Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 16 - Tiết 54 đến tiết 59

A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

 1. Kiến thức:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.

 2. Kĩ năng:

- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.

- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.

 * Kĩ năng sống:

 Giao tiếp: Trình bày cảm nghĩ trước tập thể.

 Thể hiện sự tự tin.

 3. Thái độ:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 16 - Tiết 54 đến tiết 59, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 1/ 12/ 2013 Dạy ngày: 3/ 12/ 2013 Tiết 54: LUYỆN NÓI PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. - Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói. * Kĩ năng sống: Giao tiếp: Trình bày cảm nghĩ trước tập thể. Thể hiện sự tự tin. 3. Thái độ: Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho HS. B/. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức. 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH: -Phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. - Phân tích tình huống cần trình bày cảm nghĩ. - Thực hành giao tiếp trong hoàn cảnh. - Học nhóm cùng phân tích vấn đề. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về 1 tp vh ? Nêu dàn ý của bài phát biểu cảm nghĩ về tp vh ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức - Em hãy nêu các bước làm 1 bài văn nói chung ? - Gv: có 2 cách lập ý: cách 1: Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là 1 thi sĩ, 1 nghệ sĩ có tâm hồn dào dạt trước TN nên Bác đã vẽ ra 1 bức tranh rừng khuya có trăng sáng thật đẹp và nên thơ. Nhưng Bác còn là 1 con ng yêu nc vĩ đại nên bài thơ c trĩu nặng 1 tấm lòng lo lắng cho dân, cho nc. Cách 2: Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên 1 bức tranh TN đẹp và 1 tấm lòng yêu nc, yêu dân. Từ đó thấy được vẻ đẹp cao quí của con ng Bác, của hồn thơ Bác. - Dàn ý của bài pbiểu cảm nghĩ về TP vh gồm mấy phần ? - Phần MB cần nêu gì ? Cảm nghĩ chung của bài thơ Cảnh khuya là gì ? - TB cần nêu gì ? Cần phát biểu cảm nghĩ ở n khía cạnh nào của bài thơ ? -KB cần phải làm gì ? Em có tình cảm gì đối với tác giả bài thơ này ? - Cho hs thảo luận trong tổ, nhóm -15 phút - Các tổ, nhóm cử đại diện lên trình bày phần chuẩn bị của mình. => Lưu ý khi trình bày bài văn biểu cảm hoặc nhận xét phần trình bày bài văn biểu cảm của bạn trước tập thể. + Chọn vị trí để nói sao cho có thể nhìn được người nghe. + Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên, sử dụng được các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp để trình bày theo dàn ý. + Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu nói hấp dẫn, phù hợp với việc phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Hs nhận xét, đánh giá - Gv sửa chữa, uốn nắn. I- Chuẩn bị: Đề bài: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch HCM. 1- Tìm hiểu đề và tìm ý: 2- Lập dàn bài: a-MB: Nêu c.nghĩ chung kq về bài thơ (là bài tả cảnh TN rất hay qua đó đã bộc lộ được tấm lòng yêu nc, thương dân của Bác). b-TB: Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ. -Về âm thanh của tiếng suối: Tiếng suối được s2 với tiếng hát xa- -Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng- -Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nc nhà. c-KB: Tình cảm của em đối với bài thơ, đối với tác giả bài thơ (Đọc bài thơ, em vô cùng cảm mến, trân trọng t.yêu TN và tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với dân, với nc). II-Thực hành nói trên lớp: Yêu cầu: trình bày rõ ràng, mạch lạc, giọng nói tự nhiên, có cảm xúc. 4.Củng cố: 5.Hướng dẫn tự học: - Tự tập nói văn biểu cảm về một tác phẩm văn học đã học ở nhà với nhóm bạn và tập nói một mình trước gương. - Chuẩn bị bài “Ôn tập văn biểu cảm”: Trả lời câu hỏi SGK. ========================================================== Soạn ngày: 1/ 12/ 2013 Dạy ngày: 5/ 12/ 2013 Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM Thạch Lam A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Thạch Lam. - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần dân tộc: Trân trọng nét đẹp VH dân tộc. B/. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức. 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH: -Phương pháp đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề. Sử dụng kĩ thuật động não D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng gà trưa và nêu n nét đặc sắc về ND, NT của bài thơ ? 3. Bài mới: Việt Nam đất nc ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Trên mảnh đất VN, cây lúa-hạt gạo đã trở thành 1 biểu tượng cho vẻ đẹp kì diệu của mảnh đất và tâm hồn tinh tế của con ng. Bằng 1 t/yêu đằm thắm, nhà văn Ng.Đình Thi trong tp Bài ca Hắc Hải đã ca ngợi đồng lúa đất trời VN trong 2 câu thơ rất truyền cảm trên. Trước Ng.Đình Thi có 1 nhà văn, bằng thiên tuỳ bút văn xuôi cũng đã giành tình yêu và biết bao ngôn từ đẹp như thơ để ca ngợi cây lúa VN. Đó là Th.Lam với bài Một thứ quà của lúa non: Cốm. Bây giờ chúng ta cùng thưởng thức cốm vòng- một đặc sản của Hà Nội qua bài văn. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Dựa vào chú thích, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả, tp ? - Văn bản MTQCLN: Cốm là 1 bài tuỳ bút trữ tình. Vậy tuỳ bút là gì ? -Bài tuỳ bút nói về đ.tượng nào? - Để nói về đ.tác giả ấy, tác giả đã sd n phương thức biểu đạt nào, phương thức nào là chủ yếu ? - Bài văn có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? + Hs đọc đoạn 1-Nội dung của Đ1 là gì? - Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được trình bày trong mấy đv ngắn ? Mỗi đoạn nói gì ? - Cội nguồn của cốm là lúa đồng quê, điều đó được gợi tả bằng n câu văn nào ? - Tác giả đã dùng cảm giác để miêu tả cội nguồn của cốm, hãy nêu td của cách miêu tả này ? - T.sao cốm gắn với tên làng Vòng ? - Hình ảnh : Cô hàng cốm xinh2, áo quần gọn ghẽ với cái đòn gánh 2 đầu vút cong lên như chiếc thuyền rồng.có ý nghĩa gì ? - Chi tiết: Đến mùa cốm, các ng HN 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm.có ý nghĩa gì ? -Qua đv trên, đã cho ta thấy được n cảm xúc gì của tác giả ? -Câu văn gợi cho em cách hiểu mới mẻ nào về cốm ? Vì sao ? -Tác giả bình luận về v.đề gì ? -Sự hoà hợp tương xứng của hồng cốm được p.tích trên n p.diện nào ? -Qua đó tác giả muốn truyền tới ng đọc tình cảm và thái độ gì trong ứng sử với thức quà DT là cốm ? +Hs đọc Đ3 - Đv em vừa đọc nói về cảm nghĩ gì ? -Tác giả hd cách ăn cốm như thế nào ? Vì sao khi ăn cốm phải ăn chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ ? -Tác giả đã thể hiện cách thưởng thức cốm bằng n giác quan nào ? -Cách cảm thụ đó có td gì ? -N lí lẽ đó cho thấy tác giả có thái độ như thế nào đối với thứ quà của lúa non -Bài văn có g.trị gì về ND và NT ? -Hs đọc ghi nhớ. -Qua bài văn, em hiểu thêm gì về tác giả Th.Lam ? I/. Đọc hiểu chú thích 1-Tác giả: sgk (161 ). 2-Tác phẩm: sgk (161 ). -Thể loại:Tùy bút (sgk-161) 3- Bố cục: -Bố cục: 3 đoạn -Từ đầu à thuyền rồng: Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. -Tiếp à nhũn nhặn: Cảm nghĩ về g.trị của cốm. -Còn lại: C.nghĩ về sự thưởng thức cốm II/. Đọc hiểu văn bản 1-Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm: -Các bạn ... lúa non không.Trong cái vỏ ... hoa cỏ.Dưới ánh ... của trời. ->Mtả bằng cảm giác – Vừa gợi hình, vừa gợi cảm. Thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ cốm của tg. ->Cốm gắn liền với vẻ đẹp của ng làm ra cốm.Thành nhu cầu thưởng thức của ng HN. =>Yêu quí, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái v.hoá DT của cốm. 2-Cảm nghĩ về giá trị của cốm: -Cốm là thức quà riêng biệt của đ.nc, là thức dâng của n cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. ->Cốm là quà tặng của đồng quê cho con ng, cốm là đ.sản của DT. -Hồng cốm tốt đôi... Một thứ thanh đạm, 1 thứ ngọt sắc, 2 vị nâng đỡ nhau để hp được lâu bền. ->Tác giả bình luận về v.đề dùng cốm để làm quà sêu tết. =>Cốm góp phần làm cho nhân duyên của con ng thêm tốt đẹp – G.trị tinh thần, g.trị văn hoá. 3-Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm: -Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. ->ăn như thế mới cảm hết được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm. -> Cảm thụ bằng khiếu giác, xúc giác, thị giác. -Cốm là lộc của trời, là cái khéo léo của ng, là sự cố sức tiềm tàng và sự nhẫn nại của thần lúa. III/. Tổng kết: *Ghi nhớ: sgk (163 ). IV/. Luyện tập: 4.Củng cố:- Đọc diễn cảm 1 đoạn văn trong bài mà em thích? 5.Hướng dẫn tự học: - Chuẩn bị bài “Ôn tập tác phẩm trữ tình”: Xem phần hương dẫn, trả lời câu hỏi SGK. Soạn ngày: 1/ 12/ 2013 Dạy ngày: 7/ 12/ 2013 Tiết 58: CHƠI CHỮ A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Thế nào là chơi chữ.Các lối chơi chữ .Tác dụng của phép chơi chữ. 2 . Kĩ năng: - Nhận biết phép chơi chữ.Chỉ ra các cách chơi chữ trong văn bản. * Kĩ năng sống: - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ chơi chữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của cá nhân. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ chơi chữ. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng phép chơi chữ trong nói, viết. B/. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH: Phương pháp đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề. Kĩ thuật đọc hợp tác Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra các phép tu từ điệp ngữ và giá trị Sử dụng kĩ thuật động não : Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng điệp ngữ . Thực hành có hướng dẫn: viết câu, đoạn văn có sử dụng phép tu từ điệp ngữ. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: cho biết thế nào là điệp ngữ ? Td của điệp ngữ ? 3. Bài mới: Ở dân tộc nào, ngôn ngữ nào cũng có h.tượng chơi chữ. Tuy nhiên ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, h.tượng chơi chữ được b.hiện 1 cách khác nhau. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về h.tượng này. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Trong bài ca dao có mấy từ lợi ? (3 từ ). -Em hãy giải thích nghĩa của từ lợi ở dòng thơ thứ 2 ? -Từ lợi ở dòng thơ thứ 4 có nghĩa là gì? -Hai từ lợi này có gì giống và khác nhau ? Chúng là từ đồng âm hay là từ đồng nghĩa ? -Khi đọc đến câu 3 thì em hiểu lời của thầy bói như thế nào ? Và khi đọc đến câu 4, em có hiểu như thế nữa không ? Vì sao? +Gv: ở đây bà già hỏichuyện lợi lộc, thầy bói chiều theo ý bà lời bằng cách cố ý dùng từ lợi nhưng theo 1 nghĩa khác, không liên quan gì với từ lợi trước. Hai từ đồng âm này đã tạo nên chất hài hước cho bài ca dao. Tiếng cười bật ra sau khi hiểu được hàm mà trả ý của tác giả dân gian: Bà đã già rồi, lấy chồng làm gì nữa. +Hs đọc ví dụ 2 – Chú ý từ co mau. -Em hãy giải nghĩa câu đố trên ? - ở 2 vd trên có sd b.p tu từ chơi chữ, vậy em hiểu thế nào là chơi chữ ? -Từ “ranh tướng” ở VD1 gần âm với từ nào ? -ở VD2, các tiếng trong 2 câu thơ của Tú Mỡ có phần nào giống nhau ? -Cá đối-cối đá, mèo cái-mái kèo, ở VD3 có mlh gì về mặt âm thanh ? -Từ “sầu riêng” ở VD4 nên hiểu là gì ? -Ngoài nghĩa đó ra còn nghĩa nào khác? -Là loại cây ăn quả ở Nam Bộ, quả có gai trông như mít. -Chỉ tr.thái tình cảm buồn, trái với vui chung. * VD: GV sử dụng bảng phụ. “ Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu”. - Câu này chơi chữ nào? Dựa trên hiện tượng gì? -> Chơi chữ “Chín”, chín ở đây không phải là con số 9 mà là “thui chín”. Dựa trên hiện tượng đồng âm. -Tóm lại có mấy lối chơi chữ nào ? -Chơi chữ thg được sd ở đâu ? -Hs đọc ghi nhớ -Đọc bài thơ của Lê Quí Đôn và cho biết tác giả đã dùng n từ ngữ nào để chơi chữ ? -Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau ? Cách nói này có phải là chơi chữ không ? -Sưu tầm 1 số cách chơi chữ trong sách báo I/. Thế nào là chơi chữ: *Ví dụ 1: sgk (163 ). -Lợi1: ích lợi, lợi lộc. -Lợi 2,3: phần thịt bao quanh răng. ->Giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa lại khác xa nhau – Từ đồng âm. *Ví dụ 2: Trên trời rớt xuống mau co là gì ? (Câu đố ) -Mau co: mo cau ->nói lái. *Ghi nhớ 1: sgk (164 ). II/. Các lối chơi chữ: *Ví dụ: (1) Ranh tướng: danh tướng-->gần âm. (2) Giống nhau ở phụ âm m-->điệp âm. (3) Cá đối-cối đá, mèo cái-mái kèo -> nói lái (4) Sầu riêng: -> Từ đồng âm, từ trái nghĩa. *Ghi nhớ 2: sgk (165 ). *Ghi nhớ 1, 2 sgk-164,165 III/. Luyện tập: -Bài 1 (165 ): -Bài thơ dùng từ đồng nghĩa: Rắn (loài rắn) – Rắn (cứng đầu, khó bảo). -Liu điu (rắn nc), rắn (rắn thường), hổ lửa (rắn có nọc độc), mai gầm (cạp nong, rắn độc), ráo (rắn ráo, rất hung dữ và có nọc độc), lằn (rắn thằn lằn) trâu (rắn hổ trâu), hổ mang (rắn độc). -Bài 2 (165 ): Các tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau: -Thịt, mỡ ; dò,nem, chả: Thuộc nhóm thức ăn liên quan đến chất liệu thịt. ->chơi chữ dùng từ gần nghĩa, từ đồng âm. -Nứa, tre, trúc, hóp: Thuộc nhóm từ chỉ cây cối, thuộc họ tre. -> từ đồng âm, từ gần nghĩa. =>Tạo sự liên tưởng ngữ nghĩa lí thú. -Bài 3 (166 ): Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. 4.Củng cố, dặn dò -Thế nào là chơi chữ, có những lối chơi chữ nào? Tìm vài câu thơ có sử dụng chơi chữ? -VN học bài, soạn bài “Làm thơ lục bát” Soạn ngày: 1/ 12/ 2013 Dạy ngày: 7/ 12/ 2013 Tiết 59: LÀM THƠ LỤC BÁT A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát. 2. Kĩ năng: Nhận diện , phân tích, tập viết thơ lục bát. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tác thơ, yêu thích thơ văn. B/. CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức 2- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài C/. PHƯƠNG PHÁP/KTDH: Phương pháp thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu hiểu biết của em về thể thơ lục bát (số tiếng, số câu, vần) ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng ? Vì sao lại gọi là lục bát ? -Kẻ sơ đồ và điền các kí hiệu: B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô ? +Gv: Các tiếng có thanh huyền, ngang gọi là tiếng bằng (B ); các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc (T ); Vần (V ). -Nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8 ? -Nhận xét về luật thơ lục bát (số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, v.trí vần, sự thay đổi các tiếng B, T, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu) ? -S2 luật B-T trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm với luật thơ lục bát ? (Đây là trong hợp ngoại lệ: tiếng thứ 2 là thanh T thì tiếng thứ 4 đổi thành thanh B. -Em hãy đọc 1 bài ca dao được s.tác theo thể thơ lục bát và nhận xét thể thơ lục bát trong bài ca dao đó ? -Qua tìm hiểu về thể thơ lục bát, em rút ra kết luận gì ? +Chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu. -Nêu lại luật thơ lục bát -Hs đọc ghi nhớ -Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật ? -Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và về vần) ? +Hs đọc các câu lục bát. -Các câu lục bát em vừa đọc sai ở đâu ? Hãy sửa lại cho đúng luật ? -Đại diện nhóm lên trình bày - nhận xét chéo -Gv kết luận và cho điểm theo nhóm. I-Luật thơ lục bát: *Bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà. a-Cặp câu thơ lục bát: gồm 1 câu 6 và 1 câu 8. Vì thế gọi là lục bát. b-Điền các kí hiệu B, T, V: Anh đi anh nhớ quê nhà B B B T B BV Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tác giả. T B B T T BV B BV Nhớ ai dãi nắng dầm sương T B T T B BV Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. T B T T B BV B B c-Tương quan thanh điệu tiếng thứ 6 và 8 trong câu 8: Nếu tiếng 6 có thanh huyền thì tiếng 8 có thanh ngang và ngược lại. d-Luật thơ lục bát: -Số câu: không g.hạn. -Số tiếng trong mỗi câu: câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng. -Vần: tiếng 6 câu lục vần với tiếng 6 câu bát và tiếng 8 câu bát lại vần với tiếng 6 câu lục sau và cứ như thế tiếp tục cho đến hết. -Luật B-T: tiếng thứ 2 thg có thanh B và tiếng thứ 4 thg là thanh T, các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật B-T. -Cách ngắt nhịp: thg là nhịp chẵn c có khi nhịp lẻ: +Câu lục: 2/2/2 – 3/3. +Câu bát: 2/2/2/2-4/4-3/5. *Ghi nhớ: sgk (156 ). II/. Luyện tập: -Bài 1 (157 ): -Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi như là mẹ mong. -Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người. -Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Trong nhà to nhỏ tiếng em đọc bài. -Bài 2 (157 ): Các câu lục bát này sai vần: -Vườn em cây quí đủ loài Có cam, có quýt, có bòng, có na.-> xoài -Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.-> nhanh (trở thành đoàn viên) 4.Củng cố: -Gv đánh giá tiết học 5.Hướng dẫn -VN học bài, soạn bài “Chuẩn mực sử dụng từ”. Tập làm thơ lục bát chủ đề tự chọn ở nhà.

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 16 nam 20132014.doc