1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
1.2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ hồ chí minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng.
1.3. Thái độ :
- GD HS tình cảm đối với thiên nhiên và lòng kính yêu Bác Hồ.
-GD HS tinh thần, bản lĩnh cách mạng theo tấm gương của Bác.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - TrườngTHCS Tân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG
( Hồ Chí Minh)
BÀI :12 - Tiết ::45
Tuần dạy: 12
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
1.2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ hồ chí minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng.
1.3. Thái độ :
- GD HS tình cảm đối với thiên nhiên và lòng kính yêu Bác Hồ.
-GD HS tinh thần, bản lĩnh cách mạng theo tấm gương của Bác.
2.TRỌNG TÂM:
Tình yêu thiên nhiên gắn với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. CHUẨN BỊ :
3.1.GV : tranh ảnh về Bác Hồ.
3.2.HS : đọc, tìm hiểu bài thơ. Trả lời câu hỏi gợi ý trong vở bài tâp.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
GV kiểm diện 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:( 6 đ)
Văn bản “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” có bố cục như thế nào? Cho biết nội dung của từng phần? Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 2: (2đ)
Bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được ra đời trong thời kì nào? Ở đâu?
óGV KT VBT của HS (2đ)
l Hai phần : 1. Nỗi khổ của Đỗ Phủ và 2. Ước mơ của ông.
Biết sống vì mọi người, biết quan tâm giúp đỡ người khác.
l Hai bài thơ ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc ( năm 1947, 1948).
4.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
á Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ của dân tộc mà Người còn là một nhà thơ lớn, Để thấy rõ hơn điều này chúng ta đi vào tìm hiểu bài “ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng”.
ó HĐ 1 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
à GV hướng dẫn hs đọc và đọc mẫu.
l Bài 1 : câu 1 nhịp : 3/4. Câu 2, 3 nhịp : 4/3. Câu 4 nhịp : 2/5. Nhấn mạnh cụm từ “ Chưa ngủ” ở cuối câu.
- Bài 2 : Câu lục nhịp : 2/2/2. Câu bát nhịp : 2/4/2.
à Gọi hs đọc - nhận xét.
Hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Hãy tóm tắt vài nét về Hồ Chí Minh.
l Vị lãnh tụ, danh nhân văn hoá, nhà thơ lớn.
Hai bài thơ được viết vào thời gian nào? Ở đâu?
Kiểm tra việc nắm nghĩa một số từ.
ó HĐ 2 : : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
à Gọi hs đọc bài “ Cảnh khuya”
Nội dung câu thơ thứ nhất giúp em cảm nhận được về âm thanh hay hình ảnh? Đó là âm thanh gì? Tiếng suối được ví với tiếng gì? Đó là nghệ thuật gì?
Bác ví tiếng suối với tiếng hát muốn thể hiện điều gì giữa thiên nhiên với con người?
Câu thơ thứ hai không nói về âm thanh mà nói vềđiều gì?
Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng gì?
Gọi hs đọc hai câu thơ cuối.
Hai câu thơ cuối cho biết Bác chưa ngủ vì lí do gì?
Câu thơ thứ ba cho thấy Bác là người có tâm hồn như thế nào?
l Chất nghệ sĩ : đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc.
Bác chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng Bác chưa ngủ vì một lí do khác quan trọng hơn, đó là lí do nào?
Lo việc nước là tâm hồn của ai?
l Câu cuối cho thấy vẻ đẹp của tâm hồn Bác thao thức chưa ngủ vì lo việc nước hay chính vì thế mà người bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹp.
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật ở câu thơ cuối? Tác dụng ?
- Điệp ngữ àNhấn mạnh cho thấy sự hoà hợp, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ ở Bác.Điều đó tạo nên phong thái ung dung, lạc quan ở Bác.
Hai câu thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
l Biểu cảm trực tiếp.
ó Tích hợp tư tưởng HCM:Qua đó em học tập được ở Bác điều gì? ( yêu thiên nhiên, bản lĩnh cách mạng).
Bài thơ “Cảnh khuya” đã sử dụng thành công nghệ thuật gì?
HS nêu - nhận xét.
Nêu ý nghĩa của văn bản?
ó GDHS: Bác Hồ CHí Minh kính yêu là vị thuyền trưởng tài tình của dân tộc VN. Hội tụ trong nhân cách Người vừa là một tâm hồn thi sĩ dạt dào tha thiết, vừa là tâm hồn của một người Cộng sản Mac – xít tiên tiến nhất, cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệm cách mạng của dân tộc.
à Gọi hs đọc bài thơ “ Rằm tháng giêng”: bản phiên âm và bản dịch thơ
So sánh giữa bản phiên âm và bản dịch thơ, em có nhận xét gì về thể thơ và cách dịch ở câu 2 và câu 4?
l Khác nhau : Thất ngôn tứ tuyệt – lục bát. Câu 2, 4 dịch chưa sát nghĩa (câu 2 bỏ từ “ xuân”. Câu 4 thêm từ “ bát ngát – ngân”)
Gọi hs đọc hai câu đầu.
“ Lồng lộng” thuộc kiểu từ gì?
l Từ láy.
Từ láy cho em biết không gian ở đây như thế nào?
Cách miêu tả trên là khái quát hay tỉ mỉ?
l Khái quát.
Câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào?
Gọi hs đọc lại hai câu cuối.
Câu thơ thứ 3 cho biết cảnh làm việc của những ai? Khung cảnh nơi đó như thế nào?
Câu thơ thứ tư tả cảnh gì? Tâm trạng của đồng chí sau khi bàn bạc việc quân như thế nào?
Từ “ bát ngát” thuộc kiểu từ gì? Giúp em hiểu thêm điều gì?
l Từ láy : trăng lan toả rộng mênh mông.
Em có suy nghĩ gì về tâm hồn và phong thái của Bác?
lTâm hồn cao cả vĩ đại, lạc quan, yêu đời, gắn bó thiên nhiên.
ó GDHS Tư tưởng HCM - một tư tưởng lớn ( xoáy sâu : phong thái ung dung)
Bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật?
Rút ra ý nghĩa chung của bài thơ?
Theo em màu sắc cổ điển trong hai bài thơ này là gì?
l Hình ảnh trăng, hoa, thuyền.
Qua tìm hiểu hai bài thơ em nắm được nội dung chính là gì?
à Tình yêu thiên nhiên, yêu nước, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.
óGD HS lòng yêu thiên nhiên, lòng kính yêu Bác.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
ó HĐ 4 : Hướng dẫn HS luyện tập.
HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
à GV hướng dẫn HS làm bài.
I.Đọc hiểu văn bản :
1. Đọc :
2. Chú thích :
a. Tác giả, tác phẩm :
- HCM quê làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An..
- Sáng tác : 1947 -1948.
b.Giải nghĩa từ
II. Tìm hiểu văn bản :
A.Cảnh khuya :
a.Cảnh núi rừng Việt bắc trong đêm trăng:
- Âm thanh : tiếng suối như tiếng hát à so sánh.
à Thiên nhiên gần gũi với con người.
- Hình ảnh : trăng chiếu vào cây lá tạo thành hoa in trên đất.
à Điệp từ : giúp gợi tả bức tranh nhiều tầng lớp, sống động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng và tối.
b.Hình ảnh Hồ Chí Minh:
- Chưa ngủ vì cảnh đẹp.
à Chất nghệ sĩ.
Chưa ngủ vì : lo việc nước
à Tâm hồn chiến sĩ.
à Nghệ thuật:
thể thơ thất ngôn tứ tuyệt .
Hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
Sử dụng phép so sánh, điệp từ.
à Ý nghĩa: Sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Hồ Chí Minh.
B. Rằm tháng giêng :
1. Đọc hiểu văn bản :
2. Tìm hiểu văn bản :
a. Hai câu đầu :
- Không gian : cao rộng.
- Điệp từ “ xuân” phản ánh sức sống tràn ngập đất trời.
b. Hai câu cuối :
- Cảnh làm việc của Bác và các đồng chí lãnh đạo à nơi làm việc kín đáo, bí mật nhưng thơ mộng.
- Trăng rọi trên thuyền, một cảnh đẹp.
=> Thể hiện tâm trạng ung dung thanh thản.
àNghệ thuật:
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Sử dụng điệp từ có hiệu quả.
-Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
àÝ nghĩa: vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp còn nhiều gian khổ.
* Ghi nhớ : sgk/143.
IV. Luyện tập:
Bài 2: Ngắm trăng, tin thắng trận.
4.4. Câu hỏi , bài tập củng cố :
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Nội dung chính, chung của hai bài thơ là gì?
Câu hỏi 2: (Nâng cao)
Hãy so sánh sự giống và khác của hai bài thơ?
l Tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc.
l - Giống : cùng thể thơ, cùng tả ánh trăng, thể hiện phong thái ung dung tinh thần lạc quan của Bác ; sự kết hợp chất thi sĩ – nghệ sĩ.
- Khác:
+ “Cảnh khuya” : Cảnh trăng rừng khuya đẹp như hoa gấm.
+ “Rằm tháng giêng”: Vẻ đẹp ở không gian bao la, bát ngát của sông, nước, trời, thuyền, trăng.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
- Học thuộc lòng hai bài thơ, ghi nhớ.
- Học 5 từ Hán – Việt được sử dụng trong bài Nguyên tiêu.
-Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Nguyên tiêu.
- Tham khảo bài tập 1, 2, 6 sbt/75, 76.
- Xem lại nội dung các bài tiếng Việt tiết ; 11, 15, 18, 22, 35, 39, 43 chuẩn bị KT ở tiết 46.
- Chuẩn bị bài: Tiếng gà trưa .Đọc trước bài; tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài.
Chú ý vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.
5. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
BÀI : 12 - Tiết :46
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tuần : 12
1..MỤC TIÊU :
1.1.Kiến thức:
-Kiểm tra việc nắm kiến thức của hs về từ loại tiếng Việt như : quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
1.2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng xác định đúng các từ loại. Đặt câu, viết đoạn theo yêu cầu.
1.3.Thái độ:
- GD hs ý thức nghiêm túc khi làm bài.
2. MA TRẬN:
Cấp độ
Tên chủ đề:
Nội dung, chương…
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Từ Hán – Việt
KT: từ Hán Việt.
KN: Nhận từ Hán Việt và sắc thái biểu cảm.
1 câu, 2 đ
20%
1 câu - 2 đ
1 câu
2 đ = 20%
Quan hệ từ
KT: Khái niệm quan hệ từ.
Các lỗi thường gặp về QHT.
1 câu, 2đ
20%
1 câu - 2 đ
1 câu
2 đ=20%
Từ đồng nghĩa
KT: Các loại từ đồng nghĩa
KN: Nên ví dụ mỗi loại.
1 câu, 1 đ
10%
1 câu - 1 đ
1 câu
1 đ=10%
Từ đồng âm
KT: Từ đồng âm
KN: Đặt câu.
1câu, 3 đ
30%
1 câu - 3 đ
1 câu
3đ= 30%
Từ trái nghĩa
KT: Từ trái nghĩa
KN: Viết đoạn văn có chứa cặp từ trái nghĩa.
1 câu
2 đ=20%
1 câu, 2đ
20%
1 câu - 2 đ
Tổng số câu : 5
Tổng số điểm : 10
Tỉ lệ %: 100
Số câu : 3
Số điểm :5
50%
Số câu : 1
Số điểm : 3
30%
Số câu : 1
Số điểm :2
20%
Số câu : 5
Số điểm :10
Tỉ lệ:100%
3.ĐỀ:
1. Xác định từ Hán- Việt trong câu sau và nêu rõ sắc thái biểu cảm: “Chúng tôi cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của các bạn”? (2đ)
2. Thế nào là quan hệ từ? Các lỗi thường gặp về QHT ? (2đ)
3. Nêu ví dụ cho mỗi loại từ đồng nghĩa? (1đ)
4.Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau:
a. câu (đ.t) – câu (d.t).
b. bàn (d.t) – bàn (đ.t) (3 đ)
5. Viết một đoạn văn khoảng 4à5 câu nói về tình yêu quê hương có sử dụng từ trái nghĩa? (2đ)
4. ĐÁP ÁN ( Hướng dẫn chấm):
Câu
Nội dung đáp án
Thang điểm
1
Nồng nhiệt : sắc thái trang trọng.
(2đ)
2
- QHT dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
- Các lỗi thường gặp về QHT: Thiếu QHT, dùng QHT không thích hợp về nghĩa, thừa QHT, dùng QHT mà không có quan hệ liên kết.
(2 đ)
3
- Đồng nghĩa hoàn toàn: vd: trái – quả.
- Đồng nghĩa không hoàn toàn: vd: cho – biếu.
(1 đ)
4
HS tự đặt câu có đủ thành phần chủ – vị, có chứa cặp từ đồng nghĩa khác từ loại.
(3 đ)
5
HS tự viết đoạn: các câu văn phải có liên kết, mạch lạc, thể hiện ý nghĩa và phải có dùng từ trái nghĩa.
(2 đ)
5.KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
+ Thống kê chất lượng:
Lớp
TSHS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TB#
TL
7A 2
* Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và bài kiểm tra:
Rút kinh nghiệm:
BÀI: 12 - Tiết : 47
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Tuần : 12
1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
- Tự đánh giá được năng lực tự viết văn biểu cảm của mình. Củng cố kiến thức về văn biểu cảm. Xây dựng dàn bài cho văn biểu cảm.
1.2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết văn biểu cảm, kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn chính xác.
1.3. Thái độ :
- GD hs ý thức sửa chữa những lỗi sai của mình.
2.TRỌNG TÂM:
Nắm lại cách làm bài văn biểu cảm, sửa các loại lỗi trong bài làm của HS.
3. CHUẨN BỊ :
3.1- GV : Bài nhận xét.
3.2-HS : Xem lại bài làm, dàn bài của mình.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
GV kiểm diện 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:( 5 đ)
Để tìm ý cho bài văn biểu cảm ta phải làm gì ?
Câu hỏi 2: (2đ)
Tình cảm trong văn biểu cảm phải như thế nào?
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Em hãy nhắc lại đề bài viết số 2? Cho biết đề thuộc thể loại văn nào? (1 đ)
óGV KT phần soạn dàn bài của HS (2đ)
l Để tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
l Tình cảm trong văn biểu cảm phải chân thật, sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.
l Loài cây em yêu.
Thể loại: Văn biểu cảm
4.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài
áGiới thiệu bài: Để giúp các em thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong bài tập làm văn, hôm nay, cô sẽ trả bài TLV số 2 cho các em.
ó HĐ 1:Yêu cầu hs nhắc lại đề bài.
ó HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
xác định thể loại của đề bài.
Đề yêu cầu làm gì?
ó HĐ 3 : GV nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của hs .
l Đa số hs giới thiệu được đối tượng biểu cảm. Biết phối hợp giữa tự sự, miêu tả nhưng ở cấp độ thấp.
- Cảm nghĩ chân thật theo hướng tích cực.
l Kết cấu 3 phần rõ ràng, đảm bảo nhiệm vụ từng phần.
- Khoảng 25 % viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
l Đa số các em chỉ kể và tả chưa biểu cảm.
- Một số bài làm còn sơ sài.
- Diễn đạt còn lủng củng.
l Một số bài còn gạch đầu dòng.
- Chữ viết xấu, khó đọc.
- Nhiều hs viết sai chính tả.
à Đọc bài văn hay cho HS nghe.
ó HĐ 4 : GV công bố điểm.
Trên TB:
Dưới TB:
ó HĐ 5 : GV trả bài cho HS.
ó HĐ 6 : Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài.
Phần mở bài em sẽ làm như thế nào?
Phần thân bài em sẽ nêu những ý gì ?
Phần kết bài em sẽ làm như thế nào?
ó HĐ 7 : Hướng dẫn HS sửa lỗi.
GV nêu các lỗi chính tả gọi hs lên bảng sửa.
GV nêu lỗi, hướng dẫn hs sửa lỗi.
GV nêu lỗi hướng dẫn hs sửa.
Một số bạn còn viết sai chính tả nhiều.
õ GD HS ý thức viết đúng chính tả.
l Dùng từ chưa có sự lựa chọn, có nhiều từ chưa hay …
l Đặt câu thiếu CN-VN…
l Có bạn còn gạch đầu dòng, viết tắt, viết số…
õ GD HS ý thức dùng từ, viết câu … chính xác.
1 Đề :
Loài cây em yêu.
2. Tìm hiểu đề :
a. Thể loại : văn biểu cảm.
b. Yêu cầu : cảm nghĩ về loài cây em yêu.
3. Nhận xét :
a. Ưu điểm :
* Nội dung :
* Hình thức :
b. Khuyết điểm :
* Nội dung :
* Hình thức :
4. Công bố điểm :
5. Trả bài :
6. Dàn bài :
a. MB : Giới thiệu loài cây em yêu.
- Cảm nghĩ về loài cây.
b. TB : Giá trị, tầm quan trọng của cây :
-Trong đời sống con người.
-Trong đời sống của em.
c. KB :Tình cảm của em đối với cây. Mong ước, hứa hẹn.
7. Sửa các loại lỗi :
a.Lỗi chính tả:
Sai Đúng
Nằn nặt đòi nằng nặc…
Cằn cõi cằn cỗi
Cao khoản cao khoảng
Điều thích đều thích
Vường cây vườn cây
Bẽ cành trưng bẻ
Cây soài xoài
Thiêng than thênh thang
b.Lỗi dùng từ :
-cây đem lại nhiều thu hoạch - lợi ích…
-Cây đơn sơ cành lá – cành lá thưa thớt.
- Em yêu cây như ông bà \ em vậy đó!
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
ó GDHS : Khuyến khích học sinh phát huy những ưu điểm, có ý thức sửa chữa những khuyết điểm trong bài làm của mình.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Xem lại bài làm. Đọc tham khảo thêm những bài văn hay.
- Xem trước bài cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Chú ý về cách làm bài; nắm lại nội dung, nghệ thuật của một số văn bản đã học.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
BÀI: 12 - Tiết : 48
THÀNH NGỮ
Tuần dạy:12
1.MỤC TIÊU :
1. 1. Kiến thức :
- Khái niệm thành ngữ.
-Nghĩa của thành ngữ.
-Chức năng của thành ngữ trong câu
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ .
1.2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng nhận biết thành ngữ; Giải thích nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
1.3. Thái độ :
- GD hs ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
2. TRỌNG TÂM:
Khái niệm, nghĩa và chức năng của thành ngữ trong câu.
3. CHUẨN BỊ :
3.1-GV : Từ điển: thành ngữ.
3.2-HS : Đọc và chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
GV kiểm diện 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:( 5 đ)
Từ đồng âm là gì? Cho vd.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 2: (2đ)
Nêu một VD về thành ngữ mà chúng có thể sử dụng để nói với nhau trong cuộc sống?
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 3: (1đ)
Bài học hôm nay có tựa là gì? Có mấy phần, nêu tên đề mục đầu tiên?
óGV KT VBT của HS (2đ)
l Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Đường phèn, đường đi, nước sơn, sơn cửa.
l VD: Cầm đèn chạy trước ô tô, tham sống sợ chết…
l Thành ngữ, có 2 phần; phần 1: Thế nào là thành ngữ?
4.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
à Giới thiệu bài : Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, rất nhiều khi chúng ta sử dụng thành ngữ! Vậy thành ngữ là gì? Hôm nay ch ta tìm hiểu bài Thành ngữ.
ó HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu thành ngữ.
à GV nêu các vd.
Cho biết cấu tạo các vd trên?
l Một cụm từ.
Có thể đảo trật tự các từ trong cụm từ được không? Em thấy nghĩa của chúng như thế nào?
l Nghĩa không theo trật tự, độ chính xác không cao, không thể đảo.
Có thể nói “Bảy nổi làm ba chìm” không? Vì sao?
l Không, nghĩa trở nên rời rạc hoặc không còn nguyên nghĩa.
Một cụm từ mà khó thêm bớt, thay đổi vị trí thì cụm từ đó có tính gì?
l Cố định.
à GV chốt ý.
Nghĩa của thành ngữ “ Khẩu phật tâm xà” là gì ?
l Miệng nói từ bi nhưng lòng dạ nham hiểm độc ác.
Em thấy thành ngữ trên biểu thị một ý nghĩa như thế nào?
l Hoàn chỉnh.
àTích hợp kĩ năng sống: KT phân tích tình huống mẫu để hiểu cách dùng các thành ngữ.
à GV nêu một số vd về thành ngữ, hs xác định ý nghĩa:
l Mẹ goá con côi : cha chết mẹ goá chồng, con mồ côi à bắt nguồn từ nghĩa đen.
- Tham sống sợ chết à nghĩa đen.
- Lá lành đùm lá rách : người giàu (lá lành) giúp đỡ người nghèo(lá rách) à nghĩa ẩn dụ.
- Nghèo rớt mùng tơi : nghiã hàm ẩn: nghèo đến mức không có một thứ gì cả.
Vậy làm thế nào để hiểu nghĩa của thành ngữ ?
l Dựa vào nghĩa trực tiếp của các từ tạo nên nó hoặc thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
à Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/144 .
ó HĐ 2 : Hướng dẫn HS tím hiểu cách sử dụng thành ngữ.
GV nêu vd : - Anh ấy khoẻ như voi.
- Mẹ goá con côi nên gia đình rất buồn.
- Anh…. phòng khi tắt lửa tối đèn….. sang.
Tìm thành ngữ và cho biết chức vụ ngữ pháp?
Hãy tìm nghĩa của thành ngữ: bảy nổi ba chìm, tối lửa tắt đèn và thay các nghĩa đó vào trong vd II so sánh hai cách diễn đạt?
l -Long đong phiêu dạt, khó khăn hoạn nạn.
- Nghĩa thành ngữ hay hơn, ngắn gọn, có tính hình tượng, giá trị biểu cảm cao.
õ GD HS ý thức sử dụng thành ngữ phù hợp.
à Gọi hs đọc ghi nhớ.
ó HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập.
à Gọi hs đọc bài tập 1.
à GV hướng dẫn HS làm bài.
à Gọi hs đọc bài tập 2.
à GV hướng dẫn HS làm bài.
à Gọi hs đọc bài tập3.
à GV hướng dẫn HS làm bài; nhắc HS làm vào VBT.
I Thế nào là thành ngữ:
VD:
Lá lành đùm lá rách.
Bảy nổi ba chìm.
Khẩu phật tâm xà.
Nghèo rớt mùng tơi.
à Ghi nhớ ; sgk/144.
II. Sử dụng thành ngữ :
VD:
* Ghi nhớ : sgk/144
III. Luyện tập ;
Bài tập1:
Sơn hào hải vị : thức ăn quí của rừng và biển.
- Nem công chả phượng :thức ăn quí hiếm.
- Khoẻ như voi: rất khoẻ.
- Tứ cố vô thân : không ai thân thích.
- Da mồi tóc sương : tuổi đã già.
Bài tập 2 :
- Con Rồng cháu Tiên : nguồn gốc cao quí.
- Ếch ngồi đáy giếng : hiểu biết nông cạn.
- Thầy bói xem voi : nhìn sự việc chỉ có một phía
Bài tập 3: Các từ cần điền:
-Ăn, sương, áo, tốt, chiến, cơ.
4.4. Câu hỏi , bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Thành ngữ là gì?
Câu hỏi 2:
Nêu cách sử dụng thành ngữ?
Câu 3: (Nâng cao)
Cho biết nghĩa của các thành ngữ sau:
- Vắt cổ chày ra nước.
- Khô chân gân mặt.
- Lanh chanh như hành không muối.
l Một cụm từ có cấu tạo cố định và có ý nghĩa hoàn chỉnh.
l Thành ngữ có thể đảm nhiệm chức vụ cú pháp giống như thực từ: làm CN, VN hay làm phụ ngữ trong cụm DT, cụm ĐT…
l Bủn xỉn, keo kiệt quá mức.
l Người chằng chịt, khó chịu, dữ dằn.
l Người có tính lụp chụp, làm gì cũng không đâu ra đâu.
4.5. Hướng dẫn HS tự học :
-Học thuộc ghi nhớ trong SGK – 144.
- Làm đầy đủ các bài tập vàoVBT, tìm thêm ít nhất 10 thành ngữ chưa được giới thiệu trong bài học và tập giải nghĩa của các thành ngữ ấy.
- Chuẩn bị bài “Điệp ngữ”. Đọc trước nội dung bài, tìm hiểu VD trong sách và các văn bản đã học.
5. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- tuan 12.doc