Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 20 đến tuần 25

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

- Hiểu nội dung, một số hình hức nghệ thuật như: két cấu, nhịp điệu, cách lập luận và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong văn bản.

- Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

B-Chuẩn bị:

 GV: Bảng phụ ghi các câu tục ngữ, G.Án, SGK

 HS: Soạn bài

C. Tiến trình lên lớp:

1- Ổn định:

2- Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra về việc chuẩn bị bài của hs

3.Bài mới:

-Giới thiệu bài: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian.Tục ngữ cũng là một thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là : “Cây đời xanh tươi”.

 Tục ngữ có rất nhiều chủ đề. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quenvới 8 câu tụcngữ về chủ đề Thiên nhiên và lao động sản xuất.

 -Các hoạt động dạy và học:

 

doc60 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 20 đến tuần 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 73 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Soạn: 3/01/2009 Giảng:5/01/09 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. - Hiểu nội dung, một số hình hức nghệ thuật như: két cấu, nhịp điệu, cách lập luận và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong văn bản. - Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. B-Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi các câu tục ngữ, G.Án, SGK HS: Soạn bài C. Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra về việc chuẩn bị bài của hs 3.Bài mới: -Giới thiệu bài: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian.Tục ngữ cũng là một thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là : “Cây đời xanh tươi”. Tục ngữ có rất nhiều chủ đề. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quenvới 8 câu tụcngữ về chủ đề Thiên nhiên và lao động sản xuất. -Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu : Khái niệm Tục ngữ. * Gọi hs đọc chú thích (*) sgk trang 3 * Tục ngữ là gì? - Giáo viên nhấn mạnh những ý chính về tục ngữ: + Hình thức. + Nội dung. + Giá trị sử dụng. HĐ2: hướng dẫn đọc văn bản tìm hiểu chú thích: a) Giáo viên nêu yêu cầu đọc - Đọc mẫu. - Gọi học sinh đọc lại. b) Gọi học sinh giải thích chú thích sgk HĐ3: hướng dẫn phân tích: 1) Nội dung: - Học sinh đọc chú thích SGK phần khái niệm về tục ngữ. @ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có cấu tạo bền vững, có nhịp điệu, hình ảnh nên dễ nhớ, dễ thuộc. Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt : tự nhiên, lao động sản xuất, ứng xử xã hội. Nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. a) - Nghe - Đọc theo yêu cầu b) Giải thích theo sách giáo khoa I. Khái niệm tục ngữ: SGK II.Đọc văn bản-tìm hiểu chú thích II/- Phân tích: Nội dung: a)Những câu tục ngữ về thiên nhiên. Em có thể chia tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Gọi tên từng nhóm? @ Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ số 1? @Nghệ thuật trình bày câu tục ngữ có gì đáng chú ý? @ Ý nghĩa những câu tục ngữ trong đời sống? @ Em hãy giải thích nội dung những câu tục ngữ số 2,3,4. @ Em hãy so sánh nét giống nhau, khác nhau giữa các câu tục ngữ 2,3,4. Nhận biết trả lời: @ Căn cứ vào nội dung có thể chia thành hai nhóm: * Những câu tục ngữ vè thiên nhiên: từ câu 1 - 4. * Những câu tục ngữ về lao động sản xuất: từ câu 5 – 8. @ Câu tục ngữ 1 nói về độ dài của thời gian ban đêm và ban ngày. Đó là thời gian ngắn nhất trong năm của ngày và đêm: ngày ngắn về tháng mười, đêm ngắn về tháng năm. @ * Về cấu trúc: Câu tục ngữ chia làm hai vế, các từ đầu và cuối mỗi vế đối lập nhau về nghĩa (deem-ngày, sáng –tối). * Về vần: Mỗi vế có vần lưng (năm-nằm, mười-cười) * Đáng chú ý là cách nói ngoa dụ nhằm gây ấn tượng. @ Câu tục ngữ khái quát quy luật thời gian. Nhắc nhở mọi người có ý thức về thời gian. Đêm tháng năm ngắn nên tranh thủ làm việc để có thì giờ nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe. Ngày tháng mười ngắn nên khẩn trương hoàn thành công việc nhất là công việc đồng áng. Trao đổi trả lời: @ Câu tục ngữ số 2 kinh nghiệm dự đoán thời tiết căn cứ vào viẹc nhìn sao trên trời: mau sao->nắng, vắng sao-> mưa. Câu tục ngữ số 3 nói về kinh nghiệm dự báo giông bão, căn cứ vào mây. Mây có màu mỡ gà ánh lên thành ráng là dáu hiệu của giông gió.=> Cần phòng chống. Câu tục ngữ số 4 kinh nghiệm dự đoán lụt lội. Kiến di chuyển lên chỗ cao thì có thể xảy ra lụt. @ Giống nhau: Nội dung đều nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Cấu trúc đều chia thành hai vế. Mỗi câu đều có vần: câu 2(nắng-vắng), câu 3(gà-nhà), câu 4(bò-lo). Khác nhau:Câu (2), hai vế đối nhau (mau-vắng; nắng- mưa) có số từ bằng nhau. Câu (3) vế trước là hiện tượng vế sau là lời khuyên. Câu (4) vế trước là hiện tượng vế sau là phán đoán. Câu 2,3 có tính khẳng định cao, như một quy luật. Câu 4 một sự lo lắng chứ không dứt khoát là sẽ lụt. Câu 1: - Ý nghĩa: tháng 5 đêm ngắn ngày dài Tháng 10 đêm dài ngày ngắn. - NT: phép đối – nói quá => câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận và sử dụng thời gian công việc sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm. Câu 2 : -Ý nghĩa: trời nhiều sao ít mây -> hôm sau sẽ nắng và ngược lại -NT:Đối-vầnlưng(nắng, vắng). => kinh nghiệm dự đoán thời tiết để sắp xếp công việc. Câu 3: - Ý nghĩa:khi chân trời có ráng vàng là sắp có giông bão => câu tục ng ữ giúp con người kinh nghiệm phòng chống bão để giữ gìn hoa màu nhà cửa. Câu 4: -Ý nghĩa: kiến bò lên cao vào tháng bảy là hiện tượng báo sắp có lụt. - NT: đối, cách nói hình ảnh(kiến bò) => câu tục ngữ giúp con người kinh nghiệm dự đoán lụt để chủ động phòng chống. @ Em hãy giải thích câu tục ngữ số 5. @ Nghệ thuật trình bày có gì độc đáo? @ Ý nghĩa những câu tục ngữ trong đời sống? @ Em hãy giải thích câu tục ngữ số 6. @ Ý nghĩa những câu tục ngữ trong đời sống? @ Em hãy giải thích câu tục ngữ số 7. @ Ý nghĩa những câu tục ngữ trong đời sống? @ Em hãy giải thích câu tục ngữ số 8? @ Ý nghĩa những câu tục ngữ trong đời sống? HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu về nghệ thuật Em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của các câu tục ngữ trên GV bổ sung nêu rõ HS trình bày cách hiểu nhữngcâu tục ngữ về lao động sản xuất: Câu5: @ Câu tục ngữ này nói về gía trị đất đai trong thiên nhiên. Đất tuy nhiều và rất bình thường nhưng giá trị rất quý. @ * Câu tục ngữ trình bày bằng cách so sánh với hai vế cân bằng,ngắn gọn đến mức không thể ngắn hơn được nữa. * Đơn vị đem ra so sánh không phải là thước, là đơn vị lớn mà là đơn vị nhỏ. Tấc đất là đơn vị rất nhỏ. Tấc vàng số lượng rất lớn (vì vàng là kim loại quý hiếm, ít khi đo bằng thước, tấc). Đơn vị càng nhỏ dem ra so sánh với đơn vị lớn càng nổi bật giá trị của vật được so sánh. * Không dùng quan hệ từ, cúng như các từ quý, đắt, có giá trị... sao sánh đất với vàng đủ thể hiện tư tưởng, thái độ của người đánh giá. @ Đề cao giá trị của đất, sức lao động, phê phán hiện tượng lười lao động, bỏ phí đất đai Câu 6 @ Canh: cày ruộng, có nghĩa làm một công việc có tình nghề nghiệp. Canh trì: nghề làm ao. Canh viên: nghề làm vườn. Canh điền: nghề làm ruộng. Nhất, nhị, tam chỉ thứ tự. Câu tục ngữ trên nói về thứ tự các nghề đem lại lợi ích cho người nông dân. Tuy nhiên câu tục ngữ không phải lúc nào cũng đúng mà tùy thuộc đièu kiẹn tự nhiên mỗi vùng. @ Biết khai thác điều kiện tự nhiên để làm ra của cải vật chất Câu7: @ Khẳng định thứ tự các yếu tố quan trọng trong sản xuất cây lúa nước ở nước ta: nhất nước (một lượt tát, một bát cơm), nhì phân (người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân), tam cần (sức lao động), tứ giống. @ Kinh nghiệm rút ra từ thực tế sản xuất cây lúa nước của nhân dân ta. Trong quá trình sản xuất, người nông dân thấy rõ tầm quan trọng của từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Câu 8: @ Câu tục ngữ trình bày theo cách liệt kê tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa để có đất tốt. Thời vụ rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không đúng thời vụ sớm quá hay muộn quá đều ảnh hưởng đến năng suất. (đói thời ăn sắn, ăn khoai. Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng). Yếu tố thứ hai là làm đất kỹ (thục) thì tốt nhất. Thời vụ có trễ chút ít nhưng đất thục thì có thẻ vẫn cho năng suất cao (tua rua thì mặc tua rau. Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền) @ Qua kinh nghiệm lo động sản xuất, cha ông ta thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, làm đất kỹ. Học sinh nêu nhận xét @ Đặc điểm những câu tục ngữ: * Ngắn gọn, tồn tại dưới dạng đơn vị câu. Ngắn nhất 4 từ: tấc đất, tấc vàng. * Câu nói có vần điệu thường vần lưng, dễ đọc, dễ thuộc. * Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung. Sự đối xứng tạo nên sự cân đối, hài hòa của câu tục ngữ. * Hình ảnh quen thuộc, sinh động. lập luận chặt chẽ. Cách nói ngoa dụ để nhấn mạnh nội dung, ý tưởng. b- Những câu tục ngữ về lao động sản xuất: Câu 5: Ý nghĩa:Đất quí như vàng NT: Ẩn dụ (cách nói ngắn gọn hàm súc). => đề cao giá trị của đất, phê phán hiện tượng lãng phí đất Câu 6: Ý nghĩa: đề cao các nghề theo thứ tự: nuôi cá – làm vườn – làm ruộng => câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt điều kiện hoàn cành thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất. Câu 7: Ý nghĩa: khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố(nước, phân, lao động, giống) đối với nghề trồng lúa nước => câu tục ngữ giúp con người kinh nghiệm trồng lúa nước. Câu 8: Ý nghĩa:khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt. 2. Nghệ thuật: - Ngắn gọn - Thường có vần nhất là vần lưng - Đối - Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. HĐ4: hướng dẫn tổng kết - GV hướng dẫn hs tổng kết : +khái niệm về tục ngữ + nội dung, nghệ thuật của những câu tục ngữ - Gọi hs đọc ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ sgk III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK IV/- Luyện tập: GV cho học sinh hoạt động nhóm ghi lị chính xác những câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm quan sát các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất. Thi đua giữa các nhóm. Yêu cầu: Đầy sao thì nắng, vắng sao thì mưa Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Ruộng không phân như thân không của Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa 4.Củng cố: HS đọc diễn cảm các câu tục ngữ phần Đọc thêm 5.Dặn dò : - Học thuộc lòng và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tục ngữ. -Chuẩn bị bài Chương trình địa phương - Tuần 20 Tiết 74 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn và Tập làm văn) Soạn: 3/01/2009 Giảng: 7/01/2009 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Biết cách sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm ý nghĩa của chúng. - Tăng thêm hiểu biết và tình yêu với quê hương mình. B- Chuẩn bị: GV: Một số bài ca dao tục ngữ về địa phương HS: Sưu tầm theo yêu cầu C- Tiến trình giảng dạy: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra về bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.. 3- Tổ chức hoạt động dạy và học: I/- Xác định chung về sưu tầm VHDG địa phương: GV xác định cho học sinh các diểm cơ bản sau: 1- Mục đích, ý nghĩa của công việc: - Hiểu biết để thêm yêu ông cha, quê hương, để ứng ụng vào đời sống hiện nay. - Có những tấm gương sáng trong sưu tầm VHDG (Nguyễn Đổng Chi- truyện cổ dân gian; Vũ Ngọc Phan- thơ ca dân gian; những tám gương ở địa phương...Trong thời phong kiến cũng có những người sưu tầm VHDG với những tác phẩm như Lĩnh Nam Chích Quái...) 2- Giải thích yêu cầu: * Phạm vi:Địa phương (xã, huyện, tỉnh) * Phạm viđối tượng: Tục ngữ, ca dao, dân ca. (GV cùng hs làm rõ, phân biệt đối tượng này) * Phạm vithời gian: 10 tuàn theogợi ý của sgk. * Phạm vi số lượng: 15-20 tác phẩm. (GV giải thích về khái niệm tác phẩm: câu, bài) II/- Phương pháp sưu tầm: 1- Giáo viên trình bày về cách sưu tầm VHDG: - Yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động sưu tầm này là gì? (tục ngữ, ca dao, dân ca địa phương) - Nguồn sưu tầm có thể ở những địa chỉ nào? (người dân địa phương, sách báo địa phương, các công trình sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca trong đó có các câu nói về địaphương) - Dựa vào các câu trả lời của hs, gv nói về nguồn sưu tầm. - Tìm gặp người đại phương để nghe và ghi chép (lưu ý: những cụ cao tuổi, người sống gắn bó lâu năm ở địaphương, những người có học vấn cao) 2- Giáo viên trình bày về nhóm sưu tầm và yêu cầu phân loại: - Sưu tầm cá nhân. - Phân loại cá nhân. - Tập hợp sưu tầm theo tổ. - Loại bỏ những câu trùng nhau. - Phân loại của tổ. a- Phân loại theo từng thể loại: (tục ngữ, ca dao, dân ca) b- Phân loại theo nội dung: - Thiên nhiên, lao động sản xuất. - Quan hệ gia đình, xã hội. - Tình yêu... c- Xếp loại theo ABC D- Hướng dãn học ở nhà: Làm tốt bài tập sưu tầm về: Tục ngữ, ca dao, dân ca. Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận Tuần 20-21 Tiết 75-76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN Soạn: 5/01/2009 Giảng : 10/01/2009 A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận B- Chuẩn bị: GV: Một số đoạn văn mẫu về nghị luận HS: Đọc và tìm hiểu trước bài mới C- Tiến trình giảng dạy: 1- Ổn định: 2- Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu: I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1. Nhu cầu nghị luận: @ Gv cho hs đọc mục 1- Nhu cầu nghị luận trong sgk. Sau đó gv gợi ý dẫn dắt hs trả lời từng ý (a,b,c.) @ Trong đời sống, em thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không? - Vì sao em đi học? Vì sao con người cần phải có bạn bè? Theo em thế nào là sống đẹp? Trẻ em huta thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại?... Em có thể trả lời các câu hỏi đó bằng các kiểu văn bản đã học (kể chuyện, miêu tả, biểu cảm) hay không? Vì sao? @ Trong cuộc sống, ta có thường tiếp xúc với văn bản nghị luận không? GV khẳng định nêu rõ. Thảo luận và trả lời: Văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong đời sống con người như các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu, ý kiến trên báo chí. @ Trong đời sống, gặp các câu hỏi trên, không thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Ta phải vận dụng lý lẽ, hiểu biết của mình về vấn đề để trình bày suy nghĩ, ý kiến của riêng mình. Đó là kiểu văn bản nghị luận. @ Trong cuộc sống, ta thường tiếp xúc văn bản nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu, ý kiến trên báo chí. I/- Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1. Nhu cầu nghi luận: 2.Thế nào là văn bản nghị luận? @ Gv ghi mục 2 và gọi hs đọc văn bản Chống nạn thất học và phần chú thích. @ Tác giả viết bài này nhằm mục đích gì? @ Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu những ý kiến nào? Lý lẽ nào? @ Những ý kiến trong bài văn diễn đạt thành những luận điểm. Cho biết những câu nào trong bài mang luận điểm? @ Câu mang luận điểm có đặc điểm gì? @ Rút ra nhận xét chung về mục đích, ý kiến, lý lẽ trong văn nghị luận? Giáo viên chốt khẳng định Gọi học sinh đọc ghi nhớ @ Tác giả viết bài này nhằm mục đích kêu gọi mọi người dân VN cố gắng học chữ để chống nạn thất học. @ Để thực hiện mục đích ấy, tác giả nêu lên các ý kiến: * Việc nâng cao dân trí là công việc cấp tốc trong lúc này. * Mọi người dân phải hiểu biết, có kiến thức, trước hết phải biết dọc, biết viết chữ Quốc ngữ. @ Để lý lẽ có sức thuyết phục, tác giả nêu ra những lý lẽ: * Tình trạng lạc hậu, nạn thất học của dân ta trước cách mạng tháng Tám. * Những điều kiện cần có để người dân tham gia xây dựng đất nước. * Những việc cụ thể cần làm để chống nạn thất học. @ Những câu trong bài mang luận điểm là: * Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. * Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, .... biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. @ Câu mang luận điểm là câu khẳng định một tư tưởng, một quan điểm nào đó của người viết. @ Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những quan điểm tư tưởng trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống mới có ý nghĩa. Học sinh đọc ghi nhớ. 2. Thế nào là văn bản nghị luận: - VB: “Chống nạn thất học” 3.Ghi nhớ :SGK Tiết 2: II/- Luyện tập: Bài tập 1: 1- Đọc bài “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” của Băng Sơn, cho biết đay có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao? Đây là bài văn nghị luận, vì bài văn viết nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. 2- Tìm bố cục của bài? * Mở bài: “Có thói ... thói quen tốt”. Nêu ra vấn đề thói quen tốt và thói quen xấu. * Thân bài: “Hút thuốc lá ...rất nguy hiểm”. Nêu ra thói quen tốt và thói quen xấu. Chủ yếu bàn luận về các thói quen xấu cần loại bỏ. * Kết bài: “Tạo được ... cho xã hội”. Lời nhắn nhủ với mọi người. 3- Trong văn bản trên, tác giả đề xuất ý kién gì? Những dòng, câu nào thể hiẹn ý kiến đó? Để bà viết thuyết phục, tác giả nêu ra những lý lẽ, dẫn chững nào? Tác gải đề xuất ý kiến “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”. Ý kiến đó được thể hiện ngay trong dòng đề bài và câu “Cho nên mỗi người, mỗi gí đìn hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội” Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu các lý lẽ: * Có thói quen tốt và thói quen xấu. * Có người phân biệt được tốt, xấu, nhưng thành thói quen khó bỏ. * Tạo được thói quen tốt rất khó, nhiễm thói xấu rất dễ. * Vì vậy mỗi người hãy luôn có ý thức xem lại mình. Tác giả đưa ra những dẫn chứng: * Thói quen tốt: dậy sớm, đứng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách ... * Thói quen xấu: Hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, không giữ vệ sinh môi trường. 4.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ sgk 5- Dặn dò - Nắm lại khái niệm và đặc điểm văn nghị luận - Sưu tầm mộ số văn bản nghị luận trên báo chí. - Tạo một văn bản nghị luận một trong các nội dung sau: Môi trường, Tệ nạn xã hội, Nước sạch, Học tập. Chuẩn bị bài Tục ngữ về con người và xã hội *************************************************** Tuần 21 Tiết 77 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI NS:7-1-09 NG:14-1-09 A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : - Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài. - Thuộc lòng những câu tục ngữ có trong văn bản B- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng. - Soạn giáo án, bảng phụ 2. Học sinh: - Xem sgk, sbt.- Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài C- TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: -Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ nóivề thiên nhiên, nêu cách hiểu của em về những câu tục ngữ đó -Đọc thuộc lòng phân tích tích nội dung nghệ thuật của những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất 3- Bài mói: *Giới thiệu bài: Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm của nhân dânqua bao đời.Ngoài những kinh ngiệm vềthiên nhiên và lao động sản xuất, tụcngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội.Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những câu tục ngữ đó *Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn : I.Đọc, tìm hiểu chung: @ GV nêu sơ lược nộ dung yêu cầu cách đọc văn bản, chú ý ngắt nhịp; gọi 4 h sinh đọc @ GV gọi hs đọc chú thích sgk, lớp theo dõi @ GV giải thích thêm để hiểu rõ (mặt người, mặt của) Nghe Đọc theo yêu cầu Giải thích theo SGK I.Đọc -Tìm hiểu chung: 1.Đọc 2.Tìm hiểu chú thích HĐ2:Hướng dẫn II Phân tích: * Hãy căn cứ vào nội dung, thử phân nhóm các câu tục ngữ trong bài. @ Hãy phân tích câu tục ngữ thứ nhất Một mặt người hơn mười mặt của @ Nghệ thuật câu tục ngữ có gì độc đáo? @ Em thử suy nghĩ xem khi nào người ta sử dụng câu tục ngữ này? @ Em thử giải thích ý nghĩa câu tục ngữ thứ Cái răng, cái tóc là góc con người. @ Chúng ta suy nghĩ gì qua việc đánh giá về cái răng, cái tóc của người xưa? @ Hãy giải nghĩa câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm *Những câu tục ngữ học tập đề cập đến những đối tượng nào? @ Hãy phân tích ý nghĩa câu tục ngữ, Học ăn, học nói, học gói, học mở GV giải thích nêu rõ @ Hãy giải thích câu tục ngữ Không thầy đó mày làm nên và học thầy không tày học bạn. Theo em, ở đây có sự mâu thuẩn hay bổ sung giữa hai câu tục ngữ này? @ Hãy nói suy nghĩ của em về lời khuyên cư xử Thương người như thể thương thân và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây? @ Phân tích cái hay của câu tục ngữ ? GV phân tích bổ sung @ Giải nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao GV giải thích nêu rõ * Nhận xét cách diễn đạt những câu tục ngữ trong bài? GV khẳng định nêu rõ - Tục ngữ về con người: câu 1,2. - Tục ngữ về việc học tập: câu 4,5,6. - Tục ngữ về ứng xử: 3,7,8,9. HS nhận biết trả lời @ So sánh con người với của. Của là vật vô tri, được nhân hóa, đặc điếm mặt. Đặt người bằng mười lần của => đề cao giá trị con người. @ Của là vật vô tri được quy như một sinh thể, có mặt như người. Và so sánh người bằng mười lần của. Cái độc đáo là không cho thấy của như con số không cũng như không coi như trái núi, chỉ thấy của mà không thấy người. Của cũng quý thôi nhưng người là quý nhất @ Đề cao giá trị con người. Phê phán những kẻ ham của hơn tính mạng con người. An ủi những người gặp hoạn nạn của cải mất sạch, chỉ giữ được mạng sống. @ Răng, tóc là phần cơ thể con người, nó không tách rời của cơ thể con người. Nó thể hiện sức khỏe, tuổi tác, vẻ đẹp của con người. Đầu bạc răng long @ Cách nói khái quát nhưng thể hiện bằng đơn vị nhỏ cái để nhấn mạnh tầm quan trọng. Răng, tóc thể hiện vẻ đẹp con người nhưng không phải là tất cả. Con người còn có vẻ đẹp trí tuệ, đạo đức… @ Đói không thể bẩn, Rách không thẻ hôi hám. Nghiã bóng Dù đói, dù rách, nghèo khổ những con người phải giữ giá trị của mình @ Đề cập đến người dạy bản thân người học và bạn bè. @ Ăn uống, nói năng không cần phải học tự khắc con người cũng biết. Thế nhưng ăn uống, nói năng như thế nào cho có văn hóa thì phải học mới biết được. Học gói học mở cúng áp dụng cho nói năng, biết khi nào mở câu chuyện, khi nào kết thúc câu chuyệnbiểu hiện con người lịch lãm, có văn hóa trong giao tiếp. @ Câu tục ngữ Không thầy đó mày làm nên nhẫn mạnh vai trò người thầy. Đây là cái nhìn tinh tế thể hiện quan niệm vai trò của người thầy. Câu Học thầy không tày học bạn, chữ tầy được hiểu là bằng. Thầy không bằng bạn vì gặp bạn nhiều, gặp thầy ít và bạn nhiều hơn thầy thời gian gặp gỡ tiếp xúc với bạn nhiều hơn và bạn cùng thế hệ dễ gần gũi dễ hiểu hơn. Hai câu tục ngữ này không mâu thuẩn nhau mà trái lại nó bổ sung cho nhau. Một mặt đề cao vai trò người thầy, mặt khác không quên vai trò người bạn. Nếu …. HS trình bày: @ Thương người như thể thương thân Con người cần phải có nhân hậu với người khác, coi người khác như bản thân mình -Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Khi ta hưởng thụ một thành quả nào đó ta phải biết nhớ ơn những người tạo ra thành quả đó @ Câu tục ngữ không có chủ ngữ không chỉ một người cụ thể mà chỉ chung mọi người. Tất cả mọi người đều là đói tưọng thực hiện câu tục ngữ Cá nhân số ít không thể làm nên việc lớn. Có sự đoàn kết thì làm được việc lớn Một = số ít. Ba = số nhiều. Chụm lại chứ không phải là số đông = đoàn kết @ - Ngắn gọn, có tính khái quát, - So sánh câu 1,6,7 - Dùng các hình ảnh ẩn dụ câu 8,9 -Từ và câu có nhiều nghĩa: 2,3,4,8,9 II. Phân tích: * Nội dung: Câu 1: Nghĩa: người quí hơn của ,quí hơn gấpvạn lần. -> Đề cao giá trị con người -Phê phán những trường hợp coi của hơn người -An ủi, động viên những trường hợp của đi thay người Câu 2: Nghiã:2 nghĩa - Khuyên nhủ nhắc nhở con người phải giũ gìn răng tóc cho sach đẹp -Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá bình phẩm con người của nhân dân Câu 3: Nghĩa:2 nghĩa -Dù đói rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, thơm tho -Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. => Giáo dục con người phải có lòng tự trọng Câu 4: Con người phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việcc biết đối nhân xử thế, tức con người có văn hoá nhân cách Câu 5: Nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định công ơn cả thầy, ->khuyên phải biết coi trọng công ơn của thầy, tìm thầy mà học. Câu 6: Câu T.N. đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn ->khuyến khích mở rộng đối tượng phạm vi và cách học hỏi khuyên nhủ về việc kết bạn có tình bạn đẹp Câu7: Nghĩa: Phải thương yêu người khác như thương yêu chính bản thân mình Câu 8: Nghĩa:Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình Câu 9: Nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết *Nghệ thuật: - Ngắn gọn, có tính khái quát, - Sử dụng thủ pháp so sánh - Dùng các hình ảnh ẩn dụ - các vế đối, từ và câu có nhiều nghĩa . HĐ3: Hướng dẫn: III.Tổng kết: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ trên GV:Tổng kết Gọi HS đọc GN HS khái quát: :+ Khẳng định giá trị con người con người, phẩm giá, nhân cách. Kinh nghiệm học hành. Kinh nghiệm về ứng xử. +Hình ảnh so sánh, nhân hóa ẩn dụ, dừng từ, hình ảnh nhiều lớp nghĩa có giá trị đặc sắc III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK IV/- Luyện tập: Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc tr

File đính kèm:

  • docTuan 20 den 25 Soan 3 cot rat cong phu.doc