A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2.Kĩ năng
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp cho HS.
4. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các thành ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẽ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các thành ngữ.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tiết 48 đến tiết 52 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 17 / 11/ 2013
Dạy ngày: 19/ 11/ 2013
Tiết 48: THÀNH NGỮ
A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2.Kĩ năng
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp cho HS.
4. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các thành ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẽ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các thành ngữ.
B/. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức
2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH:
-Gợi mở, nêu vấn đề. Sử dụng kĩ thuật động não.
-Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng các thành ngữ.
-Sử dụng kĩ thuật động não : Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng thành ngữ tiếng Việt đúng nghĩa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:Đặt câu có từ đồng âm ? Vì sao em biết đó là từ đồng âm ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Chú ý cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
- Em có nhận xét gì về c.tạo của cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” :
- Có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không: Có thể thay bằng “Vượt thác qua ghềnh” được không?
Vì sao ?
- Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không: Có thể thay bằng “Xuống ghềnh, lên thác” được không ? Vì sao ?
- Cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” có nghĩa là gì - Tại sao lại nói lên thác, xuống ghềnh ?
- Nhanh như chớp có nghĩa là gì ? Tại sao lại nói nhanh như chớp ?
- Chớp có tốc độ rất cao như tốc độ của ánh sáng 300.000 km/s.
+Gv: Cụm từ “lên thác, xuống ghềnh”, “nhanh như chớp” là thành ngữ.
-Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ?
-Xđ chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn ?
-Thành ngữ thường giữ chức vụ gì trong câu ?-Sd thành ngữ có tác dụng gì ?
-Hs đọc ghi nhớ.
-Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?Nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ?
-Hs đọc ghi nhớ 1, 2
-Hs đọc các đoạn văn, đoạn thơ.
-Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong n câu trên ?
-Dựa vào các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn đã học, hãy giải nghĩa các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi ?
I- Thế nào là thành ngữ:
1- Cấu tạo của cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”:
à Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự và nội dung ý nghĩa.
2- Giải nghĩa cụm từ “lên thác, xuống ghềnh”:
Trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm.
à Nghĩa bóng (hàm ẩn, hình tượng, ẩn dụ).
- Nhanh như chớp: Chỉ hđ diễn ra mau lẹ, rất nhanh. àNghĩa so sánh.
*Ghi nhớ 1: sgk (144 ).
II-Sử dụng thành ngữ:
1-Vai trò ngữ pháp của thành ngữ:
-Thân em / vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.->là VN
-Anh / đã nghĩ thg em như thế thì hay là anh / đào giúp em 1 cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang...
->Phụ ngữ của cụm DT (khi )
2-Tác dụng:
Có tính hình tượng, biểu cảm.
*Ghi nhớ 2: sgk (144 ).
*ghi nhớ 1, 2 sgk-144
III- Luyện tập:
-Bài 1 (145 ):
a-Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: Món ăn ở trên núi, dưới biển, quí hiếm sang trọng.
b-Khoẻ như voi: rất khoẻ ->cách nói phóng đại- nói quá.
-Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
c-Da mồi tóc sương: chỉ ng già da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương.
-Bài 2 (145 ):
-Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí.
-ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.
-Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
-Bài 3:GV hướng dẫn hs làm
4.Củng cố: -Tìm một vài thành ngữ và cho biết nội dung
5.Dặn dò: -VN học thuộc ghi nhớ
Ngày soạn: 18/11/2013
Ngày dạy : 21/11/2013
Tiết 49 : CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS
1. Kiến thức:
- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng:
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những đoạn văn , bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Thái độ:
Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài cho HS.
B/. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH:
-Phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. Sử dụng kĩ thuật động não.
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Cảm nghĩ về tác phẩm tất nhiên bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Những cảm nghĩ đó có thể là: cảm xúc về cảnh, người trong tác phẩm; cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm; cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm; cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm. Để hiểu rõ và cụ thể hơn chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
+ Hs đọc bài văn.
- Viết về bài ca dao nào ? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó ?
- Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách nào
- Bài thơ dùng nghệ thuật gì?
+Gv: Đây là bài văn p.biểu cảm nghĩ về t.p văn học.
-Vậy em hiểu thế nào là p.biểu c.nghĩ về tp vh ?
-Bài p.biểu cảm nghĩ về tp vh thường có bố cục mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì ?
-Hs đọc ghi nhớ.
-Gv: trong quá trình nêu c.nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh , có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Tránh tình trạng nêu c.nghĩ chung2. Để c.nghĩ về tp thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới h.cảnh ra đời của tp; liên hệ s2 với n tp khác cùng chủ đề (có thể cùng tác giả hoặc khác tác giả ). Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Tránh tình trạng bắt chước 1 cách sống sượng, sáo mòn, giả tạo.
-Hs đọc bài thơ Cảnh khuya.
-để viết được cảm nghĩ về bài thơ này thì c.nghĩ của ng viết phải bắt nguồn từ đâu , từ cái gì ?
-Lập dàn ý phát biểu c.nghĩ về bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
I-Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
1-Bài văn: Cảm nghĩ về bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...”
- Về nội dung:
+ Nêu hiểu biết về bài ca dao: Nói lên công lao to lớn của cha mẹ, đồng thời nhắc nhở về bổn phận, trách nhiệm làm con.
+ Nghệ thuật so sánh, hình ảnh so sánh cụ thể (núi Thái Sơn, nước nguồn)
+ Phát biểu cảm nghĩ về tình cảm của em dành cho cha mẹ mình:
Cha mẹ đã làm việc vất vả để nuôi em khôn lớn, cho em đi học, luôn dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Mỗi khi em mệt, đau ốm thì cha mẹ lại lo lắng ...Khi em đạt được thành tích, điểm tốt thì cha mẹ vui mừng...Khi em mắc lỗi thì cha mẹ nghiêm khắc chỉ ra lỗi sai...
Đáp lại những điều ấy, em đã yêu thương, kính trọng cha mẹ như thế nào? Em có giúp được gì cho cha mẹ không?...
Lời hứa của em...
+ Khi làm bài xen lẫn miêu tả, tự sự để bộc lộ cảm xúc.
- Về hình thức:
Trình bày có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc. Trình bày theo bố cục ba phần. Không mắc nhiều lỗi chính tả.
*Ghi nhớ: sgk (147 ).
II- Luyện tập:
-Bài 1 (148
Cảm xúc của ng viết bắt nguồn:
-Từ 1 s2 mới mẻ, hấp dẫn (câu 1 ).
-Từ n hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2 ).
-Từ sự hài hoà giữa cảnh và ng (câu 3 ).
-Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (câu 4)
-Bài 2 (148 )
a-MB: -G.thiệu tp (Thể loại, đề tài, tác giả )
-G.thiệu ngắn gọn h.cảnh s.tác bài thơ.
-Nêu cảm nhận chung về tp: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới trở về thăm quê nhà.
b-TB: Nêu cảm xúc, s.nghĩ do tp gợi ra.
-Tưởng tượng, suy ngẫm về 2 câu thơ đầu.
-T2, suy ngẫm về 2 câu thơ cuối.
c-KB: K.định lại tình yêu q.hg da diết của nhà thơ.
4.CỦNG CỐ
5. DẶN DÒ:
- Dựa và dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học.
- Chuẩn bị bài “Viết bài làm văn số 3”: Xem lại thể loại văn miêu tả.
Soạn ngày: 19/ 11/ 2013
Dạy ngày: 23/ 11/2013
Tiết 50: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
Thấy được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của bản thân, bạn bè.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phát hiện, sửa lỗi sai.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tự giác, tính cẩn thận trong học tập cho HS.
B/. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH: Phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. Sử dụng kĩ thuật động não suy nghĩ về cảm xúc của người mẹ trong văn bản, kĩ thuật đọc hợp tác, kĩ thuật trình bày một phút.
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Nhận xét chung:
a-Ưu điểm: Nhìn chung các em đã xđ được yêu cầu của câu hỏi và đã trả lời đúng theo yêu cầu. Một số bài làm tương đối tốt, trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi c.tả.
b-Nhược điểm: Bên cạnh đó vẫn còn có em chưa học bài, chưa xđ được yêu cầu của đề bài, trả lời chưa đúng với yêu cầu của đề bài. Vẫn còn có bài trình bày còn bẩn, gạch xoá nhiều, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi c.tả, không thể đọc được.
4Củng cố -dặn dò: Chuẩn bị bài “Cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
===========================================================
Soạn ngày: 19 / 11/ 2013
Dạy ngày: 23/ 11/ 2013
Tiết 51: TIẾNG GÀ TRƯA
-Xuân Quỳnh-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu , phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng thương yêu, kính trọng bà, tình cảm quê hương đất nước.
B/. CHUẨN BỊ
1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức
2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH: Phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. Sử dụng kĩ thuật động não
D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Rằm tháng giêng và Cảnh khuya, Nêu n nét đặc sắc về ND và NT của 2 bài thơ đó ?
3. Bài mới:
Ai cũng có một thời tuổi thơ và đong đầy kỉ niệm, có thể là những trưa hè chăn trâu bắt bướm, hay những ngày hè chơi trò đuổi bắt không may vấp ngã. Những kỉ niệm ấy được khơi gợi lại trong một khoảnh khắc nào đó, như với nhà thơ Xuân Quỳnh khoảnh khắc ấy lại là một buổi trưa trên đường hành quân nhớ về gia đình, quê hương qua tiếng gà trưa.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả XQ ?
-Bài thơ được s.tác trong h.cảnh nào ?
+Hd đọc: Giọng vui tươi, bồi hồi; phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ-trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê; nhịp3/2, 2/3.
-Giải nghĩa từ khó.
-Bài thơ được viết theo thể loại gì?
-Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.
-Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? -Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ, em có thể chia bài thơ thành mấy phần?
+ Hs đọc khổ thơ đầu.
- Khổ thơ đầu kể chuyện gì ?
- T.sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tâm trí của tác giả chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa ? - Đg hành quân xa là đg ra trận, với ng ra trận tiếng gà trưa gợi những c.giác mới lạ nào ?
- Ở 3 câu thơ này tác giả đã sd n b.p NT gì ? Tác dụng của b.p NT đó ?
- Như vậy con ng ở đây không chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác, mà còn nghe bằng cả cảm xúc tâm hồn. Khi con ng nghe được bằng tâm hồn thì ng đó phải là ng có tình cảm như thế nào đối với làng xóm, q.hg?
- Những hình ảnh và KN gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa ?
I/. Đọc, hiểu chú thích
1- Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988 ).
-Là nhà thơ nữ x.sắc trong nền thơ HĐ VN.
-Thg viết về nhg điều bình dị trong đ.s g.đ, thể hiện 1 trái tim giàu lòng nhân ái, khát khao t.yêu và hp.
2- Tác phẩm: Bài thơ được viết vào n năm đầu của cuộc k.c chống Mĩ cứu nước.
3.Thể thơ: 5 tiếng
4. Bố cục:
-Khổ 1: Tiếng gà trưa thức dạy tình cảm làng quê.
-5 khổ tiếp theo: N KN tuổi thơ được tiếng gà khơi dạy.
-2 khổ cuối: N suy nghĩ từ tiếng gà trưa.
II/.Đọc hiêu văn bản
1-Khổ thơ đầu:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
->Sd điệp từ – Diễn tả sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
=>Thể hiện tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.
4. Củng cố:
5.Hướng dẫn HS tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ.
===========================================================
File đính kèm:
- van 7 tuan 14 nam 20132014.doc