Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 10 năm 2013 - 2014

A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Lí Bạch .

 - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.

 - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ

2. Kĩ năng:

 - Đọc, hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.

 - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích luỹ vốn từ Hán Việt.

 3. Thái độ:

 -Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 10 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày : 20/ 10/ 2013 Dạy ngày : 22 /10/ 2013 Tiết 33 : HDĐT: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ (Vọng Lư Sơn bộc bố) Lí Bạch A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Lí Bạch . - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt. - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích luỹ vốn từ Hán Việt. 3. Thái độ: -Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên. B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, giáo dục kĩ năng sống tài liệu có liên quan, 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK C/. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề. Sử dụng kĩ thuật động não suy nghĩ, kĩ thuật đọc hợp tác, kĩ thuật trình bày D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà và nêu những nét đặc sắc về ND và NT ? 3.Bài mới: Thơ Đường là một thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường (TK VII- TK X), là 1 trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học TQ, đồng thời cũng là thành tựu của thơ ca nhân loại. Nói đến thơ Đường TQ, người ta không thể không nghĩ đến Lí Bạch, ông là một trong số những nhà thơ nổi tiếng của TQ về thể thơ Đường luật. Người đời gọi ông là “tiên thơ”, thơ của ông thể hiện tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” là 1 trong những bài tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức + Đọc phiên âm: giọng phấn chấn, hùng tráng. Nhịp 4/3 - 2/2/3.Nhấn mạnh từ: vọng, sinh, quải, nghi, lạc. + Đọc bản dịch nghĩa và dịch thơ: chậm, rõ ràng, nhịp 4/3. - Em hãy nêu 1 vài nét về tác giả bài thơ ? - Vì sao người ta lại gọi ông là “Tiên thi” ? - Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư thuộc đề tài nào? - Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ? - Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? - Căn cứ vào nhan đề bài thơ và câu thứ 2, xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? - Bài thơ miêu tả cảnh gì ? - Câu thơ thứ nhất miêu tả cái gì? (Câu thứ nhất phác ra cái phông nền của bức tranh toàn cảnh thác núi Lư. - Ngọn núi Hương Lô được miêu tả như thế nào? (Nhà thơ miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi ánh sáng. Thác nước đổ mạnh, tung bọt, toả hơi nước như sương khói phản quang dưới ánh nắng toả ra, hắt ra 1 màu tím rực rỡ, kì ảo) - Bản dịch thơ không dịch được chữ nào của nguyên tác? (quải) - Dựa vào nghĩa của các từ quải và tiền xuyên, hãy cho biết câu 2 tả cảnh thác nước từ vị trí nào? Cảnh thác từ trên đỉnh cao được miêu tả như thế nào? (Tả cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuôn trào, đổ ầm ầm xuống núi biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông) - Nghĩa của câu thơ này là gì? - Trong các bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, lời nào diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư? - “Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” là 1 cảnh tượng như thế nào? (cảnh tượng mãnh liệt kì ảo của thiên nhiên) - Cảnh tượng mãnh liệt kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ, để ông viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng. Đó là lời thơ nào? - Hai ĐT “nghi”, “lạc” gợi cho người đọc ảo giác gì ? - Lời thơ gợi cảnh tượng như thế nào? - Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình. - Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ? - Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? - Bài thơ tả cảnh hay tả tình? Đó là cảnh gì, tình gì? - Hs đọc ghi nhớ. I/. Đọc, hiểu chú thích 1.Đọc 2.Chú thích 3.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. II/. Đọc, hiểu văn bản 1- Cảnh thác núi Lư - Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, -> Miêu tả khái quát hình ảnh ngọn núi Hương Lô. - Gợi 1 cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại. - Dao khan bộc bố quải tiên xuyên. -> Quải (treo): nói quá - biến động thành tĩnh, tiền xuyên – hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa. => Đứng xa trông dòng thác giống như 1 dòng sông treo trước mặt. - Phi lưu trực há tam thiên xích, Miêu tả từ thế tĩnh chuyển sang thế động. Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước. - Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. – so sánh, phóng đại, từ ngữ gợi hình, gợi cảm, gợi sự huyền ảo của vẻ đẹp thác nước. -> Đây là 1 cảnh tượng hùng vĩ kì ảo của TN. 2- Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư: - Tâm hồn và tính cách của nhà thơ biểu hiện 1 chất lãng mạn trí tuệ, tính cách phóng khoáng, trí tưởng tượng phong phú. - Thể hiện tình yêu TN say đắm, nồng nàn. III/.Tổng kết: * Ghi nhớ: sgk (112 ). IV/. Luyện tập 4/. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Soạn bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. - Soạn bài “Từ đồng nghĩa”. ================================================================ Soạn ngày: 21 / 10/ 2013 Dạy ngày : 26/ 10/ 2013 Tiết 34 : CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1 . Kiến thức: -Thấy rõ các lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2 . Kĩ năng: - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và sửa chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. 3 . Thái độ: -Giáo dục ý thức sử dụng đúng từ TV. KNS: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng Việt. B/. CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống. 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài C/. PHƯƠNG PHÁP/ KTDH: - Phân tích các tình huống, các ví dụ. - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách dùng quan hệ từ tiếng Việt phù hợp. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra: - Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu có dùng quan hệ từ ? 3.Bài mới: Khi nói viết, đặc biệt là khi viết, chúng ta vẫn phạm nhiều lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về quan hệ từ rất đa dạng, các lỗi về quan hệ từ làm cho câu văn sai không rõ ý, rối rắm, khó hiểu. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết những lỗi sai đó. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức - Hai câu em vừa đọc đã rõ nghĩa chưa? Vì sao? - Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng? - So với 2 câu trước, em thấy 2 câu này như thế nào? Vì sao? - Em hãy chỉ ra các quan hệ từ được dùng ở 2 câu này? - Các quan hệ từ và, để trong 2 VD trên, có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Vì sao? Nên thay từ và, để ở đây bằng quan hệ từ gì? Không - Vì: + Quan hệ từ và: chỉ ý ngang bằng, tương đồng. Còn quan hệ giữa 2 vế câu ở đây lại là quan hệ tương phản cho nên dùng quan hệ từ và ở đây là không phù hợp. vì vậy ta phải thay quan hệ từ nhưng mới diễn đạt đúng ý nghĩa. + Quan hệ từ để: có ý nghĩa chỉ mục đích của sự việc. Còn quan hệ giữa 2 vế câu ở đây lại là quan hệ nhân - quả. Cho nên dùng quan hệ từ để ở đây là không phù hợp. Trong trường hợp này ta phải thay quan hệ từ vì, có như vậy thì mới diễn đạt được đúng ý nghĩa của câu - Em hãy xác định CN-VN của 2 câu trên? - Em có nhận xét gì về cấu trúc ngữ pháp của 2 câu trên? Vì sao 2 câu trên thiếu CN? (2 câu trên thiếu CN vì các quan hệ từ qua, về đã biến CN thành TN) - Hãy chữa lại để cho câu văn được hoàn chỉnh? - Các câu in đậm trên sai ở đâu?Vì sao? (sai ở chỗ: a- dùng quan hệ từ không những ở vế thứ 2 không có tác dụng LK. Vì quan hệ từ không những ở vế thứ nhất phải đi kèm với mà còn ở vế thứ 2 để tạo thành cặp sóng đôi mới có tác dụng LK. b- thiếu quan hệ từ nối 2 vế câu nên 2 vế câu chưa có sự LK) - Hãy chữa lại cho đúng ? * Qua việc sửa lỗi về quan hệ từ, em thấy cần phải tránh những lỗi nào ? - HS đọc ghi nhớ. - Hai câu văn trên đã rõ nghĩa chưa? Vì sao? (chưa rõ – vì dùng thiếu quan hệ từ ) - Thêm quan hệ từ thích hợp (có thể thêm hoặc bớt 1 vài từ khác) để hoàn chỉnh các câu trên? - Em có nhận xét gì về việc dùng các quan hệ từ (in đậm) trong các câu văn trên? (dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa) - Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu trên bằng những quan hệ từ thích hợp? - Em có nhận xét gì về 3 câu văn trên? (dùng thừa quan hệ từ) - Chữa lại các câu văn sao cho hoàn chỉnh? I.Các lỗi thường gặp về quan hệ từ: 1- Thiếu quan hệ từ: - Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. -Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn với ngày nay thì không đúng. 2- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa: - Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. -Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 3- Thừa quan hệ từ : ->Thiếu CN->Bỏ quan hệ từ “Qua” -> Thiếu CN-> Bỏ quan hệ từ “Về" 4- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết: -> Không những... mà còn... -> Nó thích... ,nhưng không... * Ghi nhớ: sgk (107 ). II/. Luyện tập: - Bài 1 (107 ): ->Nó... nghe kể chuyện từ đầu... -> Con xin báo... để cha mẹ mừng. - Bài 2 (107 ): - Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với (như) cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức... - Tuy (Dù) nước sơn có đẹp đến mấy mà chất... - Không nên chỉ đánh giá con người bằng (về) hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng (về) những hành động, cử chỉ... - Bài 3 (108 ): - Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. - Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người... - Bài thơ này nói lên tình cảm của BH... 4. Củng cố: Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ. 5.Dặn dò: - Học bài, làm BT3,5 VBtT - Soạn bài “Từ đồng nghĩa”: Trả lời câu hỏi SGK ============================================================= Soạn ngày: 22/ 10/ 2013 Dạy ngày: 25/ 10/ 2013 Tiết 35: TỪ ĐỒNG NGHĨA A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa. - Hiểu từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Kĩ năng. - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. 3. Thái độ: * KNS: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa đúng nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các từ đồng nghĩa. B/. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. C/. PHƯƠNG PHÁP/ KTDH: - Phân tich các tình huống mẫu để hiểu cách dùng các từ đồng nghĩa. - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ đồng nghĩa theo những tình huống cụ thể. - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra nhũng bài học thiết thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? (Trả lời dựa vào ghi nhớ-sgk-107 ). 3. Bài mới: Trong giao tiếp hàng ngày hoặc khi ta tạo lập văn bản, chúng ta thường sử dụng từ chưa đúng. Vì sao vậy? Do chúng ta không hiểu rõ nghĩa của từ.Tiếng Việt rất phong phú, có từ đồng âm nhưng trái nghĩa, cũng có từ đồng nghĩa nhưng không đồng âm. Điều này khiến chúng ta dễ nhầm lẫn trong cách dùng từ. Vậy để hiểu rõ hơn về nghĩa của từ . Chương trình tiếng Việt lớp 7 sẽ lần lượt giới thiệu những bài học về nghĩa của từ nhhư từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa…bài mở đầu về vấn đề này là từ đồng nghĩa. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức - Các em có thể nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? - Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như. - Từ “rọi”, “trông” ở trong văn bản này có nghĩa là gì? + Rọi: chiếu sáng, soi sáng. + Trông: nhìn để nhận biết. - Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông? + Rọi đồng nghĩa với chiếu, soi, tỏ. + Trông đồng nghĩa với nhìn ngó, dòm, ghé, liếc, lườm. - Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ gốc? + Gv: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. - Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa? - Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài những nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa sau: a, b sgk-114 Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông - Em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông? ( Là từ nhiều nghĩa). - Từ nhận xét trên, em có thể rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa? - Hs đọc ghi nhớ. 1. Giải nghĩa từ quả, trái ? - Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ này? +Nghĩa hoàn toàn giống nhau, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. - Sắc thái ý nghĩa của 2 từ này giống nhau hay khác nhau? (Giống nhau) 2. +Hs đọc ví dụ. - Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh trong 2 câu trên có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau? + Gv: Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác nhau thì gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn - Từ đồng nghĩa được phân loại như thế nào ? * HS đọc ghi nhớ. - Thử thay thế các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét? - Vì sao quả-trái lại thay thế được mà hi sinh - bỏ mạng lại không thay thế được? (Vì quả - trái là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. Còn hi sinh - bỏ mạng là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau) * HS đọc ghi nhớ. - Ở bài 7, tại sao đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li” mà không phải là “Sau phút chia tay”? - Giống nhau: Đều chỉ sự rời nhau, mỗi người đi 1 nơi. - Khác nhau: Chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong 1 tương lai gần. Còn chia li gợi 1 chia tay lâu dài, không có hi vọng gặp lại nhau. - Bài 2 (115 ): ? Tìm từ có gốc ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây? - Máy thu hình - Ra đi ô - Sinh tố - vi ta min - Xe hơi - ô tô - Dương cầm - pi a nô ?Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân? - Bài 4 (115 ): ?Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây? - Đưa tận tay - trao tận tay - Đưa khách - tiễn khách - Kêu - than thở, phàn nàn - Nói - phê bình - Đi - mất ?Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau? Bài 6,7,8,9 hướng dẫn hs về nhà làm I/. Thế nào là từ đồng nghĩa: 1. + Rọi: chiếu, soi, tỏ. + Trông: ( nhìn để nhận biết) nhìn, ngó, dòm, ghé, liếc, lườm. è Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2. a. Trông(Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn): trông coi, chăm sóc, coi sóc, trông nom, chăm nom... b. Trông ( Mong): hi vọng, trông chờ, trông mong, mong chờ, mong đợi... è Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. * Ghi nhớ 1: sgk (114 ). II/. Các loại từ đồng nghĩa: 1. Từ quả - trái è Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( Không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa). 2. - ...hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. à chết vô nghĩaà mang sắc thái coi thường, khinh rẻ. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng... àchết vì lí tưởng, vì nhiệm vụà mang sắc thái kính trọng. è Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( Có sự phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa). * Ghi nhớ 2: sgk (114). III/. Sử dụng từ đồng nghĩa: * Ví dụ 1: - Quả - trái: thay thế được. - Hi sinh - bỏ mạng: không thay thế được. * Ví dụ 2: chia tay - chia li. è Cần phải chú ý đến đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp mà lựa chọn từ ngữ cho phù hợp. * Ghi nhớ 3 : sgk (115). IV/.Luyện tập: - Bài 1 (115 ): - Gan dạ - dũng cảm - Chó biển - hải cẩu - Nhà thơ - thi sĩ - Đòi hỏi - yêu cầu - Mổ xẻ - phẫu thuật - Năm học - niên khoá - Của cải - tài sản - Loài người - nhân loại - Nước ngoài - ngoại quốc - Thay mặt - đại diện - Bài 3 (115 ): - Ba, thầy - bố - Má, bầm, bu - mẹ - Hùm, beo - hổ - Cầy - chó - Bài 5 (116) - Ăn, xơi, chén Ăn: sắc thái bình thường Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao Chén: sắc thái thân mật, - Cho, tặng, biếu - Yếu đuối: sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần Yếu ớt: Sức lực hoặc tác dụng coi như là không đáng kể - Xinh: trẻ, nhỏ nhắn, ưa nhìn Đẹp: ý nghĩa chung hơn, cao hơn xinh - Tu, nhấp, nốc: Khác nhau về cách thức hoạt động 4. Củng cố: 5.Hướng dẫn HS tự học: - Tìm trong một số văn bản đã học những cặp từ đồng nghĩa. - Soạn bài “Từ trái nghĩa”: Trả lời câu hỏi SGK. Soạn ngày: 22/ 10/ 2013 Dạy ngày: 26/ 10/ 2013 Tiết 36: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm. - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm . 2. Kĩ năng: Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, sáng tạo khi lập ý. B/. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. C/. PHƯƠNG PHÁP: -Phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Thế nào là văn biểu cảm? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức + Hs đọc đoạn văn về Cây tre VN - Thép Mới. - Đoạn văn nói về vấn đề gì? - Cây tre đã gắn bó với đời sống của người dân VN bởi những công dụng của nó như thế nào? - Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của tre, đoạn văn đã nhắc đến gì ở tương lai? - Như vậy người viết đã bày tỏ tình cảm đối với sự vật bằng cách nào? +Hs đọc đoạn văn: Người ham chơi. - Đoạn văn nói về vấn đề gì? - Nhân vật tôi đã say mê con gà đất như thế nào? - Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả? - ở đoạn văn này nhân vật tôi đã bày tỏ cảm xúc đối với sự vật bằng cách nào ? - Hs đọc đoạn văn. - Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì ? - Để bày tỏ tình cảm yêu mến cô giáo, tác giả đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm gì về cô? - Đoạn văn đã thể hiện tình cảm đối với cô giáo bằng cách nào? (Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và gợi lại kỉ niệm) - Hs đọc đoạn văn Mõm Lũng Cú tột Bắc. - Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì? -Tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước và bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước bằng cách nào? (liên tưởng, mong ước) +Hs đọc đoạn văn. - Đoạn văn miêu tả và biểu cảm về đối tượng nào? - Đoạn văn đã miêu tả đặc điểm gì của u? Tác giả miêu tả bóng dáng và khuôn mặt của u để làm gì? Vậy tác giả đã biểu cảm gì? - Để miêu tả và biểu cảm được như vậy thì tác giả phải làm gì? (Q.sát và suy ngẫm). - Để tạo lập ý cho bài văn biểu cảm và khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, thì người viết cần phải làm gì? -Hs đọc ghi nhớ - Lập dàn ý cho đề: Cảm xúc về vườn nhà. - Em hãy nêu các bước làm 1 bài văn biểu cảm? (4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài) - MB cần phải làm gì? - TB cần tả những gì? - KB cần nêu cảm xúc gì? I/. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: 1- Liên hệ hiện tại với tương lai: * Đoạn văn: Cây tre VN - Thép Mới. - Đvăn nói về cây tre VN trên bước đường đi tới tương lai của đất nước. - Cd: nứa tre còn mãi, chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc, hoà bình. - Tương lai: Ngày mai ... nhưng ... tre xanh vẫn là bóng mát…Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. 2- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: * Đoạn văn: Người ham chơi - Đv nói về sự say mê con gà đất của nhân vật tôi. - Hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. - Gợi lên những cảm xúc: những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi 1 nỗi gì sâu thẳm, giống như 1 linh hồn. 3- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: * Đvăn: trích trong N tấm lòng cao cả - Đvăn nói về tình cảm yêu mến cô giáo của tác giả. - Đvăn đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm về cô giáo: Tìm gặp cô giữa đám học trò, nghe tiếng cô giảng bài, thấy cô mệt nhọc, đau đớn, yêu thương, thất vọng, lo lắng, sung sướng... * Đvăn: Mõm Lũng Cú tột Bắc-NTuân - Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc, tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước 1 cách sâu sắc và bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước. 4- Quan sát, suy ngẫm: * Đvăn: Trích trong Cỏ dại của Tô Hoài. - Miêu tả và biểu cảm về u. - Miêu tả: Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt của u đã già. - Bcảm: Tác giả đã biểu lộ lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình với u. * Ghi nhớ: sgk (121 ). II/. Luyện tập: 1- Tìm hiểu đề và tìm ý. 2-Lập dàn bài: a- MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà. b- TB: Miêu tả vườn và lai lịch của vườn. - Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình. - Vườn và lao động của cha mẹ. - Vườn qua bốn mùa. c- KB: Cảm xúc về vườn nhà. 4.Củng cố: 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Soạn bài “Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người”: Trả lời câu hỏi SGK. Soạn ngày: 23 / 10/ 2013 Dạy ngày: 24 / 10/ 2013 Tiết 37: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (TĨNH DẠ TỨ) -Lí Bạch- A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương quê hương cho HS. B/. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH: -Phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. Sử dụng kĩ thuật động não suy nghĩ về cảm xúc của nhà thơ trong văn bản. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ bài Xa ngắm thác núi Lư và nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Em hãy nhắc lại 1 vài nét về tác giả Lí Bạch? - Vì sao Lí Bạch lại được mệnh danh là “Tiên thơ” Gv: Lí Bạch thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn. - Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thuộc đề tài nào? - Gv: nêu xuất xứ của bài thơ: - Dựa vào số câu, số tiếng trong bản phiên âm và bản dịch thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Bài thơ có vần không? Vần ở đâu? (câu 2,4). - Gv: Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải) là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, còn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể. Cổ thể là thể thơ xuất hiện trước đời Đường, không gò bó về niêm luật như thơ Đường, không cần có đối và không hạn định số câu. - Hai câu đầu tả cảnh gì, ở đâu? (tả cảnh ánh trăng, ở đầu giường: sàng tiền, nguyệt) - Cảnh ánh trăng được miêu tả qua những từ ngữ nào? (minh, quang, sương) - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? - Những từ đó đã gợi tả ánh trăng như thế nào? - Gv: Chữ “sàng” cho thấy trăng sáng đầu giường, nghĩa là nhà thơ đang nằm trên giường thao thức không ngủ được. Chữ “nghi”: ngỡ là, tưởng là và chữ “sương” đã xuất hiện 1 cách tự nhiên, hợp lí. Vì trăng quá sáng trở thành màu trắng giống như sương là điều có thật. - Hai câu thơ đầu gợi cho ta thấy vẻ đẹp của trăng như thế nào? - Hai câu thơ đầu chỉ thuần tuý tả cảnh hay vừa tả cảnh, vừa tả tình? - Gv:Từ “nghi” chỉ trạng thái của nhân vật trữ tình, ẩn chứa tình cảm của thi nhân, vừa tả trạng thái bâng khuâng, ngỡ ngàng, vừa tả cử chỉ của người đang nằm trên giường “cúi đầu” xuống nhìn mặt đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất, nhớ người. Đó chính là tả tình. - Gv: Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh, vừa tả tình, còn 2 câu cuối thì sao? - Hai câu cuối tả cảnh hay tả tình? - Cảnh và tình được tả thông qua những từ ngữ nào? (cảnh: minh nguyệt, tình: tư cố hương) - Cử đầu và đê đầu là chỉ hành động của ai? - Hai hành động này như thế nào với nhau? (đối nhau) - Đối có tác dụng gì? - Em có nhận xét gì về cách sd từ ngữ của tác giả? Việc sử dụng 1 loạt ĐT như vậy có tác dụng gì? - Gv: Nếu ở 2 câu thơ trên, nhà thơ tả ngoại cảnh trước, nội tâm sau, thì đến đây cảnh và tình, cử chỉ và tâm trạng hài hoà đan xen không thể tách bạch. Hành động ngẩng đầu xuất hiện như 1 động tác tất yếu để kiểm nghiệm sương hay trăng? ánh mắt nhà thơ chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đến chỗ thấy được cả vầng trăng xa. Và khi thấy được vầng trăng cũng đơn côi lạnh lẽo như mình, lập tức nhà thơ lại cúi đầu, không phải để nhìn sương. nhìn ánh trăng 1 lần nữa, m

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 10 nam 20132014.doc