1- MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
– HS biết: Sơ giản về tác giả thạch Lam.
+ Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo.
giản dị: cốm
– HS hiểu: -Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– HS thực hiện thành thạo: Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
1.3. Thái độ:
– Thói quen: - GD hs ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
– Tính cách: Yeâu queâ höông ñaát nöôùc.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 15 - Trường THCS Tân hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
( Thạch Lam)
Tuần : 15 .Tiết PPCT : 57
Ngày dạy: . . . . .
1- MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
– HS biết: Sơ giản về tác giả thạch Lam.
+ Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo.
giản dị: cốm
– HS hiểu: -Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– HS thực hiện thành thạo: Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
1.3. Thái độ:
– Thói quen: - GD hs ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
– Tính cách: Yeâu queâ höông ñaát nöôùc.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
– Nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.
3- CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
– Tranh : Một thứ quà của lúa non : cốm
3.2. Học sinh:
– Đọc trước bài, tìm hiểu chú thích.trả lời câu hỏi gợi ý trong SGK, vở bT.
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Lôùp 7a3 :
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi ra từ tiếng gà trưa? (6đ)
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 2:( 2 đ)
Em hiểu cốm được làm từ nguyên liệu gì? Là sản vật của vùng nào?
KT VBT ( 2 đ)
l - Hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng.
- KN về tuổi thơ: Xem trộm gà đe, bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chăm sóc cho cháu.
- Niềm vui và ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ: Được quần áo mới từ tiền bán gà.
àTâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm trân trọng yêu quý bà.
l Cốm được làm từ hạt lúa nếp non. Và là sản vật của hà Nội.
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài
à Giới thiệu bài: Em đã được ăn cốm chưa? Cốm là loại thức ăn như thế nào? Cách thưởng thức ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay, chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.
ô HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.( 5 phuùt )
Muïc tieâu : Hieåu sô löôïc veà taùc gæa Thaïch lam.
GV: Tóm tắt vài nét về tác giả Thạch Lam?
à GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
- Gọi hs đọc, nhận xét.
GV: Văn bản “ Một thứ quà… cốm” được trích từ đâu? Văn bản này thuộc thể loại tuỳ bút, vậy em hiểu tuỳ bút là gì?
HS: Ghi chép lại sự việc, con người thực, tác giả bộc lộ sâu sắc cảm xúc, suy tư của mình trước cuộc sống.
GV: Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả, em cho biết bố cục của bài văn? Nêu nội dung của từng phần?
HS: Phần 1 : “Từ đầu…. thuyền rồng” : từ hương thơm của sen, lúa non à sự hình thành cốm từ những tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
- Phần 2 : cốm… nhũn nhặn : ca ngợi giá trị của cốm.
- Phần 3 : còn lại : bàn về sự thưởng thức cốm và lời nhắn gởi của tác giả.
GV: Kiểm tra việc nắm từ khó của HS.
ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.(25 phuùt )
Muïc tieâu : Nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm
GV: Qua lời giới thiệu của tác giả, em biết cốm được làm từ nguyên liệu gì?
GV: Theo em đoạn văn thứ nhất chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
HS: Biểu cảm.
GV: Tác giả tả về lúa non theo trình tự nào? Và cảm nhận được điều gì về hạt lúa?
GV: : Theo em tác giả đặt câu hỏi ở giữa đoạn văn có ý nghĩa gì?
HS: Muốn lôi kéo sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc hoà vào cảm xúc của nhà văn.
GV: Xác định một vài động từ, tính từ trong đoạn văn?
HS: Động từ : lướt, ngửi, trĩu. Tính từ : thanh nhã, xanh.
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả trong đoạn văn này?
GV: Qua sự miêu tả trên, giúp em biết được tác giả am hiểu như thế nào về vật làm ra cốm?
GV: Trong đoạn 1 tác giả miêu tả bằng những cảm giác nào để góp phần tạo tính biểu cảm?
HS: Thính giác, khứu giác và thị giác.
GV: Đoạn 2 tác giả không nói kĩ về cách thức làm cốm mà nói về điều gì?
HS: Từ hạt lúa non thành hạt cốm dẻo thơm cần nhiều công sức, sự khéo léo của con người. Tả về vẻ đẹp của các cô hàng cốm và nét riêng của chiếc đòn gánh.
GV: Ở phần 2 tác giả nhận xét về cốm như thế nào?
GV: Phân tích để thấy rõ sự hoà hợp, tương xứng giữa hồng và cốm về màu sắc và hương vị?
HS: Màu sắc : màu xanh tươi như ngọc thạch quí; màu đỏ thắm như ngọc lựu già.
- Hương vị : thanh đạm, ngọt sắc. Màu sắc và hương vị này hoà quyện, nâng đỡ nhau tạo hạnh phúc bền lâu.
GV: Đoạn văn này có gì đặc sắc về nghệ thuật ?
GV: Theo em ở đoạn này tác giả ca ngợi điều gì, và phê phán điều gì?
HS: Ca ngợi những giá trị của cốm, phê phán những kẻ không biết thưởng thức và trân trọng những sản vật truyền thống của dân tộc.
õ GD HS ý thức tôn trọng những sản vật của đất nước.
GV: Đoạn văn cuối bàn về vấn đề gì?
GV: Tác giả đã giới thiệu cách thưởng thức cốm như thế nào? Qua đó thể hiện điều gì của con người?
Câu hỏi thảo luận ( 3 phuùt ): Em có suy nghĩ gì về những lời đề nghị của tác giả với các bà mua cốm? Qua đó tác giả mong muốn điều gì?
HS: Rất thẳng thắn và chân tình, chúng ta phải luôn trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
GV: Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để diễn tả chất thần tiên của cốm? Thể hiện tài năng gì?
HS: “Cái lộc của trời, khéo léo của con người, sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa” à tài năng lựa chọn từ.
GV: Qua tìm hiểu văn bản giúp em biết được nội dung gì?
HS: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là đặc sản của làng Vòng.
GV: Tình cảm của tác giả với loại đặc sản này như thế nào?
HS: Rất đề cao, trân trọng.
GV: Qua bài văn này, tác giả muốn gởi gắm đến chúng ta điều gì?
HS: Luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
õ GD HS ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
GV: Bài tuỳ bút này có gì đặc sắc về nghệ thuật ?
HS: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt : tả, kể, biểu cảm, bình luận ( đoạn cuối), so sánh, lựa chọn những từ ngữ tiêu biểu.
GV: Em rút ra được ý nghĩa gì từ văn bản?
ó HS đọc ghi nhớ.
ô HĐ 3 : ( 3 phuùt )
Muïc tieâu : laøm ñuùng yeâu caàu baøi taäp
GV Hướng dẫn HS luyện tập .
HS đọc yêu cầu BT 2.
HS: Đêm giăng chày, đập vang thôn bản
Phấn cốm bay bay phủ lá ngàn. ( Thôi Hữu)
Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe (tục ngữ)
õ GD HS ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
I.Đọc hiểu văn bản :
1.Taùc giaû, taùc phaåm.
2. Ñoïc
3. Boá cuïc.
4 Giải nghĩa từ :
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Vật làm nên cốm :
- Từ lúa nếp non.
- Tác giả tả từ trong ra ngoài, cảm nhận được mùi vị từ sự lớn dần của hạt nếp.
- Chọn lọc từ ngữ miêu tả thật tinh tế, thích hợp.
=> Hiểu rất kĩ về hạt lúa làm ra cốm.
2. Ý nghĩa của cốm :
- Là đặc sản của đất nước.
-Làm quà sêu tết.
- Nghệ thuật : so sánh, dùng
nhiều tính từ để miêu tả àgợi cảm.
3. Cách thưởng thức cốm :
- Ăn chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ à Cách thưởng thức thanh nhã, lịch sự, văn hoá.
ôNghệ thuật:
-Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc , giàu chất thơ.
-Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
-Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
ôÝ nghĩa :
-Bài văn thể hiện sự thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
* Ghi nhớ : SGK/163
III. Luyện tập :
2. Sáng mát trong như sáng năm xưa.
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
(Nguyễn Đình Thi)
4.4. Tổng kết
Câu hỏi 1:
Bài văn “Một thứ quà của lúa non : cốm” thuộc thể loại gì?
Câu hỏi 2:
Qua cảm nhận của tác giả cốm chứa đựng ý nghĩa và giá trị sâu sắc như thế nào?
l Tuỳ bút.
l -Cốm là một sản vật, một món ăn bình dị mà tao nhã, một thứ quà giản dị thanh khiết.
-Cốm mang tính văn hoá ẩm thực, gắn với VH ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này.
+Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn.
+Học bài, nắm lại nội dung bài.
-Sưu tầm các bài ca dao nói đến cốm. Tham khảo những bài viết của Thạch Lam viết về Hà Nội.
- Đối với bài học ở tiết tiết theo :
+Chuẩn bị bài:Sài Gòn tôi yêu. Đọc trước bài. Tìm hiểu kĩ phần chú thích trong SGK.
+Tìm hiểu thêm về các đặc điểm thiên nhiên, cuộc sống, kiến trúc, phong cách của con người ở ba thành phố lớn tiêu biểu cho ba miền: TP HCM- TP Huế – Hà Nội.
5- PHỤ LỤC :
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Tuần : 15– tiết PPCT : . . . . . .
Ngày dạy: . . . . . . .
1- MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
– HS biết: Tự đánh giá được năng lực tự viết văn biểu cảm của mình. Củng cố kiến thức
về văn biểu cảm..
– HS hiểu: Xây dựng dàn bài cho văn biểu cảm về tác phẩm văn học
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được: kĩ năng viết văn biểu cảm, kĩ năng dùng từ, viết câu dựng đoạn
chính xác.
– HS thực hiện thành thạo: dùng từ, viết câu
1.3. Thái độ:
– Thói quen: GD hs ý thức sửa chữa những lỗi sai của mình.
– Tính cách: Yeâu quyù Baùc Hoà.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
3- CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Bài KT đã chấm
3.2. Học sinh: Xem lại bài làm, dàn bài của mình.
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Lôùp 7a3:
4.2. Kiểm tra miệng
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
ô Giới thiệu bài: Để thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong bài viết, hôm nay, cô sẽ trả bài TLV số 3 cho các em.
ô HĐ 1: ( 2 phuùt )
Muïc tieâu : hs nhắc lại ñöôïc ñeà baøi.
GV yeâu caàu hs nhắc lại ñeà baøi kieåm tra.
ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề. ( 7 phuùt )
Muïc tieâu : HS hieåu yeâu caàu caûm về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
GV: Xác định thể loại của đề bài.
GV: Đề yêu cầu làm gì?
ô HĐ 3 : Nhận xét ưu khuyết điềm của hs .( 15phuùt )
Muïc tieâu : HS bieát öu ñieåm vaø khuyeát ñieåm trong baøi laøm cuûa mình.
l Ưu điểm:- Đa số hs giới thiệu được đối tượng biểu cảm. Biết nêu cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nhưng ở cấp độ thấp.
- Cảm nghĩ chân thật theo hướng tích cực.
- Kết bài có ấn tượng, liên hệ với bản thân.
- Kết cấu 3 phần rõ ràng, đảm bảo nhiệm vụ từng phần.
- Khoảng 25 % viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
lKhuyết điểm:
- Một số em chưa nắm được cách làm bài.
- Một số bài làm còn sơ sài.
- Diễn đạt ý còn lủng củng.
l Một số bài còn gạch đầu dòng, ghi MB, TB, KB.
- Chữ viết xấu khó đọc.
- Nhiều hs viết sai chính tả.
ô HĐ 4 : Hướng dẫn HS sửa lỗi.( 7 phuùt )
Muïc tieâu : HS hieåu vaø bieát caùch söûa loãi.
à Gv nêu các lỗi chính tả rồi gọi hs lên bảng sửa.
õ GD HS ý thức viết đúng chính tả.
õ GD HS ý thức dùng từ hay, chính xác.
à GV sửa cho HS các loại lỗi khác như:
- Câu cụt, câu què, thiếu chủ ngữ, vị ngữ hoặc không rõ nghĩa.
- Còn viết tắt, viết số, gạch đầu hàng…
õ GD HS ý thức diễn đạt mạch lạc.
GV Đọc bài văn hay cho hoïc sinh tham khaûo
ô HĐ 5: Phaùt baøi ghi ñieåm
Muïc tieâu : HS bieát ñieåm baøi kieåm tra.
GV phaùt baøi , ghi ñieåm vaøo soå.
1 Đề :
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
2. Tìm hiểu đề :
a. Thể loại : Văn biểu cảm.
b. Yêu cầu : Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
3. Nhận xét ưu khuyết điểm
a. Ưu điểm :
* Nội dung :
Đa số hs giới thiệu được đối tượng biểu cảm. Biết nêu cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nhưng ở cấp độ thấp.
- Cảm nghĩ chân thật theo hướng tích cực.
- Kết bài có ấn tượng, liên hệ với bản thân.
* Hình thức :
- Kết cấu 3 phần rõ ràng, đảm bảo nhiệm vụ từng phần.
- Khoảng 25 % viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
b. Khuyết điểm :
* Nội dung :
Một số em chưa nắm được cách làm bài.
- Một số bài làm còn sơ sài.
- Diễn đạt ý còn lủng củng.
* Hình thức :
Một số bài còn gạch đầu dòng, ghi MB, TB, KB.
- Chữ viết xấu khó đọc.
- Nhiều hs viết sai chính tả.
4.Sửa các loại lỗi :
Lỗi chính tả:
b. Lỗi dùng từ :
c.Lỗi đặt câu :
d. Các loại lỗi khác :
5 .Công bố điểm :
4.4.Toång keát
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi:
Qua tiết trả bài, em rút ra được kinh nghiệm gì ?
HS: Dùng từ, viết câu chính xác, diễn đạt mạch lạc.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này.
+ Xem lại các loại lỗi đã mắc trong bài làm.
+ Tập viết lại bài ở nhà.
+ Ôn tập lại phần văn biểu cảm.
+Nắm lại khái niệm văn biểu cảm.
+Đặc điểm của bài văn biểu cảm. Cách làm bài văn BC. Bố cục, lập ý của bài văn biểu cảm.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
+ Chuaån bò baøi : laøm thô luïc baùt
+ Söu taàm moät soá baøi thô luïc baùt
+ Tìm hieåu sô löôïc veà theå thô naøy : soá caâu, soá chöõ, caùch gieo vaàn.
5- PHỤ LỤC :
CHƠI CHỮ
Tuần : 15– tiết PPCT : 59
Ngày dạy: . . . . . . .
1- MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
– HS biết: - Khái niệm chơi chữ.
-Các lối chơi chữ.
– HS hiểu: - Tác dụng của phép chơi chữ.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được: kĩ năng nhận biết phép chơi chữ.
– HS thực hiện thành thạo:Chỉ rõ phép chơi chữ trong văn bản.
1.3. Thái độ:
– Thói quen: GD hs ý thức được cái hay của nghệ thuật chơi chữ, sử dụng phép
chơi chữ khi nói và viết cho phù hợp
– Tính cách: Giáo dục HS kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
– Nắm khái niệm về chơi chữ và các lối chơi chữ.
3- CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
– Maùy chieáu
3.2. Học sinh:
– VBT, xem baøi tröôùc
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
KT sĩ số 7A 3:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
“ Bao nhiêu là liệt sĩ
Bao nhiêu là tuổi trẻ
Bao nhiêu là anh hùng
Bao nhiêu là chiến công” - (Phạm Đức)
Xác định điệp ngữ ? Cho biết thuộc dạng điệp ngữ nào? Tác dụng?
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 2:( 2 đ)
Em hiểu thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ?
KT VBT ( 2 đ)
HS: Bao nhiêu à cách quãng.
Nhấn mạnh sự hi sinh to lớn để có được chiến công.
HS: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm,về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
Có năm lối chơi chữ thường gặp: đồng âm, trại âm,điệp âm, nói lái, dùng từ gần nghĩa, trái nghĩa, đồng nghĩa.
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài
à Giới thiệu bài :
Chúng ta đã được tìm hiểu nhiều biện pháp nghệ thuật. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một biện pháp nghệ thuật rất đặc sắc đó là”Chơi chữ”.
ô HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm chơi chữ.( 7 phuùt )
Muïc tieâu : Khái niệm chơi chữ.
GV vận dụng kĩ thuật phân tích tình huống:
à GV nêu vd sgk/163.
GV: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ lợi ?
HS: Lợi 1 : thuận lợi, lợi ích, lợi lộc.
- Lợi 2 : nướu răng.
GV: Tác giả sử dụng từ lợi trong câu thứ tư dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
HS: Đồng âm.
GV: Theo em nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa của thầy bói trong từ lợi là gì?
HS: Từ ý lợi lộc chuyển sang ý bà đã già lắm rồi, tính chuyện chồng con làm gì nữa.
GV: Sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
HS: Tạo sự bất ngờ, thú vị, điểm chút hài hước nhưng không cay độc.
GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ như thế về âm và nghĩa?
HS: Rất hay, rất đặc sắc.
GV chốt ý : thế nào là chơi chữ?
ó HS đọc ghi nhớ sgk/164. GV khắc sâu ghi nhớ
õ Liên hệ GDHS .
ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các lối chơi chữ ( 7 phuùt )
Muïc tieâu : Các lối chơi chữ.
GV nêu vd II sgk/164 và cung cấp thêm một số vd khác.
-“ Nhớ nước…. gia gia”
- “ Cô Cẩm cầm cái chổi chọc chú chuột chù chết cứng”
- “ Đi tu phật bắt ăn chay.
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không”
- “ Con bò lang chạy vào làng Bo”
GV: Chỉ ra biện pháp chơi chữ trong các vd?
GV: Em hiểu ranh tướng nghĩa là thế nào?
HS: Một tên tướng ranh mãnh, quỉ quyệt ngược với danh tướng.
GV: Âm r và âm d như thế nào?
GV: Âm đầu của mỗi tiếng ở vd 3 như thế nào?
HS: Giống nhau : âm c, âm m -> lặp lại.
GV: Từ chó đồng nghĩa với từ nào? Ở vd 4 nghĩa của từ sầu riêng và vui chung như thế nào?
GV: Ở vd 3 : cá đối – cối đá, làng Bo – bò lang như thế nào?
GV: Qua tìm hiểu em biết có những lối chơi chữ nào?
GV: Qua các vd em biết chơi chữ thường được dùng ở đâu?
ó HS đọc ghi nhớ SGK.GV nhấn mạnh ý
GV: VD : “ Đi tu… thì không”, “ Khi đi làm giấy phải có thủ tục đầu tiên” (Tiền đâu)
- Bên cạnh lối chơi chữ có tác dụng tích cực, cũng có hiện tượng tiêu cực với dụng ý xấu, đùa giỡn một cách vô ý thức, thiếu văn hoá.
õ GD hs ý thức sử dụng những lối chơi chữ với tác dụng tích cực.
ô HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập.( 15 phuùt )
Muïc tieâu : Chỉ rõ phép chơi chữ trong văn bản.
GV: HS đọc yêu cầu của bài tập cho hs thảo luận , trình bày.
GV: Tìm các từ chỉ sự gần gũi nhau. Cách nói đó có phải là chơi chữ không?
GV: Thành ngữ Hán Việt” Khổ tận cam lai” có nghĩa như thế nào ?
I.Thế nào là chơi chữ :
1. Ví duï
Lợi(1) :lợi ích, lợi lộc.
Lợi(2) : nướu răng.
2.Ghi nhớ : sgk/164.
I.I Các lối chơi chữ :
1. Ví duï
2.Ghi nhớ : sgk/ 165.
III. Luyện tập :
Bài1:
Các từ có nghĩa gần nhau để chỉ loài rắn :
- Liu điu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang. à làm câu văn hấp dẫn thú vị.
Bài 2:
- Thịt, mỡ, nem, chả.
- Nứa, tre, trúc, hóp ( như cây trúc , đặc ruột hơn, lóng dài hơn) à lối chơi chữ.
Bài 3:
Thành ngữ Hán Việt” Khổ tận cam lai”(hết khổ sở đến lúc sung sướng) à chơi chữ dùng từ đồng âm.
4.4 Toång keát
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Em hiểu thế nào là chơi chữ? Có tác dụng gì?
Câu hỏi 2:
Chỉ ra lối chơi chữ trong câu sau, cho biết thuộc lối chơi chữ nào?
l Lợi dụng sự đặc sắc về âm, nghĩa, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc châm biếm, đả kích, làm câu văn , câu thơ hấp dẫn, thú vị.
l Cô Xuân đi chợ Ha, mua cá thu về, chợ hãy còn đông.
Chơi chữ dùng các từ cùng trường nghĩa.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học thuộc lòng hai phần ghi nhớ, làm bt số 3sgk/166.
+ Đọc phần đọc thêm. Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích giá trị của chúng.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
+ Chuẩn bị bài:Ôn tập phần Tiếng Việt. Hệ thống những kiến thức về Tiếng Việt đã học ở HKI
5- PHỤ LỤC :
LÀM THƠ LỤC BÁT
Tuần : 15– tiết PPCT : 60
Ngày dạy: . . . . . . .
1- MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
– HS biết: sơ giản về vần, nhịp , luật bằng trắc của thơ lục bát.
– HS hiểu: luaät cuûa thô luïc baùt
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được: nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.
– HS thực hiện thành thạo: nhận diện lục bát.
1.3. Thái độ:
– Thói quen: Giáo dục ý thức sáng tác thơ, yêu thích thơ văn.
– Tính cách: Yeâu thích thô truyeàn thoáng.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
– Phân tích, tập viết thơ lục bát.
3- CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
– Một số bài thơ lục bát hay, phần thưởng
3.2. Học sinh:
– Tìm hiểu cách làm thơ lục bát..
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
KT sĩ số 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
óNhận xét.
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
à Giới thiệu bài:
Để giúp các em hiểu rõ hơn về thơ lục bát và biết cách làm thơ lục bát, tiết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách làm thơ lục bát.
ô Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ lục bát. ( 10 phuùt )
Muïc tieâu : vần, nhịp , luật bằng trắc của thơ lục bát
GV treo bảng phụ, ghi câu ca dao SGK.
ó HS đọc.
GV: Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?
HS: 1 câu sáu (lục) tiếng, 1 câu tám (bát) tiếngà thơ lục bát.
GV treo bảng phụ, vẽ sơ đồ SGK.
GV: Điền các kí hiệu vào sơ đồ?
HS: Thơ lục bát thường mang giá trị biểu cảm.
GV: Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8?
HS: Tiếng thứ 6 có thanh huyền, tiếng thứ 8 có thanh ngang và ngược lại.
GV: Nêu nhận xét chung về số câu, số tiếng, vần, luật trong thơ lục bát?
HS: Số câu: ngắn nhất 2 câu (lục bát), dài không hạn định như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có 3254 câu lục bát.
-Số tiếng: Câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng.
-Vần:(vần lưng) chữ thứ 6 câu đầu vần với chữ thứ 6 câu sau.
- (vần chân) chữ thứ 8 của câu bát lại vần với chữ thứ 6 của câu lục và cứ thế mà tiếp tục.
- Luật bằng trắc: tiếng thứ 2 thường là thanh bằng, tiếng thứ 3 thường là thanh trắc.
-Các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật B-T-B-B (tiếng 6, 8 đều là thanh bằng nhưng không được trùng dấu mà phải: huyền - không dấu hoặc không dấu- huyền.
- Các tiếng lẻ1, 3, 5,7 (tự do) không bắt buộc theo luật B – T.
- Cách ngắt nhịp thường là nhịp chẵn cũng có khi lẻ.
- Câu lục: 2/2/2 ;3/3 ; 2/4
- Câu bát: 2/2/2/2 ; 4/4 phổ biến hoặc 3/5;2/4/2;2/4;6/2;2/6;1/7…
GV: Luật thơ lục bát như thế nào?
ó HS trả lời, đọc ghi nhớ SGK.
GV nhấn mạnh ý trong ghi nhớ.
ô Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8. (10 phuùt )
Muïc tieâu : Hieåu caáu truùc thô luïc baùt
à GV ghi bài văn vần 6 / 8 trong bảng phụ, treo bảng, cho HS tìm hiểu:
Các bạn trong lớp ta ơi
Thi đua học tập phải thời tiến lên
Tiến lên liên tục đừng quên
Nhì trường,nhất khối khỏi phiền thầy cô.
Cuối năm cả lớp cùng vô ăn mừng.
GV: Theo em đây là bài thơ lục bát hay bài văn vần? Vì sao em biết?
HS: Bài văn vần. Vì luật B – T, cách gieo vần chưa đúng, không có giá trị biểu cảm, không gợi cho người đọc, người nghe sự liên tưởng…
õ GDHS ý thức phân biệt thơ lục bát vớivăn vần 6/8 .
ô HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập( 20 phuùt )
Muïc tieâu: Laøm döôïc moät baøi thô luïc baùt ñuùng luaät.
GV: Hãy điền từ đúng vào chỗ trống.
GV:HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
HS thảo luận nhóm, sau đó trình bày bài tập 3.
à GV nhận xét, sửa chữa.
Khuyến khích học sinh làm thơ về môi trường: như làm thơ về cảnh thiên nhiên; về bầu không khí trong lành, mát mẻ; về cảnh nên thơ của quê hương …
õ Kết hợp giáo dục lòng yêu quê hương và ý thức bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên.
à Chọn một bài thơ lục bát tự làm hay nhất, trao phần thưởng khuyến khích HS.
I. Luật thơ lục bát:
-“Anh đi……hôm nao”.
B B B T B BV
T B B T T BV B BV
T B T T B BV
T B T T B BV B B
-Số câu:
-Số tiếng:
-Vần:
- Luật B – T.
* Ghi nhớ: SGK – SGK - 156
II. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6 / 8 :
II.Luyện tập:
Bài 1:
- Em ơi…. quê nhà mẹ mong.
- Anh ơi…. đáp đền nghĩa ân.
- Chú mèo đưa mắt lim dim liếc nhìn.
Bài 2:
Gieo vần không đúng : loài - bòng, học hành – tiến lên.
- Sửa lại : loài – xoài
- Tiến lên – trở thành trò ngoan.
Bài 3:
Làm thơ lục bát:
4.4. Toång keát
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi:
Cho một VD về thơ lục bát?
- Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
- Ngó lên nuộc lạt mài nha,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
- Thò tay bứt cọng rau ngò
Thương em đứt ruột giã đò ngó lơ
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này.
-Tập phân tích thi luật một bài ca dao.
- Tập viết bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn.
- Học thuộc ghi nhớ – SGK – 156.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo
- Chuẩn bị trước bài “Ôn tập văn biểu cảm”. Xem lại cách làm bài văn biểu cảm, bố cục, các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Xem lại các đề văn biểu cảm.
5- PHỤ LỤC :
File đính kèm:
- tuan 15.doc