A- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm về những kỉ niệm của tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ trong năm tiếng, kỹ năng phân tích hình ảnh trong thơ trữ tình.
B- Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo cuốn sách “ Thơ chọn với lời bình ” NXBGD tranh minh hoạ.
- Trò : Đọc kỹ văn bản, chú thích trả lời các câu hỏi SGK.
C- Các bước lên lớp:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tiết 53, 54, 55 - Trường THCS Quang Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần 14 - Bài 13
Văn bản Tiếng gà trưa
( Xuân Quỳnh )
Tiết 53,54
đọc hiểu văn bản
A- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm về những kỉ niệm của tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ trong năm tiếng, kỹ năng phân tích hình ảnh trong thơ trữ tình.
B- Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo cuốn sách “ Thơ chọn với lời bình ” NXBGD tranh minh hoạ.
- Trò : Đọc kỹ văn bản, chú thích trả lời các câu hỏi SGK.
C- Các bước lên lớp:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc diễn cảm bài thơ “ Cảnh khuya ”. Phân tích những nét chính về nội dung và nghệ thuật.
? Đọc thuộc bài thơ “ Rằm tháng riêng ” Qua hai bài thơ em cảm nhận được gì về lãnh tụ Hồ Chí Minh?
? Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trước cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Những năm tháng hoà bình ở Miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
Những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ
? Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” là:
Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong Hồ Chí Minh.
Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
Gồm cả 3 yếu tố trên.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài
Tác giả Xuân Quỳnh ( Cuộc đời – Phong cách thơ )
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Tiết 1
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HSđọc và tìmhiểu chú thích ( 10 phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Hướng dẫn đọc văn bản, ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3
Thay đổi giọng đọc cho linh hoạt: lúc vui, khi bồi hồi, chú ý nhấn giọng ở các điệp ngữ “tiếng gà trưa”
- Cho HS đọc hết văn bản(3HS)
- GV nhận xét, sửa chữa và đánh giá chung phần đọc
? Dựa vào chú thích em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Quỳnh?
GV: Nhấn mạnh: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của thơ hiện đại Việt Nam. Hồn thơ trể trung, sôi nổi tha thiết, mạnh bạo rất nữ tính, thơ bà thương viết về đề tài bình dị gần gũi trong đồi sống, biểu lộ những khát vọng về hạnh phúc.
Cuộc đời Xuân Quỳnh kết thúc khi tài năng đang nở rộ bởi một tai nạn ôtô…
? Tác phẩm “tiếng gà trưa” được viết trong hoàn cảnh nào? Em biết những gì về văn bản này?
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó trong văn bản theo chú thích.
- Nghe GV hướng dẫn đọc
- Đọc văn bản theo hướng dẫn của GV
- Nhận xét bạn đọc
- Trình bày về tác giả Xuân Quỳnh theo phần chú thích SGK/150
- Nghe
- Viết thời kì đầu kháng chiến chống Mỹ
- Trích tập “Hoa dọc chiến hào”-1968
- Dựa vào chú thich, giải nghĩa các từ khó trong SGK
I/ Đọc-Chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
*) Tác giả Xuân Quỳnh(1942-1988) là nhà văn nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam
*) Tác phẩm
+Viết thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ
+Trích tập thơ“Hoa dọc chiến hào”-1968
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản ( 65 phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Hãy kể tên một số bài thơ được viết theo thể thơ này mà em đã được học?
? Hãy nêu cảm nhận ban đầu của em sau khi đọc bài thơ?
? Theo em bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? ý của mỗi đoạn?
- Gọi HS đọc diễn cả khổ thơ đầu.
? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng bài thơ?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôi kể trong khổ thơ này? Chỉ rõ tác dụng của nó?
? Em hãy phát hiện và thử phân
tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu?
GV: “Tiếng gà trưa” được người lính trẻ nghe không chỉ bằng thính giác và còn bằng cảm giác và tâm tưởng, bằng hồi ức đang tràn về do tiếng gà trưa khơi gợi ở làn quê nhỏ trên đường hành quân ra trận.
- GV chuyển ý: trong khoảnh khắc hiếm hoi ấy, người lính đã nhớ về kỉ niệm tuổi thơ. Hãy đọc tiếp khổ thơ thứ hai để thấy được những kỉ niệm đó.
- Gọi HS đọc khổ 2
? Người lính đã nhớ về kỉ niệm gì của tuổi thơ?
?Nhận xét và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ trên?
( Hết tiết 1 )
- Thể thơ 5 chữ
- Một số bài: Đêm nay Bác không ngủ …
- Cảm nhận được những kỷ niệm tuổi thơ …
- Cảm nhận tình cảm bà cháu thiêng liêng, xúc động.
- Bố cục 4 phần:
Phần 1: Khổ đầu.
Phần 2: Khổ 2
Phần 3: Khổ 3,4,5
Phần 4: Khổ 6,7
- Đọc diễn cảm khổ thơ đầu
+ Phương thức biểu đạt chính: Kể
- Kể theo ngôi thứ 3, làm cho câu chuyện được kể 1 cách khách quan hơn
+ Từ ngữ được lặp lại nhiều lần, sử dụng phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng xôn sang, sao xuyến, bồi hồi của người lính khi quá khứ, những kỉ niệm tuổi thơ trỗi dậy
- Đọc văn bản ( khổ 2 )
- Kỉ niệm về những con gà mái mơ, mái vàng “ Khắp mình hoa đốm trắng lông óng như màu nắng ”
- NT miêu tả, so sánh làm hiện ra một cách sinh động hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng đẹp đáng yêu.
II/ Tìm hiểu văn bản.
1. Khổ thơ đầu
- Phương thức kể
- Điệp ngữ, ẩn dụ ( chuyển đổi cảm giác ) => Diễn tả cảm giác xốn xang, xao xuyến của người lính bởi quá khứ tuổi thơ trỗi dậykhi nghe tiếng gà trưa trên đường hành quân ra trận.
2. Khổ thơ thứ 2
- Nghệ thuật miêu tả, so sánh
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng hiện ra đẹp như trong tranh.
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc 4 khổ thơ tiếp theo
? Cả 4 khổ thơ gợi nhắc những kỉ niệm gì?
? Quan sát khổ thơ thứ 3 và cho biết kỉ niệm đầu tiên trong kí ức của người lính về người bà của mình là kỉ niệm gì?
? Em hãy đọc diễn cảm lời mắng yêu của bà và hãy thử hình dung xem hình ảnh người bà hiện lên trong em là hình ảnh của một người bà như thế nào?
? Em có nhận xét gì về chi tiết thơ này ( Chi tiết: Bà mắng khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng sẽ bị lang mặt )
- GV: Có vẻ như không khoa học, nhưng cách bảo ban cháu về những việc làm theo quan niệm dân gian của bà đã thể hiện được hình ảnh một người bà hiền từ, quan tâm dạy dỗ bảo ban con cháu.
? Lần theo kí ức, sau lời mắng yêu của bà, tiếng gà trưa còn gợi nhớ về những kỉ niệm gì?
? Tìm và đọc diễn cảm những câu thơ diễn tả hình ảnh đó?
? Xác định phương thức biểu đạt trong khổ thơ này?
? Em hình dung như thế nào về cuộc sống của hai bà cháu qua những câu thơ trên?
- Cuộc sống còn thiếu thốn nhiều thứ, bà phải chắt chiu, dành dụm từng quả trứng để cho gà mái ấp, bà lo lắng chăm chút từng tí cho đàn gà nhỏ bé của gia đình
? Qua từng lời thơ em thấy lo lắng và sự chăm chút cho đàn gà của người bà bắt nguồn từ đâu? câu thơ nào diễn tả rõ rất điều đó?
? Hãy nêu nhận xét của em về ước muốn của người bà? Em cảm nhận được điều gì từ chi tiết thơ ấy?
? Tất cả những việc làm, những điều bà ước, cháu đều hiểu được một cách thật sâu sắc và bây giờ khi đã trở thành một người lính, những kỉ niệm đó vẫn còn nguyên như mới. Vậy điều em cảm nhận được về tình cảm bà, cháu trong đoạn thơ này là gì?
- GV bình
- Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu cứ hiện rõ nét cùng những nỗi lo toan đời thường. Bà hi sinh tất cả để mang lại niềm vui cho cháu, dù đó chỉ là “Cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu”. Đó cũng là niềm vui của tuổi thơ nghèo ở nông thôn Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XX
- Gọi HS đọc 2 khổ thơ cuối.
? Đoạn thơ diễn tả điều gì?
? Ước muốn của người cháu được thể hiện qua những hình ảnh nào?
? Hãy chỉ ra các tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ và phân tích tác dụng?
? Em có nhận xét và đánh giá gì về ước mơ của người cháu ở khổ thơ cuối cùng?
GV: Đó là ước mơ của cháu và cũng là của cả dân tộc Việt Nam ở thời điểm đó: Cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
? Theo em, nhà thơ muốn thể hiện tình cảm gì qua ước mơ của người cháu?
* Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ:
? Hãy khoanh tròn vào đầu câu những ý đúng trong câu sau:
A. Bài theo 5 tiếng có cách diễn đạt rất tự nhiên
B. Bài thơ kể về kỉ niệm với những con gà mái, mơ vàng.
C. Bài thơ có nhiều hình ảnh bình dị, chân thứcử dụng tốt các điệp ngữ.
D. Bài thơ đã gợi những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc tình yêu quê hương đất nước
- Những kỉ niệm về người bà
- Kỉ niệm về những lời mắng yêu của bà khi cháu tò mò xem trộm gà để trứng
- Đọc diễn cảm “Gàđẻ…mặt”
- Người bà hiền từ, quan tâm dạy bảo cháu.
- Đây là một chi tiết thơ rất thực, Tác giả đã đưa vào thơ những chi tiết rất gần gũi của cuộc sống như vậy nhưng lại gợi được nhiều cảm xúc. chính nhờ chi tiết này mà ai đọc cũng tìm thấy những kỉ niệm tuổi thơ của mình với người bà hoặc người mẹ kính yêu.
- Bà chắt chiu dành dụm từng quả trứng, lo lắng chăm sóc từng đàn gà.
- HS tìm đọc những câu thơ thể hiện hình ảnh người bà chắt chiu dành dụm, lo lắng ..
- Tả, kể
- Cuộc sống nghèo ,thiếu thốn
- Bắt nguồn từ ước muốn mua cho cháu bộ quần áo mới vào dịp tết đến, xuân sang.
- Đó là ước mơ giản dị nhưng chính sự giản dị, bình thường ấy đã giúp em cảm nhận được đức hi sinh, tấm lòng yêu thương cháu hết mực của bà, cảm nhận được sự tần tảo của bà.
- Tình cảm bà cháu sâu đậm và hết sức thiêng liêng.
- Đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối
- Ước mơ của người cháu.
- Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì ….. thơ.
- Điệp từ nhấn mạnh động cơ chiến đấu của người lính: Chiến đấu bảo vệ cuộc sống bình yên của dân tộc
- Ước mơ đẹp cao quí
- Tình yêu quê hương sâu sắc.
HS đọc ghi nhớ ( SGK/151 )
3. Hai khổ thơ cuối
- Ước mơ của người cháu.
+ Nghệ thuật điệp từ.
+ Nội dung: Ước muốn được chiến đấu bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, sự độc lập tự do của Tổ quốc
Ghi nhớ
( SGK/151 )
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Cho HS viết đoạn văn biểu cảm về tình bà cháu trong bài thơ.
- Yêu càu HS viết đoạn văn ra giấy nháp
- Gọi 2,3 HS trình bày trước lớp
- HS nhận xét bài của bạn
- GV: Nhận xét, bổ xung, sửa chữa ngữ pháp cho các em.
+ HS viết được đoạn văn ngắn
( 5-7 câu ) trình bày được cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ ( Xúc động, đẹp )
III/ Luyện tập.
IV/ Hướng dẫn tự học ở nhà.
- Học thuộc thơ, ghi nhớ.
- Viết đoạn biểu cảm về ước mơ của người cháu trong bài thơ ( đẹp, cao quí ) đáng chân trọng gây xúc động …
- Soạn bài: “ Một thứ quà của lúa non “ Cốm
( Xem kĩ văn bản, chú thích, trả lời câu hỏi SGK )
======== ******* ========
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần 12 - Bài 13
Tiết 55
điệp ngữ
A- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Chuẩn bị bảng phụ, tham khảo cuốn “ 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt ”.
- Trò : Trả lời các câu hỏi SGK, học thuộc khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” sưu tầm những câu thơ, văn có sử dụng điệp ngữ.
C- Các bước lên lớp:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra:
? Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụvà giải nghĩa thành ngữ “ An cư lạc nghiệp ”?
? Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?
Vắt cổ chày ra nước
Chó ăn đá, gà ăn sỏi
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Lanh chanh như hành không muối
3/ Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
Giờ trước các em đã được tìm hiểu về thành ngữ. Đã là một vật liệu định hình, có sẵn trong kho tàng từ ngữ, dùng để tạo câu. Nhờ sự ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng cao mà trong giao tiếp chúng ta hay sử dụng thành ngữ như một phương tiện để lời nói thêm sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, tăng thêm hiệu quả trong giao tiếp, để gây ấn tượng mạnh hoặc để nhấn mạnh ý người ta không chỉ sử dụng thành ngữ mà còn sử dụng biện pháp khác cũng mang lại hiệu quả không kém đó là phép điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì? Tác dụng cụ thể của điệp ngữ như thế nào? và có mấy dạng điệp ngữ, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài “ Điệp ngữ ”
b-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ ( 7 phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV: Chép khổ thơ đầu và cuối của bài thơ “ Tiếng gà trưa ”. Cho HS đọc diễn cảm hai khổ thơ.
? Chỉ ra các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong hai khổ thơ trên?
Theo em việc lặp lại các từ ngữ ấy có tác dụng gì?
GV: Cả bài thơ “ Tiếng gà trưa ” câu thơ tiếng gà trưa cũng được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ. Mỗi lần nhắc lại như vậy, câu thơ này lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời thơ ấu, nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Việc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần như vậy được gọi là điệp ngữ.
? Qua phân tích VD, em hiểu thế nào điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1.
+ Cho HS làm bài tập nhanh ( ý a bài 1/153 )
? Xác định điệp ngữ và chỉ rõ tác dụng của điệp ngữ?
a. Đoạn văn ý 1 ( Bài tập 1 )
b. Đoạn văn ý a ( Bài tập 3 )
GV: Điệp ngữ không phải là sự trùng lặp vô ích mà là sự trùng lặp có giá trị tăng biến về nội dung biểu hiện ( Cù Đình Tú )
Điệp ngữ là lặp lại một cách có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi cảm xúc trong lòng người. Vì vậy các em cần phân biệt nó với lỗi lặp từ ( Thường gặp ở các bài viết của HS )
- Đọc và quan sát ví dụ.
- Các từ ngữ được lặp lại
+ Khổ 1: Từ “ Nghe ” có tác dụng nhấn mạnh cảm giác xôn xang, xao xuyến của người lính khi nghe tiếng gà trưa.
+ Khổ 2: Từ “ Vì ” có tác dụng nhấn mạnh nguyên nhân, động cơ chiến đấu của người lính.
+ Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
+ Phép điệp ngữ là các lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Đọc to ghi nhớ 1(SGK/152)
- Làm bài tập nhanh:
a. Điệp ngữ: “ Một dân tộc đã gan góc…” Nhấn mạnh bản chất kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc.
b. Từ “ Em ” được lặp đi lặp lại 13 lần nhưng không có tác dụng biểu cảm hay nhấn mạnh điều gì -> không thể xem là Điệp ngữ.
HS nghe ghi nhớ.
I/ Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
1. Ví dụ:
a. Bài thơ “ Tiếng gà trưa ”
- Cả bài lặp lại câu
“ Tiếng gà trưa ”
- Khổ 1: Lặp lại từ
“ Nghe ”
- Khổ 2: Lặp lại từ
“ Vì ”
2. Ghi nhớ
( SGK/152)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng điệp ngữ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Treo bảng phụ chép ví dụ
( Khổ đầu bài “ Tiếng gà trưa ” và 2 đoạn thơ của PTD và Đoàn Thị Điểm ) Yêu cầu HS đọc các ví dụ trên.
? Hãy so sánh Điệp ngữ trong các khổ thơ trên và chỉ rõ sự khác nhau về vị trí của các từ ngữ được lặp lại ở các khổ thơ?
GV: các điệp ngữ ở trường hợp 1 gọi là điệp ngữ cách quãng, trường hợp 2 gọi là điệp ngữ nối tiếp, trường hợp 3 gọi là điệp ngữ chuyển tiếp ( Vòng )
? Qua 3 VD trên em rút ra kết luận gì về các dạng điệp ngữ?
Dạng 1: Các từ ngữ lặp lại trong 1
Dạng 2: Các dạng từ ngữ lặp lại trong các câu khác nhau.
Dạng 3: Như dạng 2 nhưng có sự chuyển tiếp cuối câu trên, đầu câu dưới.
- Cho HS làm bài tập nhanh
( Bài 2/153 )
- Đọc và quan sát ví dụ.
- So sánh, nhận xét
+ Khổ thơ 1: Tiếng gà trưa,từ “ Nghe ” đứng ở đầu 3 câu thơ khác nhau( cách xa nhau )
+ Khổ thơ 2 ( Phạm Tiến Duật )
Các từ ngữ đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau ( Rất lâu, rất lâu; khăn xanh, thương em )
+ Khổ thơ 3 (Đoàn Thị Điểm)
Từ ngữ ở cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sau
+ Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ vòng
- HS đọc ghi nhớ 2(SGK/152)
+ HS nghe
- Tìm điệp ngữ và xác định điệp ngữ ( Bài 2 )
+ Xa nhau ( Cách quãng ) 1 giấc mơ ( Chuyển tiếp )
II/ Các dạng điệp ngữ.
1. Ví dụ
2. Ghi nhớ.
( SGK/152 )
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 23 phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức, chia lớp thành 3 đội . thời gian ( 5 phút ), nội dung thi: Thi tìm nhanh các điệp ngữ trong văn, thơ, ca dao…
Cùng HS đánh giá cho điểm
GV: Giao bài tập cho các nhóm: phát hiện điệp ngữ, xác định dạng điệp ngữ và phân tích tác dụng của điệp ngữ.
Nhóm 1: ý b ( bài 1 )
Nhóm 2:
Anh đi anh nhớ quê nhà.
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao ( Ca dao )
Nhóm 3:
Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng chiến đấu ( Thép Mới )
- Cho HS thực hiện bài tập viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ ( Đoạn biểu cảm )
- Gợi ý đề tài: Gia đình, quê hương, các mùa.
- GV cùng HS nhận xét chữa 1,2 đoạn
- Tổ chức cho HS trao đổi bài viết với nhau để nhận xét cách sử dụng điệp ngữ.
+ GV chốt một lần nữa về cách thực hiện các dạng bài tập.
+ GV đưa ra một bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức bài học.
? Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Những kết luận nào không đúng với phép điệp ngữ?
1- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
2- Sử dụng điệp ngữ sẽ làm cho câu văn giàu hình ảnh, có giá trị gợi tả, gắn gọn.
3- Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ vòng.
4- Điệp ngữ là cách lặp lại 1 cách có ý thức, những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc…
HS thi theo nhóm ( Mỗi HS chỉ được tham gia một lần )
+ HS trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày
a. Nhóm 1:
- Điệp ngữ: Đi cấy, trông
- Dạng: Cách quãng, nối tiếp
- T/d: Nhấn mạnh sự lo lắng của người nông dân trên mảnh ruộng của mình
b. Nhóm 2 :
- Điệp ngữ: Nhớ, ai
- Dạng: Cách quãng
- T/d: Nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người đi xa và nhớ cả về một người chàng thầm yêu trộm nhớ ( Nhớ )
c. Nhóm 3:
- Điệp ngữ: Tre,giữ, anh hùng
- T/d: Nhấn mạnh phẩm chất anh hùng của tre, nhấn mạnh sự gắn bó của tre với con người trong cuộc chiến đấu chống quân thù, gây sự chú ý về đối tượng biểu cảm ( Tre )
- Dạng: Cách quãng, nối tiếp
- HS viết đoạn và trình bày.
Câu 2: Câu văn “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi ” sử dụng dạng điệp ngữ nào?
a. Điệp ngữ nối tiếp.
b. Điệp ngữ cách quãng.
c. Điệp ngữ chuyển tiếp.
d. Điệp ngữ cách quãng và nối tiếp
Câu 3:
Cách dùng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng gì?
a. Khảng định sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, không có gì thay đổi được.
b. Khảng định lòng tự hào dân tộc.
IV/ Hướng dẫn tự học:
- Sửa lại bài văn mắc lỗi ở bài 3.
- Học thuộc ghi nhớ 1,2 ( SGK/152 )
- Tập viết đoạn văn, làm thơ có sử dụng điệp ngữ ( Thơ lục bát )
- Chuẩn bị bài “ Chơi chữ ” ( Đọc kỹ bài, trả lời các câu hỏi )
File đính kèm:
- Van 7 Tiet 535455 3 cot .doc