A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
· Cảm nhận được sự hòa nhập nên thơ của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn
· Hiểu thế nào là thể thơ lục bác .
B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh và văn bản
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
· Đọc thuộc lòng bài thơ “Thiên trường vãn vọng” – TNT
· Nêu ý nghĩa và nghệ thuật bài thơ trên ?
3 . Bài mới :
Nói đến Nguyễn Trãi ta nghĩ đến 1 danh nhân văn hóa lớn hàng đầu của lịch sử Việt Nam . Qua bài : “Côn Sơn Ca” ta hiểu thêm tâm hồn thanh cao ,tấm lòng của người thi sĩ hòa quyện với quê hương , thiên nhiên là một .
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:6
Tiết :21
BÀI CA CÔN SƠN
(CÔN SƠN CA – Trích ) NGUYỄN TRÃI
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Cảm nhận được sự hòa nhập nên thơ của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn
Hiểu thế nào là thể thơ lục bác .
B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh và văn bản
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc lòng bài thơ “Thiên trường vãn vọng” – TNT
Nêu ý nghĩa và nghệ thuật bài thơ trên ?
3 . Bài mới :
Nói đến Nguyễn Trãi ta nghĩ đến 1 danh nhân văn hóa lớn hàng đầu của lịch sử Việt Nam . Qua bài : “Côn Sơn Ca” ta hiểu thêm tâm hồn thanh cao ,tấm lòng của người thi sĩ hòa quyện với quê hương , thiên nhiên là một .
Tiến trình tồ chức họat động
Ghi bài
@Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Cho HS đọc phần tác giả, tác phẩm trong phần ghi chú SGK/80
Cho HS đọc đoạn trích : “ Bài ca Côn Sơn”
1 / Em hãy cho biết hòan cảnh sáng tác :” Bài ca côn sơn “ ?
Trong thời gian ông bị nghi ngờ , chèn ép , đành cáo quan về sống ở Côn SƠn .
Gv nói thêm : Nguyên tác của bài thơ là bằng chữ hán và theo thể thơ khác . Nhưng ở đây đã được dịch theo thể thơ lục bát .
2 / Em hãy nói vài hiểu biết của em về thể thơ lục bát ?
Lục bác là gồm 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ và muốn bao nhiêu cũng được .
Cách gieo vần : chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8 và cứ hai câu thì đổi vần má vần là vần bằng
Cụ thể trong “Bài ca Côn SƠn “ : Rầm với cầm , êm với nêm là vần bằng .
@Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
1 / Các em hãy cho biết nội dung đọan trích này nói về cái gì ?
Hành động và tâm hồn Nguyễn Trãi trước cảnh trí Côn Sơn
Cảnh trí Côn SƠn trong hồn thơ Nguyễn Trãi .
2 / Trong đoạn trích có từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần ?
Từ “Ta” 5 lần
3 / Vậy ta ở đây là ai ?
Là Nguyễn Trãi thi sĩ .
4 / Và “ta “ đang làm gì ở Côn Sơn ?
Ta nghe tiếng suối mà nghe như tiếng đàn
Ta ngồi trên đá lại tưởng ngồi trên chiếu
Ta nằm bóng mát
Ta ngâm thơ nhàn
5 / Tiếng suối chảy rì rầm lại thành như tiếng đàn ,đá rêu phơi lại thánh chiếu êm . Trong văn chương , hiện tượng đó gọi là gì ? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ấy ?
So sánh , liên tưởng , tưởng tượng .
6 / Tìm những từ diễn tả họat động của “Ta “ ở Côn Sơn ?
Nghe , ngồi , nằm , ngâm .
7 / Qua những từ diễn đạt họat động của “Ta” em có cảm nhận gì về tư thế , phong thái của “Ta” ở đây ? ( thảo luận )
Nguyễn Trãi về ở CÔn SƠn trong tâm trang của một người bị nghi ngờ , bị chèn ép , đành phải cáo quan về . Lẽ ra trong hòan cảnh đó con người phải sống trong sự u uất , sự chán chường thế nhưng qua những từ ngữ này cho thấy Nguyễn Trãi đang sống rất thanh thản , ung dung , nhàn nhã , thỏai mái không vướng bận chuyện đời .
Một Nguyễn Trãi đang ngồi sống trong những giây phút thảnh thơi , đang thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn ,1 Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ
Cảnh trí CÔN SƠN trong hồn thơ Nguyễn Trãi
8 / Cảnh trí Côn Sơn hiện ra trong hồn thơ Nguyễn Trãi như thế nào ?
Suối chảy , đá rêu phơi , rừng thông , bạt trúc .
9 / Chỉ với 1 vài nét chấm phá như Nguyễn Trãi đã phát họa nên 1 bức tranh thiên nhiên vói cảnh trí Côn Sơn , theo em đó là 1 bức tranh như thế nào ?
Côn Sơn là 1 cảnh trí thiên nhiên khóang đạt thanh bình , nên thơ . Ở Đây có suối rầm rì , có bàn đá rêu phơi , có rừng trúc xanh màu xanh của lá che ánh nắng mặt trời tạo khung cảnh cho thi nhân ngổi ngâm thơ nhàn 1 cách thú vị .
10 / Tại sao dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi , Côn SƠn lại trở nên sống động , nên thơ và đầy sức sống như thế ?( thảo luận )
Phải là người có tâm hồn gợi mở , yêu thiên nhiên .
11 / Em có nhận xét về cách diễn đạt ý thơ của bài thơ ? Dụng ý của cách diễn đạt đó ? ( HS thảo luận )
Cứ 1 câu thì 1 câu nói về họat động trạng thái của con người trước cảnh đó .
Sự giao hòa và hòa nhập giữa cảnh và người .
@Hoạt động 3 :
1 / Qua đọan thơ em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi ?
è Gv gợi HS hướng đến ghi nhớ ( SGK/81) .
@Hoạt động 4 : Luyện tập
I . Đọc và tìm hiểu chú thích
_ Tác giả: ( SGK / 80)
Bài thơ được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép đành cáo quan về sống ở Côn Sơn .
II . Tìm Hiểu Văn Bản :
1.Cuộc sống và tâm hồn nhà thơ
Ta nghe
Ta ngồi
Ta lên ta nằm
Ta ngâm thơ nhàn
è Từ lặp
è hành động và tâm hồn Nguyễn Trãi trước cảnh trí Côn Sơn .
2. Cảnh trí Côn Sơn
Suối chảy như đàn cầm
Đá rêu phơi như ngồi chiếu êm
Rừng thông mọc như nêm
Bóng trúc râm
è Hình ảnh gợi tả .
è cảnh trí Côn SƠn trong hồn thơ Nguyễn Trãi .
III . Ghi nhớ : ( SGK/81)
IV . Luyện tập
4 . Củng cố : Cho HS đọc thêm bài thơ của Trần Đăng Khoa /81
5. Dặn dò : HTL bài thơ + ghi nhớ
Chuẩn bị : “TỪ HÁN VIỆT (TT)“
Tiết :22
BUỔI CHIỀU
ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG ) TRẦN NHÂN TÔNG
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông
Tiếp tục hiểu thể thơ TNTT
B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ .
C / HỌAT ĐỘNG DẠY và HỌC :
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là văn biểu cảm ?
Đọc 1 đọan văn có sử dụng văn biểu cảm .
3 . Bài mới :
Trần Nhân Tông là 1 nhà thơ yêu nước , có công lớn trong công cuộc chống giặc ngọai xâm , đồng thời là nhà văn hóa , nhà thơ tiêu biểu của Văn học đời Trần . Không những thế ông còn là 1 ông cua nổi tiếng khoan hòa nhân ái . Tình cảm của ông được biểu hiện trong những bài thơ , đặc biệt đó là tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tình yêu đất nước thể hiện trong văn bản : “ Buổi Chiều đứng …”
Tiến trình tổ chức hoạt động
Bài ghi
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
Gv đọc sau đó gọi HS đọc lại bài thơ
1 / Bài thơ này thuộc thể lọai thơ nào ? Căn cứ vào đâu em biết ?
Thất ngôn tứ tuyệt , căn cứ vào số câu (4), số chữ trong câu (7), câu 2 và 4 chữ cuối hợp vần với nhau .
2 / Em hãy cho biết vài nét về tác giả Trần Nhân Tông ?
Chú thích – SGK /76
3 / Bài thơ được sáng tác trong hòan cảnh nào ?
Trong dịp vua Trần Nhân Tông về thăm quê .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
GV gọi HS đọc lại 2 câu đầu .
1 / Theo em cảnh vật được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ?
Lúc chiều về sắp tối .
2 / Cảnh tượng chung ở Phủ Thiên Trường lúc đó ra sao ?
Xóm trước thôn sau đã bắt đầu chìm vào sương khói .
3 / Tại sao cảnh vật lại dường như có dường như không ?
Bởi cảnh vật bị màu sương , làn khói bao phủ nên lúc mờ lúc tỏ .
Giảng : CÓ lẽ lúc tác giả về thăm quê vào dịp thu đông ,có bóng chiều , sắc màu mam mác, chập chờn nửa như không vào lúc giao thừa giữ ban ngày và ban đêm ở chốn thôn quê , cảnh quê
Gv cho HS đọc 2 câu cuối .
4 / Trong bức tranh quê được tác giả tả ở đây , hình ảnh nào để lại cho em ấn tượng nhiều nhất ( HS thảo luận )
Trẻ chăn trâu thổi sáo dẩn trâu về nhà .
Cò trắng từng đôi sa xuống giữa cánh đồng đã vắng bóng người
Bình : 1 bức tranh thật dẹp . Cảnh vừa có âm thanh , vừa có màu sắc tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc buổi chiều về . Cản còn gợi cho chúng ta thấy 1 cuộc sống êm ả , thanh bình
5 / Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong bài thơ ?
Hình ảnh cụ thể tiêu biểu , có sức gợi tả .
6 / Từ đó em thử cho biết cái gọi là miêu tả trong thơ có gì khác với miêu tả trong văn xuôi ?
Trong thơ thường là rất ít chi tiết và mỗi chi tiết thiên về gợi cảm .
Trong văn xuôi thường có nhiều chi tiết và mỗi chi tiết phải miêu tả tỉ mỉ , cụ thể .
7 / Qua những chi tiết , hình ảnh được miêu tả trong bài thơ , cảnh làng quê vào buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra nhìn chung như thế nào ?
Cảnh tượng vùng quê trầm buồn màn không gian đìu hiu vì ở đây vẫn hé ra sự sống con người trong sự hòa nhịp với thiên nhiên .
Đây là 1 cảnh tựơng ở thôn quê được phát họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê , hồn quê .
8 / Và em hiểu gì về tâm hồn của tác giả trứoc cảnh tượng đó ?
Tác giả là vị vua dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình . Một điều không dễ gì có được .
Hoạt động 3 :
GV hướng dẫn vào ghi nhớ / 77
1 / Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ , em có thêm ý nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là 1 ông vua chứ không phải là 1 người dân quê ? (TL)
Vì trong thực tế không ít người đã từng nghĩ rằng Vua thì làm gì mà có tình cảm , tâm hồn cao đẹp như thế .
2 / Từ sự thật về tâm hồn của vua Trần Nhân Tông như thế , em nghĩ gì về thời đại nhà Trần trong lịch sử nước ta ?( Thảo luận )
Có 1 ông vua có tâm hồn cao đẹp chứ thế chứng tỏ thời đại đó dân tộc ta , nhân dân ta sống rất cao đẹp , đúng như sử sách từng ca ngợi .
Hoạt động 4 : Luyện tập
1 / Em có cảm nhận gì về cảnh làng quê sau khi học xong bài thơ ?
Sự lựa chọn và khắc họa các chi tiết tiêu biểu cho cảnh vật thôn quê vào lúc chiều vè . Qua các chi tiết đó , thấp thóang hiện lên 1 làng quê thanh bình mà trầm lắng , trầm lắng mà không quạnh hiu vì ở đây vẫn hé ra sự sống con người dĩ nhiên là ở mức đơn sơ của nông thôn thửa ấy .
I . Đọc và tìm hiểu chú thích
_Tác giả ( SGK / 76)
Bài thơ được sáng tác trong dịp vua Trần Nhân Tông về thăm quê .
II . Tìm Hiểu Văn Bản :
1 . Hai câu đầu :
Cảnh thôn xóm lúc chiều về , chập chờn , nửa có nửa không vào lúc giao thời giữa ban ngày và ban đêm
2 .Hai câu cuối :
HÌnh ảnh cụ thể , tiêu biểu gợi tả
è Đậm đà sắc quê,hồn quê . Sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên .
III . Ghi nhớ ( SGK/ 68)
IV . Luyện tập
4 . Củng cố :
Cho HS đọc phần đọc thêm
5 . Dặn dò : HTL phần ghi nhớ + bài thơ .
Chuẩn bị : “TỪ HÁN VIỆT (tt)”
Tiết :23
Tõ h¸n viƯt ( tiÕp theo)
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Hiểu được sắc thái ý nghĩa của từ H-V
Có ý thức sử dụng từ HV đúng nghĩa , đúng sắc thái , phù hợp với hòan cảnh giao tiếp .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Bảng phụ
C / HỌAT ĐỘNG DẠY và HỌC :
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi.
Đọc thuộc lòng và cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3 . Bài mới :
Các em đã được tìm hiểu về từ HV cũng như được biết cấu tạo 2 lọai từ ghép HV . Tuy nhiên , các em cũng chưa biết HV mang sắc thái ý nghĩa gì và sử dụng nó như thế nào cho phù hợp . Tiết học hâm nay sẽ tìm hiểu điều đó .
Tiến trình tổ chức hoạt động
Bài ghi
*Hoạt động 1 : Sử dụng từ HV
Quan sát cá từ HV sau đây :
Phụ nữ VN trung hậu đảm đang
Tôi đã đến Paris , thủ đô hoa lệ của Pháp
Cụ là nhà cách mạng lão thành . Sau khi cụ từ trần , nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên 1 ngọn đồi .
1 / Tại sao các câu văn trên dùng từ HV : Phụ nữ , hoa lệ , từ trần và mai táng mà không dùng các từ : Đàn bà , đẹp đẽ , chết và chôn ?
Vì các từ HV và thuần việt khác nhau về sắc thái ý nghĩa . DO sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa như vậy mà trong nhiều trường hợp không thể thay thế từ HV = từ thuần việt
2 / Em có nhận xét gì về sắc thái biểu cảm của 2 từ lọai này có ý nghĩa gì khác nhau ?
Sử dụng từ HV trên mang sắc thái trân trọng , biểu thị thái độ tôn kính .
3 / GV gọi HS cho VD .
4 / Vậy người ta dùng từ HV để làm gì ?
Ghi nhớ ( SGK / 82 )
5 / GV gọi HS đọc đọan văn b/
6 / Các từ HV : kinh đô , trẫm , yết kiến , bệ hạ , thần tạo sắc thái gì trong hòan cảnh giao tiếp này ?
Đây là từ cổ dùng trong XHPK , các từ này tạo sắc thái cổ .
7 / Với VD trên , người ta dùng từ HV để làm gì ?
GV cho SH đọc ghi nhớ 3 / 82
8 / Tóm lại , sử dụng từ ngữ HV có bao nhiêu chức năng ?
GV cho HS đọc lại tòan bộ ghi nhớ /82
*Hoạt động 2 : Không nên lạm dụng từ HV
1 / So sánh các cặp sau đây :
Ngòai sân , nhi đồng đang vui đùa
Ngòai sân , trẻ em đang vui đùa .
Kì thi này … con đề nghị …. Nhé .
………………………mẹ thưởng …nhé
2 / Theo em mỗi cặp câu trên câu nào hay hơn câu nào ? Vì sao ?
Câu sau hay hơn vì nó phù hợp với ngữ cảnh , do đó không nên lạm dụng từ HV khi có từ thuần việt thay thế .
3 / GV gọi HS đọc ghi nhớ II / 83
*Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1 / 83
Bài 2 / 83
Bài 3 / 84
Bài 4 / 84
I . Sử dụng từ Hán Việt:
1 . Ví Dụ :
Phụ nữ , từ trần , mai táng à tạo sắc thái trang trọng
Tử thi à tạo sắc thái tao nhã, lịch sự
Kinh đô , yết kiến , trẫm , thần , bệ hạ à tạo sắc thái cổ
II . Không nên lạm dụng từ HV
1 . Ví dụ :
Kì thi …. Con đề nghị …
è sửa .
Ngòai sân , nhi đồng
è sửa : trẻ em .
2 . Ghi nhớ : ( SGK/83)
III . Luyện tập :
Bài 1 / 83
Bài 2 /83
Bài 3 / 84
Bài 4 / 84
4 . Củng cố :
Luyện tập
Đặt câu dùng từ Hán Việt với những sắc thái khác nhau.
5 . Dặn dò :
HTL phần ghi nhớ
Chuẩn bị : “ĐẶC ĐIỂM VĂN BIỂU CẢM “
Tiết :24
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm .
Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Bảng phụ
C / HỌAT ĐỘNG DẠY và HỌC :
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là văn biểu cảm ?
Đọc 1 đọan văn biểu cảm ?
3 . Bài mới :
Văn biểu cảm là bộc lộ những tình cảm , cảm xúc mà người viết cảm nhận thấy ở trong lòng những ấn tượng thầm kín về con người , sự vật . Vậy 1 bài văn biểu cảm có những đặc điểm gì ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó .
Tiến trình tổ chức hoạt động
Bài ghi
Hoạt động 1 :
Gv gọi HS đọc ví dụ 1
1 / Bài văn biểu hiện những phầm chất gì của cái gương ?
Tính trung thực , ghét thói xu nịnh , dối trá .
2 / Theo em , việc rêu lên các phẩm chất ấy nhằm mục đích gì ?
Biểu dương người trung thực , phê phán kẻ dối trá .
3 / Hãy gạch dưới những câu văn biểu hiện tình cảm đó ?
Là người bạn chân thật , suốt đời
Không biết xu nịnh ai
Dù tan xương nát thịt vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng .
4 / Bài văn này có đi vào tả cái gương cụ thể không ? Vì sao ?
Không . Vì mục đích của nó không phải miêu tả
5 / Vậy thì để làm gì ?
Để đánh giá , để biểu hiện tình cảm , cảm xúc ; thái độ của người việt .
6 / Trong đọan văn có chữ nào lặp đi lặp lại nhiều lần ? Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa gì ?
Chữ “gương” có ý nghĩa phẩm chất của gưong là chủ đề xuyên suốt của bài văn .
7 / Phẩm chất của gương phù hợp với tình cảm co người ở những đặc điểm nào ?
Tấm gương có 1 đặc điểm là phản chiếu sự vật 1 cách khái quát không vì chiều lòng ai mà đổi thay hình ảnh thực . Nó giúp người thấy vết nhơ mà sửa , cho người ta thấy sự thật dù là sự thật đau buồn , do vậy tấm gương luôn là người bạn chân thành , gắn bó thủy chung với con người .
8 / Như vậy để nói vể tính trung thực , phê phán kẻ dối trá , người ta đã mượn tấm gương để bộc lộ suy nghĩa của mình . Từ đó , em cho biết muốn biểu cảm con người phải làm thế nào ?
Muốn biểu cảm người ta chọn 1 sự vật mà tính chất của nó phù hợp với phẩm chất , tình cảm của con người rổi biểu hiện tình cảm của mình đối với nó như đối với con người .
9 / Bài này có mấy phần ? Nêu rõ nội dung từng phần ?
Phần mở bài : Nêu thẳng phẩm chất của tấm gương , tấm gương là những người bạn chân thật suốt đời ?
Thân bài : Nêu ích lợi của tấm gương đối với người trung thực . Ngòai gương thủy tinh còn có gương lương tâm
Kết bài : Khẳng định lại chủ đề .
10 / EM có nhận xét gì về mạch của bài văn này ?
Bài văn này được tổ chức theo mạch tình cảm ,suy nghĩ .
Hoạt động 2 :
Gv gọi HS đọc vd 2 :
1 / Đọan văn biểu hiện tình cảm gì ?
Thể hiện tình cảm cô đơn , cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm
2 / Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ?
TRực tiếp
3 / Em dựa vài đâu để đưa ra nhận xét của mình ?
Dấu hiệu của nó là tiếng kêu , lời than , câu hỏi biểu cảm .
4 / Từ 2 VD trên , em hãy cho biết mục đích của văn biểu cảm là gì ?
Là biểu cảm tư tưởng , tình cảm .
5 / Để biểu cảm người ta làm như thế nào ?
Người ta biến đồ vật cảnh vật , con người thành hình ảnh để bộc lộ tình cảm của mình .
6 / Bố cục của 1 bài văn biểu cảm được tổ chức ra sao ?
Theo mạch tình cảm , suy nghĩ
è cho HS đọc phần ghi nhớ / 86
Hoạt động 3 : Luyện tập
I . Đặc điểm của văn biểu cảm :
1 . Ví Dụ :” Tấm Gương “
……….là người bạn chân thật suốt 1 đời mình … ó bao giờ biết xu nịnh ai . Dù có tan xương nát thịt vẫn cứ giữ nguyên tấm lòng ngay thẳng
è Biểu hiện tình cảm , thái độ ,đánh giá của người viết .
Gương không bao giờ nói dối , nịnh xằng
Ai mặt nhọ , gương nhắc nhở ngay soi vào tấm lương tâm .
è Mượn gương để biểu dương người trung thực , phê phán kẻ dối trá .
BỐ CỤC :
Mở bài : nêu phẩm chất của gương .
Thân bài : Ích lợi của tấm gương
Kết bài : Khẳng định lại chủ đề .
è Bố cục theo mạch tình cảm
2 . Ghi nhớ : ( SGK/86)
III . Luyện tập :
4 . Củng cố :
Cho HS nhắc lại ghi nhớ .
5 . Dặn dò :
HTL phần ghi nhớ
Chuẩn bị : “ĐỀ VĂN BIỂU CẢM và CÁCH LÀM “
Tiết :25
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM Và
CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Nắm được kiểu đề văn biểu cảm
Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
_ Bảng phụ
C/ HỌAT ĐỘNG DẠY và HỌC :
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Nêu những đặc điểm của căn biểu cảm ?
Đọc 1 đọan văn biểu cảm mà em biết .
3 . Bài mới :
Đã nắm được thế nào là văn biểu cảm , đặc điểm của văn biểu cảm . Vậy muốn làm 1 bài văn biểu cảm ta phải làm thế nào đây ? Bài ọhc hôm nay sẽ giúp ta giải quyết câu hỏi này .
Tiến trình tổ chức hoạt động
Bài ghi
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về văn biểu cảm
Gv chép các đề bài lên bảng
Cảm nghĩ về các mùa
Hoa quả quê hương
Lòng biết ơn
Vui buồn tuổi thơ
Lòai cây em yêu
Bóng dáng người thân yêu .
1 / Đối tượng biểu cảm , tình cảm cần biểu hiện trong đề văn là gì ?
Đề 1 : Bày tỏ tình cảm , cảm xúc về hoa quả có ở quê hương em .
Cả 4 tuy không có từ nào thực sự biểu cảm Nhưng cả 4 chữ gợi ra 1 cảm xúc .
Đề 2 : Bày tỏ tình cảm , ý nghĩ của mình đối với 1 lọai cây mà mình yêu thích à Dựa vào từ em yêu
Đề 3 : Bày tỏ tình cảm đối với hình ảnh người thân yêu như Ông ,Bà, Cha Mẹ .. à Dựa vào từ Thân yêu .
Đề 4 : Bày tỏ tình cảm đối với dòng sông quê hương
Đề 5 : Bày tỏ , phát biểu những tình cảm suy nghĩ về tuổi thơ
Đề 6 :Bày tỏ những cảm xúc về nụ cười của mẹ .
2 / Vậy trước khi làm bài văn biểu cảm , chúng ta phải xát định diều gì trong đề bài ?
GV gợi cho HS đọc ghi nhớ 1 / 88
Hoạt động 2 : Cách làm văn biểu cảm .
Gv chép các đề bài lên bảng và nêu câu hỏi tìm hiểu đề :
1 / Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về cái gì ?
Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ , cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ .
Bước 2 : Tìm Ý
SGK để nêu câu hỏi cho HS trả lời .
Bước 3 : Lập Dàn Bài
Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ , nụ cười ấm lòng
Thân bài : Nêu các biểu hiện , sắc thái nụ cười của mẹ .
Nụ cười vui , thương yêu .
Nụ cười khuyến khích
Nụ cười an ủi
Những khi vắng nụ cười của mẹ
C . Kết bài : Lòng yêu thương và kình trọng mẹ .
Bước 4 : Viết bài . Gv gợi cho HS viết 1 vài đọan văn như MB, 1 vài ý trong TB và KB
Bước 5 : Sửa chữa . Sau khi làm xong , có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không ? Vì sao ?
Hs trả lời à Cho HS đọc lại tòan bộ ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết của tác giả đối với quê hương An Giang
Nhan đề : An Giang – Quê hương tôi .
Dàn ý :
MB : Giới thiệu tình yêu quê hương AN Giang
TB : Biểu hịên tình yêu mếm quê hương
Tình yêu từ tuổi thơ
Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tầm lòng yêu nước
KB : Tình yêu quê hương vời nhận thức của người từng trải , trưởng thành .
Phương thức biểu cảm của bài văn , biểu cảm trực tiếp
I . Tìm hiểu bài :
1 . Đề văn biểu cảm :
2 . Cách làm văn biểu cảm
Tìm hiểu đề
Tìm ý
Lập dàn bài :
Mở bài :
Thân bài
Kết bài :
Viết bài
II . Ghi nhớ : ( SGK/88)
III . Luyện tập :
4 . Củng cố :
Nêu những bước khi làm 1 bài văn biểu cảm ?
5 . Dặn dò :
HTL phần ghi nhớ
Chuẩn bị : “SAU PHÚT CHIA LY “
File đính kèm:
- TUAN_6.DOC