: Học bài, chuẩn bị tư tưởng, kiến thức tốt nhất để làm bài kiểm tra.
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH:
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ma trận:
CHỦ ĐỀ
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
ĐIỂM
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản nhật dụng.
1
0,5
1
0,5
Văn học dân gian.
1 0,5
1
0,5
1
3
3
4
Văn học trung đại.
2
1
1
0,5
1
4
4
5,5
Tổng
4
2
3
4
1
4
8
10
2. Đề bài:
A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung:
A. Tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
D. Tái hiện lại tâm tư của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
Câu 2: Bài ca dao “ Công cha như núi ngất trời” là lời:
A. Của người con nói với cha mẹ.
B. Của ông bà nói với cháu
C. Của người mẹ nói với con.
D. Của người cha nói với con.
Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ:
A. Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
D. Song thất lục bát.
Câu 4: Văn bản: “Những câu hát châm biếm” thuộc thể loại nào?
A.Ca dao-dân ca B.Ca dao-tục ngữ
C.Ca dao-vè C.Ca dao-thơ.
2. Trong những nhận xét sau, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai ? ( Điền chữ Đúng hoặc Sai vào sau nhận định)
A. Bài thơ “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều viết bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Hai bài thơ trên đã diễn tả tình bạn thân thiết, gắn bó giữa những tâm hồn tri âm.
C. Hai bài thơ đều kết thúc với ba từ “ta với ta” nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài lại khác nhau.
D. Cả hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm.
3. Nối cụm từ cột A với cụm từ cột B cho phù hợp giữa địa danh và đặc diểm được nói đến trong bài ca dao ở đâu năm cửa...
A
B
Sông Lục Đầu
Núi Đức Thánh Tản
Nước sông Thương
Tỉnh Lạng
Thành Hà Nội
Có thành tiên xây.
Sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Thắt cổ bồng có thánh sinh.
Bên đục bên trong.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Chép những câu ca dao – dân ca mà em nhớ bắt đầu bằng chữ “thân em”. Câu ca nào làm em xúc động nhất ? Vì sao ?
Câu 2: (4đ) Có bạn cho rằng: “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
HƯỚNG DẪN CHẤM:
A. Trắc nghiệm KQ: (3đ) Mỗi câu đúng cho 0,5 đ.
Câu
1.1
1.2
1.3
1.4
2
3
Đáp án
D
C
C
A
A-Đúng; B. Sai;
C. Đúng;
D. Sai
Nối: 1-b, 2-c,
3-d, 4-a.
Tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ)
Chép lại chính xác như SGK bài ca “ Thân em như trái bần trôi...” và một bài bất kỳ ngoài chương trình có chữ “thân em”. (2đ)
Nêu được cảm nhận ngắn gọn về nội dung và NT của một bài để thể hiện ấn tượng của mình. (1đ)
Câu 2: ( 4đ) HS trình bày đươc các ý cơ bản sau:
Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt. (1đ)
Giải thích được nội dung ý nghĩa của hai cụ từ trong từng bài: ở bài “Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo Ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. (1đ)
Nếu “Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỷ, thì ở bài thơ “Qua đèo Ngang cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. (2đ)
===========================================================
Soạn ngày: 4/ 11/ 2013
Dạy ngày: 9/ 11/ 2013
Tiết 43: TỪ ĐỒNG ÂM
A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định : Lựa chọn cách sử dụng các từ đồng âm đúng nghĩa , phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẽ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm.
3. Thái độ:
Giáo dục thái độ cẩn trọng khi sử dụng từ đồng âm, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
B/. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH:
- Phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. - Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng các từ đồng âm.
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ đồng âm theo những tình huống cụ thể.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
* Thế nào là từ trái nghĩa? * Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Giải thích nghĩa của các từ lồng?
- Lồng 1: Chỉ hđ chạy cất cao vó lên với sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
- Lồng 2: Chỉ đồ vật thường đan thưa bằng tre nứa để nhốt chim.
- Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào? (Giống về âm thanh và khác về nghĩa).
+Gv: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm.
- Em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
- Hs đọc ghi nhớ 1-sgk-135.
- Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 ví dụ trên? (Dựa vào mối quan hệ giữa từ lồng với các từ khác ở trong câu - Tức là dựa vào ngữ cảnh)
- Câu: “Đem cá về kho.” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
+Kho 1: Nơi tập trung cất giữ tài sản.
(Đem cá về kho của xí nghiệp. Đem cá cất vào kho.)
+Kho 2: Hành động nấu kĩ thức ăn mặn. (Đem cá về kho tương. Mẹ tôi kho cá bằng nồi đất rất ngon.)
+Gv: Như vậy là từ kho được hiểu với 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, khi sử dụng từ đồng âm chúng ta cần chú ý gì?
- HS đọc ghi nhớ.
- Bài 1 (136 ):
- Đọc đoạn dịch thơ Bài ca nhà tranh...
-Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: Thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
- Thu: mùa thu, gió thu (chỉ thời tiết-nghĩa trong bài thơ )
+ Thu: thu hoạch, thu hái (gặt hái, thu nhận)
+ Thu: thu ngân, thu quĩ (Thu tiền )
+ Thu: thu nhận (tiếp thu và dung nạp)
- Cao: thu cao (gió thu mạnh - nghĩa trong bài thơ)
+ Cao: cao cấp (bậc trên)
+ Cao: cao hứng (hứng thú mạnh hơn lúc thường)
+ Cao: cao nguyên (nơi đất cao hơn đồng bằng)
2- Bài 2 (136 ):
a) Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?
Các nghĩa khác nhau của DT cổ:
- Cái cổ: phần giữa đầu và thân.
- Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh tay.
- Cổ chai: Phần giữa miệng thân chai.
- Cao cổ: cất tiếng lên.
b) - Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó?
Các từ đồng âm với DT cổ:
- Cổ kính: xưa cũ
- Cổ động: cổ vũ, động viên
- Cổ lỗ: cũ kĩ quá
I/. Thế nào là từ đồng âm:
1.Ví dụ
2.Nhận xét
*Ghi nhớ 1:Từ đồng âm: Là n từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
II- Sử dụng từ đồng âm:
* Ghi nhớ 2:
Khi giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ được dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
III-Luyện tập:
3- Bài 3 (136 ):
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm)?
- Bàn (danh từ ) – bàn (động từ ):
Chúng tôi bàn với nhau chuyển cái bàn đi chỗ khác.
- Sâu (danh từ ) – sâu (động từ ):
Những con sâu làm cho vỏ cây bị nứt sâu hơn.
- Năm (danh từ ) – năm (số từ ):
Có một năm anh Ba về quê năm lần.
4.Củng cố: - Thế nào là từ đồng âm?
5.Dặn dò : - Chuẩn bị bài kiểm tra TV: Ôn lại các kiến thức TV đã học.
==========================================================
Soạn ngày: 4/ 11/ 2013
Dạy ngày: / 11/ 2013
Tiết 44: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- HS hiểu được vai trò các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các tác dụng của tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Luyện tập vận dụng 2 yếu tố đó.
3. Thái độ:
-Rèn kĩ năng xây dựng văn bản
- Giáo dục cho học sinh tính sáng tạo khi làm bài.
B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH:
- Phương pháp thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề.
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra: Đọc bài văn hoàn chỉnh đã làm ở nhà về 1 trong 4 đề (sgk-129, 130 )
3.Bài mới:
Trong văn biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò rất q.trong. Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại tất yếu giữa các phương thức biểu đạt. Hơn nữa mọi cảm xúc của con người đều hướng về cuộc sống. Đó là những sự việc, những hình ảnh, những cảnh đời. Nếu không kể lại, không tả lại thì làm sao giúp người khác hiểu được cảm xúc của mình. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
File đính kèm:
- van 7 tuan 12 nam 20132014.doc