A -MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS :
– Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu thể hiện trong bài thơ .
– Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên , bình dị của tác giả .
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
– Tranh vẽ + bảng phụ .
C – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
TIẾNG GÀ TRƯA
(Xuân Quỳnh )
A -MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS :
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu thể hiện trong bài thơ .
Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên , bình dị của tác giả .
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh vẽ + bảng phụ .
C – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1 . Ổn định lờp :
2 . Kiểm tra bài cũ
Thành ngữ là gì ? Lấy VD minh họa ?
Tìm các thành ngữ chỉ nhĩa bóng và nghĩa đen ?
3 . Bài mới:
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam . Thơ của Xuân Quỳnh thường có thình cảm gần giữ , bình dị trong cuộc sống gia đình thường ngày , biểu lộ những rung cảm khát vọng của 1 trái tim phụ nữ chân thành , tha thiết và đằm thắm . Qua bài thơ “ Tiếng Gà trưa “ các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm với kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ .
Tiến trình tổ chức hoạt động
Ghi bảng
Hoạt Động 1 : Đọc Và Tìm Hiểu Chung Về Bài Thơ
Gv giới thiệu thơ ngũ ngôn .
Bài thơ làm theo thể thơ năm tiếng ( gọi là thơ ngũ ngôn ) . Thơ ngũ ngôn thường cấu tạo thành từng khổ bốn câu . Vần liền ở câu 2,3 , chữ cuối câu 4 vần với tiếng cuốui câu đầu của khơ thơ tiếp theo .
Bài thơ “Tiếng Gà Trưa” chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung của mỗi đoạn ?
Đoạn 1 : 6 khổ thơ đầu : Trên đường hành quân người chiến sĩ nghe tiếng gà , nớ về kỉ niệm ngày xưa .
Đoạn 2 : 2 khổ thơ còn lãi : Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu , khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương đất nước
Bài thơ trên làm theo thể thơ 5 tiếng . Nhưng có chỗ biến đổi khá linh hoạt . Em có nhận xét gì về cách gieo vần , về số câu trong mỗi khổ ?
Trong bài thơ , khổ 1,2,3,5,8 biến đổi khá linh hoạt . Khổ 2,3,4,7 câu thơ đầu chỉ có 3 chữ .
Cách gieo vần :
Khổ 2 , 3 : Gieo vần cách : Trắng- nắng – mắng .
Khổ 8 : Gieo vần liền : quốc – thuộc .
Hoạt Động 2 :
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc gì ?
Từ việc người chiến sĩ trên đừong hành quân nghe tiếng gà nhớ lại kỉ niệm ấu thơ , nhớ về người bà kính yêu .
Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? ( Thảo luận )
Trên đường hành quân , người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà trưa nhảy cổ , gợi về những kỉ niệm tuổi thơ , hình ảnh những con gà mái mơ , mái vàng . HÌnh ảnh người bà với tình yêu , sự chắt chiu chăm lo cho cháu . Cùng với những ướt mơ của tuổi thơ . Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương .
Từ những ý trên ,em hãy nhận xét về mạch cảm xúc và bố cục trong bài thơ ?
Bố cục mạch lạc , rõ ràng khai thác cảm xúc từ những điều g6àn giũ , bình dị những kỉ niệm của chính mình , Từ đó giúp váo những tình cảm chung của thời đại .
GỌi HS đọc 6 khổ thơ đầu .
1 . Kỉ niệm thời thơ ấu :
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ ?
Hình ảnh những con gà mái mơ , mái vàng và ổ trứng hồng đẹp những trong tranh .
Một kỉ niệm tuổi thơ xem trộm gà bị bà mắng .
Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương , chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới từ tiền bàn gà , ước mong ấy đi vào cả trong giấc mộng tuổi thơ .
Qua những kỉ niệm trên đã gợi lại tình cảm ra sao của người cháu đối với bà của đứa cháu . ?
Biểu lộ tâm hồn trong sáng , hồn nhiên , tình cảm trân trọng , yêu quý đối với bà của đứa cháu .
Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ in đậm hình ảnh bà và tình bà cháu . Em hãy phân tích hình ảnh người bà trong kỉ niệm của cháu có nét nào nổi bật ?
Tần tảo , chắt chiu trong cảnh nghèo : “ tay bà khum soi trứng …. Mong trời đừng sương muối “.
Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu :May cho cháu quần áo mới
Bảo ban nhắc nhở cháu , ngay cả khi có trắch mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu .
Theo em , tình cảm của người cháu đối với bà , đối với quê hương đất nước được thể hiện như thế nào ?
à GV gọi HS đọc 2 khổ thơ còn lại .
2 . Lúc Trưởng thành :
Càng nhớ về những kỉ niệm xưa , hình ảnh người bà giờ đây càng đậm trong tâm hồn người cháu .Hình ảnh người bà trở thành một niềm trân trọng kính yêu , sự chân thành biết ơn . Từ sự kính mến , yêu thương dẫn đến tình cảm cao hơn nữa đó là tình yêu xóm làng , quê hương đất nước “Vì lòng yêu tổ quốc …. Bà ơi cũng vì bà”
Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài , ở vị trí nào và có tác dụng ra sao ? ( Thảo luận )
Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ . Mỗi lần nhắc lại , câu thơ này gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời thơ ấu . Nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình .
Hoạt Động3 : Tổng Kết
Em hãy nêu nhận xét nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
Sử dụng nhiều từ ngữ lặp , lời thơ tự nhiên bình dị . Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường , giản dị không có gì đặt biệt mà vẫn xúc động bởi sự chân thành .
à Ghi nhớ SGK / 151
I . Giới Thiệu Tác giả – Tác phẩm :
(SGK /
II . Tìm Hiểu Bài :
1 . Tiếng gà trưa với kỉ niệm thời thơ ấu :
Trên đường hành quân xa ………
Cục cục tác cục ta
……………….
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Oå sơm hồng ……. Con gà mái mơ
…………
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
………………….
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
………………….
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới .
à Những tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của tình bà cháu .
2 . Tiếng gà trưa lúc trưởng thành .
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Cháu chiến đấu hôm nay
………………..
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
…………
è Tình cảm đẹp đẽ giữa bà và cháu đã được nâng lên thành tình yêu quê hương đất nước .
II . GHI NHỚ :
(SGK / 151 )
4 . Củng cố :
Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ ?
5 . Dặn dò :
HTL bài thơ 10 à 12 câu
Chuẩn bị : “Điệp Ngữ”
Tiết :
ĐIỆP NGỮ
A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ .
Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết
B – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 . Ổn định lớp
2 . Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng 10 à 12 câu thơ trong bài “ Tiếng gà trưa “ ?
Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
3 . Bài mới
Khi đọc một bài văn xuôi , bài thơ …. Ta thấy những từ ngữ được lặp lại nhằm mục đích gây ấn tượng gì ? Các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay “ Điệp NGữ “
Tiến trình tổ chức hoạt động
Ghi bảng
HĐ 1: Thế Nào Là Điệp Ngữ ? Tác Dụng Của Điệp Ngữ ?
Gv gọi HS đọc lại khổ thơ đầu và khổ cuối trong bài “Tiếng Gà Trưa “
Qua 2 khổ thơ trên , từ nào được lặp đi, lặp lại ?
Từ “ nghe” và từ “Vì”
Gv đưa thêm ví dụ :
Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín . Tre hi sinh để bảo vệ con người . Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng chiến đấu !.
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai !
Khăn vắt trên vai .
Qua đoạn văn và bài thơ trên những từ ngữ nào được lặp lại ?
Tre , giữ , anh hùng .
Khăn , thương nhớ ái .
Những từ lặp lại như thế nhằm mục đính gì ?
Nhấn mạnh ý , gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi những cảm xúc trong lòng người đọc
GV gọi HS tìm ví dụ .
Tóm lại , những từ ngữ hoặc có khi cả một câu được lặp lại , ta gọi là phép gì ?
Phép điệp ngữ .
Vậy thế nào là điệp ngữ ?
à Ghi nhớ 1 : SGK / 152
Hoạt động 2 : Các Dạng Điệp Ngữ
A . Điệp ngữ cách quảng
Vì lòng yêu ….
Vì xóm làng …
Bà ơi , củng vì bà
B . Điệp ngữ nối tiếp :
Anh đã tìm em rất lâu , rất lâu
………..
Thương em , thương em , thương em biết mấy
C . Điệp ngữ chuyển tiếp :
Càng trông lại ………. chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu ………………………… một màu
è Ghi nhớ 2 : SGK / 152
Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1 / 153
Bài 2 / 153
Bài 3 / 153
I . Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
1 . VD : Khổ thơ đầu
Nghe xáo động nắng trưa.
Nghe bàn chân ….
Nghe gọi về ….
……….
Vì lòng
Vì xóm làng …….
…….vì bà
Vi ……………….
à lặp từ
2 . Các dạng điệp ngữ :
A . Điệp ngữ cách quảng
Vì ….
Vì …
Bà ơi , củng vì bà
B . Điệp ngữ nối tiếp :
Thương em , thương em , thương em biết mấy
C . Điệp ngữ chuyển tiếp :
………. chẳng thấy
Thấy ……. ngàn dâu
Ngàn dâu ..…………
II . Ghi nhớ 1 + 2
( SGK / 152)
III . Luyện tập :
Bài 1 / 145
Bài 2 / 145
Bài 3 / 145
4 . Củng cố :
Luyện tập
5 . Dặn dò :
HTL ghi nhớ 1 + 2 / 153
Chuẩn bị : “Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
Tiết :
LUYỆN NÓI : Phát biểu cảm nghĩ
về tác phẩm văn học
A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
Luyện tập phát biểu miệng trước lớp , bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm nghệ thuật .
B – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 . Ổn định lớp
2 . Kiểm tra bài cũ
Điệp ngữ là gì ? Có mấy dạng điệp ngữ ? Cho VD ?
3 . Bài mới
Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : GV kiểm tra bài chuẩn bị ở nhà của HS . HS phải thực hiện đủ các bước như SGK đã hướng dẫn
Tìm hiểu đề và tìm ý
Dàn bài
Bài văn hoàn chỉnh
Hoạt động 2 : HS chia theo tổ ( nhóm ) phát biểu theo dàn bài ( đây là một số bài khá phát biểu trước lớp ) 25 phút
à GV theo dõi , đánh giá , tổng kết giờ học ( trước khi đánh giá , GV cho HS các nhóm , nhận xét , bổ sung phần trình bày của bạn mình )
4 . Củng cố :
GV rút kinh nghiệm cho HS về nội dung , cách thức tác phong trước tập thể .
5 . Dặn dò :
Chuẩn bị bài : “Một thứ quà của lúa : CỐm “
Phẩn ghi bảng
I . CHUẨN BỊ Ở NHÀ :
Để bài : Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “ Cảnh Khuya “ và “ Rằm Tháng Giêng “ của HỒ CHÍ MINH
1 . Tìm hiểu đề và tìm ý :
Đọc bài thơ , em hình dung , tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả HỒ CHÍ MINH như thế nào ?
Chi tiết nào làm cho em chú ý và hứng thú ? Vì sao ?
Qua bài thơ , em hiểu tác giả HỒ CHÍ MINH là người như thế nào ?
2 . Dàn bài :
Mở bài : Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em
Thân bài : Nêu cảm nghĩ của em
Cảm nhận , tưởng tượng hình tượng thơ trong tác phẩm .
Cảm nghĩ về từng chi tiết ( theo thứ tự trước sau )
Cảm nghĩ về tác giả bài thơ
Kết bài : Tình cảm của em đối với bài thơ
II . THỰC HÀNH TRÊN LỚP :
Học sinh phát biểu trong tổ , nhóm 20 phút
Một số HS phát biểu trước lớp ; GV nhận xét , đánh giá .
File đính kèm:
- TUAN_14.DOC