1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ, nhận biết thể loại của văn bản.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng thương cảm với thân phận người phụ nữ trong XHPK .
2.TRỌNG TÂM:
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tập “ Thơ Hồ Xuân Hương”
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung, ý nghĩa.
4.TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 7A2
4. 2.Kiểm tra miệng:
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 7 - Tiết 25 đến tiết 28 - Trường THCS Tân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :7 - Tiết :25
BÁNH TRÔI NƯỚC
Tuần dạy: 7
1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ, nhận biết thể loại của văn bản.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng thương cảm với thân phận người phụ nữ trong XHPK .
2.TRỌNG TÂM:
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tập “ Thơ Hồ Xuân Hương”
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung, ý nghĩa.
4..TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 7A2
4. 2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”?
Câu hỏi 2:
Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ là cảnh tượng như thế nào?
A. Rực rỡ và diễm lệ.
B. Huyền ảo và thanh bình.
C. Hùng vĩ và tươi tắn.
D. U ám và buồn bã.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 3
Bài “Bánh trôi nước ” là sáng tác của ai?
l HS đọc
l B. Huyền ảo và thanh bình.
l Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
àGiới thiệu bài:
Trong sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương, “Bánh trôi nước” là một trong những tác phẩm nổi tiếng tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
ô Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm ?.
HS nêu –GV nhận xét, cung cấp thêm vài nét về tác giả.
ó GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
ó GV nhận xét, sửa sai.
ó Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
ô Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Bài thơ bánh trôi nước thụôc thể thơ gì?
l Thất ngôn tứ tuyệt.
Thế nào là bánh trôi nước?
l Chú thích (*) SGK/95.
Bài thơ “Bánh trôi nước” có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
l Hai nghĩa: vừa nói về bánh trôi nước, vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.
Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
- Hình dáng: trắng, tròn
- Quá trình làm bánh:rắn, nát, nổi, chìm, lòng son.
à HS trả lời.GV nhận xét.
Nhận xét về cách lựa chọn từ ngữ của tác giả?
Ngoài nghĩa tả thực bánh trôi nước, bài thơ còn làm nổi bật lên hình ảnh của ai?
- Hình ảnh người phụ nữ.
Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng?
- Nghệ thuật ẩn dụ.
Mở đầu bài thơ bằng cụm từ “Thân em” gợi nhớ đến bài ca dao nào em đã học?
- Thân em: người phụ nữà Thuộc chủ đề than thân.
Ở đây người phụ nữ tự giới thiệu về mình như thế nào?
-Vẻ đẹp tinh khiết, trong trắng.
Những hình ảnh nào nói lên thân phận của họ?
- chìm, nổi, rắn, nát..
Sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
Những từ: rắn, nát, mặc dầu, mà em vẫn giữ tấm lòng son nói lên phẩm chất gì?
à Sử dụng kĩ thuật động não:
-HS độc lập suy nghĩ:
“Lòng son” là gì? Chỉ ra biện pháp nhệ thuật?
Qua đó hình ảnh người phụ nữ trong XHPK nổi bật lên như thế nào?
- ý kiến chung của hs:
- Lòng son: ng. thuật ẩn dụà Tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
àNgười phụ nữ có hình thể xinh đẹp, tuy thân phận chìm nổi, long đong nhưng phẩm chất trong trắng, sắt son, chung thủy, nghĩa tình.
Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào là nghĩa chính quyết định giá trị bài thơ?
l Nghĩa sau quyết định giá trị bài thơ.
Nêu những nét nghệ thuật chủ yếu của bài?
Nêu ý nghĩa của văn bản?
-GV chốt lại nội dung ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
ô GD HS về lòng thương cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
A.BÁNH TRÔI NƯỚC
I. Đọc –hiểu văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm:
-. Tác giả:
Hồ Xuân Hương (?-?), quê ở Nghệ An.
Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
-. Tác phẩm:
“BTN” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật HXH.
2. Đọc:
3.Giải nghĩa từ: SGK/95
II. Tìm hiểu VB:
1. Tả thực bánh trôi nước:
- Hình dáng bánh: trắng, tròn.
- Quá trình làm bánh: rắn, nát, chìm, nổi, lòng son.
àLựa chọn chi tiết tiêu biểu, miêu tả chính xác.
2. Vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
- Hình thể: vừa trắng lại vừa trònà Tự hào về vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết.
- Thân phận:” bảy nổi ba chìm” nghệ thuật đối lập, đảo thành ngữà Số phận bấp bênh trôi nổi, bị lệ thuộc.
- Phẩm chất: Sắt son, chung thủy, nghĩa tình.
à Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng,nghĩa tình, sắt son của người phụ nữ.
à Nghệ thuật:
-Vận dụng điêu luyện thể thơ Đường luật.
- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạotrong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
à Ý nghĩa:
- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
Ghi nhớ:SGK – 95.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu 1
Đọc diễn cảm bài “Bánh trôi nước”?
Câu 2:
Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3:
Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước?
A. Hình tròn, trắng mịn.
B. Nhân son đỏ.
C. Được hấp trên nước.
D. Có thể rắn hoặc nát.
lHS đọc.
l Ghi nhớ:SGK – 95.
lC. Được hấp trên nước.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
à Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc lòng bài thơ, học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 95.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở bài tập.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Sau phút chia li”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ về nỗi sầu chia li của người vợ.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
BÀI :7 - Tiết :26
SAU PHÚT CHIA LI
( Hướng dẫn đọc thêm)
Tuần dạy: 7
1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- HS biết điểm thể thơ song thất lục bát, sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc.
- Hs hiểu và cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay; giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích “chinh phụ ngâm khúc”.
1.2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc
1.3. Thái độ:
- GD HS cảm thông với những số phận bất hạnh, ghét chiến tranh.
2.TRỌNG TÂM:
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
3.CHUẨN BỊ :
3.1.GV: Hệ thống câu hỏi theo mạch kiến thức để HD HS tự học.
3.2.HS: Đọc kĩ bài, Tìm hiểu phần chú thích, trả lời câu hỏi trong SGK.
4..TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 7A2
4. 2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”? Nêu cụ thể các lớp nghĩa của bài thơ? (5đ)
Câu hỏi 2:
Nêu ý nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước”? (5đ)
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 3:
Đoạn trích thơ “ Sau phút chia li” được trích trong văn bản nào? Của ai?
l HS đọc, nêu hai lớp nghĩa.
l Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
l Đoạn trích thơ “ Sau phút chia li” được trích trong “ Chinh phụ ngâm khúc”, của Đoàn Thị Điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
à Giới thiệu bài:
Ngâm khúc là một thể loại văn học có từ rất lâu những tác phẩm thuộc thể loại này rất hiếm. Về thành tựu của thể này phải kể đến các tác phẩm: Cung oán ngâm khúc( Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn; Ai tư vãn – Công chúa Ngọc Hân. Để hiểu rõ hơn về thể ngâm khúc này chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm đó là “ Sau phút chia li”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
l HS nêu – GV nhận xét, cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm cho HS nắm.
ó GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
ó GV nhận xét, sửa sai
à HS trả lời.
ó Lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
ó Gọi HS đọc khổ thơ 1.
Qua khổ 1, nỗi sầu chia li của người vợ đã được gợi tả như thế nào? à HS trả lời.
ó GV nhận xét, sửa chữa.
Cách dùng phép đối: Chàng thì đi…, Thiếp thì về… và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì trong việc gọi tả nỗi sầu chia li đó?
l Cho thấy thực trạng chia li đã diễn ra để chàng sẽ đi vào cõi xa vất vả, thiếp sẽ về với cảnh vò võ cô đơn.
ó Gọi HS đọc khổ 2.
Qua khổ 2, nỗi sầu đó được gợi tả lên như thế nào? à HS trả lời. GV nhận xét.
Cách dùng phép đối: còn ngảnh lại,/ hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh: Hàm Dương và Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?
l Diễn tả nỗi sầu chia li trong độ tăng trưởng.
Sự chia li về cuộc sống, về thể xác trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn là gắn bó thiết tha, cực độ. Lời thơ không chỉ nói nỗi sầu chia li mà còn nói sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.
ó Gọi HS đọc khổ 3.
Qua khổ 3, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? à HS trả lời. GV nhận xét.
Các điệp từ :cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?
l Gợi tả nỗi sầu chia li oái oăm, nghịch chướng theo độ tăng trưởng đã đến cực độ..
Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau phút chia li?
l Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ chuyển tiếp à nổi bật nỗi sầu chia li, nỗi sầu cực độ.
Hãy phát biểu những cảm xúc chủ đạo thể hiện trong đoạn trích?.
à HS thảo luận nhóm. Trình bày.
ó Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
ô GD HS ý thức cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
ó Cho hs thảo luận bài tập 1.
Ghi đủ từ có màu xanh trong đoạn thơ dịch.
Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh?
Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của ngừơi chinh phụ?
ó Nhận xét bài của các nhóm.
ó Cho hs làm bài vào vở bài tập.
B.SAU PHÚT CHIA LI
I. Đọc –hiểu văn bản:
1.Tác giả, tác phẩm:
-Tác giả:SGK/ 91
- Tác phẩm: SGK/ 91
2. Đọc:
3 .Giải nghĩa từ:SGK/91
II. Tìm hiểu VB:
*Khổ 1:
- Chàng thì đi…
- Thiếp thì về…
- Nghệ thuật:Tương phản, đối nghĩa
àDiễn tả nỗi sầu dằng dặc, miên man.
*Khổ 2:
- Hàm Dương chàng còn ngảnh lại.
- Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
… cách…
… cách…
Nghệ thuật: Tương phản, điệp từ, đảo ngữ
à Diễn tả nỗi sầu tăng tiến, nỗi sầu cách xa vời vợi nghìn trùng.
*Khổ 3.
- Cùng trông lại mà cùng…
- … xanh xanh…
- …xanh ngắt…
- Lòng chàng ý thiếp…?
- NT : Đối ngữ, điệp ngữ liên hoàn
àDiễn tả nỗi sầu chất ngất, sự xa cách thăm thẳm, mịt mù.
ô Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người.
- Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua những hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng.
- Sử dụng điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ…góp phần thể hiện giọng điệu, cảm xúc da diết, buồn thương.
ô Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranhphi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đồng thời thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao của người phụ nữ.
* Ghi nhớ: SGK/93
III. Luyện tập:
Bài 1:
Từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh ngắt.
Sự khác nhau: xanh của mây của núi của ngàn dâu.
Mây biếc núi xanh: màu xanh ở trên cao xa mờ chuyển động
à Diễn tả nỗi sầu đang dâng cao.
- xanh xanh, xanh ngắt: màu xanh mờ nhạt không ranh giới như muốn ôm trùm toàn cảnh vật…
à Diễn tả tâm trạng buồn, nhói đau chung đúc, kết thành một khối sầu không tan.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu 1
Đọc diễn cảm đoạn thơ “Sau phút chia li”?
Câu 2: GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Từ chỉ màu xanh nào không có trong đoạn thơ?
A. Xanh xanh.
C. Mây biếc.
B. Xanh ngắt.
D. Núi lam.
l HS đọc.
l D. Núi lam
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, học thuộc phần Ghi nhớ: SGK/93
- Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở BT.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Qua đèo Ngang”: Trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc văn bản.
+Tìm hiểu cảnh đèo Ngang.
+Tâm trạng Bà huyện Thanh Quan.
5 . RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
Bài:7 - Tiết :27
QUAN HỆ TỪ
Tuần dạy: 7
1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- HS biết thế nào là quan hệ từ.
-Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức sử dụng quan hệ từ khi giao tiếp và tạo lập văn bản.
2.TRỌNG TÂM:
- Sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập VB.
3.CHUẨN BỊ :
3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I..
3.2.HS: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ; tập nêu ví dụ; tập làm trước các bài tập vào VBT, chú ý BT3.
4..TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt? Nêu một ví dụ và nói rõ sắc thái biểu cảm?
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 2:
Theo em, thế nào là quan hệ từ?
l Tác dụng:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh cảm giác thô tục,ghê sợ.
+ Tạo sắc thái cổ xưa.
VD: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phu nhân sang thăm Cu Ba.( sắc thái trang trọng)
l Từ dùng biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh, nhân quả…
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Để giúp các em có kiến thức đầy đủ về từ loại tiếng Việt, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về quan hệ từ.
ô Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là quan hệ từ.
ó GV treo bảng phụ, ghi VD SGK
Xác định quan hệ từ trong các VD đó?
ó GV nhận xét, chốt ý.
Các quan hệ từ đó liên kết các bộ phận nào với nhau?
Những bộ phận được liên kết có cấu tạo ntn? (từ ngữ hay những câu nào với nhau). Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận đó ntn?
Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
à HS trả lời.Gv nhận xét.
-Có những QHT có thể kết hợp với nhau để tạo thành cặp QHT.
Nêu khái niệm của quan hệ từ?
à HS trả lời, GV chốt ý.
ó Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Lưu ý HS: Trong Tiếng Việt có những từ đồng âm khác nghĩa,nên khi xác định qht còn phải dựa vào ngữ cảnh của câu va ý nghĩa của từ(chỉ những từ có qh sở hữu, so sánh…mới là qht)
ô Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng quan hệ từ.
ó GV treo bảng phụ ghi VD SGK.
- Yêu cầu HS thử bỏ QHT trong các câu và nhận xét ý nghĩa.
Trong các trường hợp ở VD, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có quan hệ từ? à HS trả lời.GV nhận xét.
Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ: Nếu… vì… tuy… hễ… sở dĩ…
à HS trả lời. GV nhận xét.
- Xác định ý nghĩa của từng cặp QHT.
Đặt câu với các quan hệ từ vừa tìm được?
l - Vì trời mưa to nên đường lầy lội.
- Tuy nhà ở xa trường nhưng Lan luôn đi học đúng giờ.
Khi nói hoặc viết có bắt buộc chúng ta phải dùng quan hệ từ không?
à HS trả lời. GV chốt ý.
ó Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
ô GD HS ý thức sử dụng tốt quan hệ từ.
ô Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
ó Gọi HS đọc đoạn từ “vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “ trong lòng con … cho kịp giờ”
Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên?
ó Cho hs làm bài trong vở bài tập.
ó GV chép đoạn văn bảng phụ treo bảng nêu yêu cầu của bài tập.
Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn trên?
ó Yêu cầu hs làm bài trong vở bài tập.
ó Cho hs thảo luận theo nhóm bài tập 3.
ó Có thể dùng hình thức trắc nghiệm: ghi dấu + vào câu đúng, dấu – vào câu sai. Mỗi nhóm 2 câu.
àYêu cầu hs làm trên giấy A4 sau đó giáo viên dán lên bảng lớp cho cả lớp theo dõi, nhận xét sửa chữa.
ó Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5.
Phân biệt ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ sau đây: nó gầy nhưng khỏe; nó khỏe nhưng gầy.
I. Thế nào là quan hệ từ?
1. Quan hệ từ:
VD:
a. của
b. như.
c. bởi, và, nên.
d. nhưng.
2. a. Đồ chơi (của) chúng tôiàquan hệ sở hữu.
b. Đẹp (như) hoaàquan hệ so sánh.
c. Ăn uống điều độ (và) làm việcà quan hệ đẳng lập.
- (Bởi) tôi ăn uống (nên) tôi chóng lớn lắmà quan hệ nhân quả.
d.nhưngà quan hệ đối lập.
* Ghi nhớ: SGK/97
II. Sử dụng quan hệ từ:
1. b, d, g, h àbắt buộc có quan hệ từ.
a, c, e, i à Không bắt buộc có quan hệ từ.
2. Các cặp quan hệ từ:
Nếu… thì.
Vì … nên.
Tuy… nhưng.
Hễ… thì.
l Ghi nhớ: SGK/98
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Các quan hệ từ: vào, của, còn, như, của, trên, và, như, những, cho.
Bài 2:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi.
- … tôi ăn cớm với nó.
- nó hay nhìn tôi với vẻ mặt …
- nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi.
- tôi vui vẻ và ngỏ ý muốn gần nó
Bài 3:
Các câu đúng : b, d, g, i, k, l.
Bài 4: Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ:
Bài 5:
- Nó gầy nhưng khỏe: thể hiện sự an tâm của người nói, trấn an người nghe (khen).
- Nó khỏe nhưng gầy: thể hiện sự lo lắng (chê).
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu 1
Thế nào là quan hệ từ ?
Câu 2:
Nêu cách sử dụng quan hệ từ ?
Câu 3:
Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ?
A. Vừa trắng lại vưà tròn.
B. Bảy nổi ba chìm.
C. Tay kẻ nặn.
D. Giữ tấm lòng son
l Ghi nhớ: SGK/97
l Ghi nhớ: SGK/98
l A. Vừa trắng lại vưà tròn.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, học thuộc hai phần Ghi nhơ trong SGK / 97, 98 Làm BT trong BT.
-Tập phân tích ý nghĩa của câu văn có sử dụng quan hệ từ trong các văn bản đã học.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “ Chữa lỗi về quan hệ từ”: Trả lời câu hỏi SGK.
+ Các lỗi thường gặp về quan hệ từ..
+ Làm bài tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
Bài :7 - Tiết :28
Tuần dạy: 7
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
1.MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- HS biết đặc điểm của thể loại biểu cảm.
- HS hiểu và có khả năng luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
1.2. Kĩ năng:
- Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo khi viết văn cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
- Thực hành các thao tác làm bài văn miêu tả.
3.CHUẨN BỊ :
3.1.GV: Các đoạn văn biểu cảm..
3.2. HS: Chuẩn bị đoạn văn mở bài và kết bài..
4..TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Có mấy bước làm bài văn biểu cảm?
A. Một. C. Ba.
B. Hai. D. Bốn.
Câu hỏi 2:
Nêu ra các bước làm văn biểu cảm?
lD. Bốn
l Tìm hiểu đề và tìm ý., lập dàn bài, viết bài, sửa bài.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Giới thiệu bài:
Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. Để nắm chắc hơn về thể loại cũng như là rèn thêm kĩ năng về cách viết. Hôm nay chúng ta đi vào luyện tập làm văn biểu cảm.
ô Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý.
Nêu đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện?
Đề văn thuộc thể loại gì?
à HS trả lời. GV nhận xét.
Đề yêu cầu viết về điều gì?
l Bày tỏ tình cảm đối với cây dừa.
Vì sao em yêu cây dừa?
l Là cây gắn bó với KN tuổi thơ. Mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người.
ô Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập dàn bài.
Lập dàn bài cho đề bài trên? à HS lập dàn bài, trình bày.
ó GV nhận xét, sửa chữa.
ô GD HS ý thức lập dàn ý trước khi làm bài văn.
ô Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bài.
ó GV hướng dẫn HS viết bài
ó GV yêu cầu HS viết MB, KB
à HS thảo luận nhóm, trình bày
ó GV nhận xét, sửa sai
ó GV treo bảng phụ ghi đoạn văn mẫu phần MB, KB cho HS tham khảo.
Đề bài: Cảm nghĩ về cây dừa
I. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Thể loại: Biểu cảm.
- ND: cây dừaà em yêu thích.
II. Lập dàn bài:
1. MB: Lí do em yêu thích cây dừa.
2. TB: Các điểm gợi cảm của cây dừa.
- Cây dừa trong cuộc sống con người.
- Cây dừa trong cuộc sống của em.
3. Kết bài : Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về cây dừa ?
III. Viết bài:
1. Viết MB.
2. Viết TB.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi:
ó GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Đề bài: Cảm nghĩ về đêm trung thu.
Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề văn trên?
A. Bài văn được viết theo phương thức nào?
B. Đêm trung thu đẹp như thế nào?
C. Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?
D. Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu?
A. Bài văn được viết theo phương thức nào?
B. Đêm trung thu đẹp như thế nào?
C. Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?
D. Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu?
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
à Đối với bài học tiết này:
- Xem lại kiến thức văn biểu cảm.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài viết văn số 2. Lập dàn ý cho các đề bài trong SGK – 108.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- tuan 7.doc