Giáo án Ngữ văn 7, kỳ II năm học 2012 - 2013

A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.

1. Kiến thức: Khái niệm về tục ngữ. Hiểu sơ lư¬ợc thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu vào đời sống. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

* KNS: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.

- Kỹ năng ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

3. Thái độ: HS thấy được những kinh nghiệm quý báu của nhân dân được đúc rút từ thiên nhiên và lao động sản xuất thành những câu tục ngữ  biết vận dụng bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ trong cuộc sống.

 

doc143 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7, kỳ II năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20. Soạn ngày: 06 /01/2013 Tiết 73. Dạy ngày: 07 /01/2013 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh. 1. Kiến thức: Khái niệm về tục ngữ. Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu vào đời sống. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. * KNS: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. - Kỹ năng ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ. 3. Thái độ: HS thấy được những kinh nghiệm quý báu của nhân dân được đúc rút từ thiên nhiên và lao động sản xuất thành những câu tục ngữ à biết vận dụng bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ trong cuộc sống. B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - GV: Soạn giáo án, tài liệu và phương tiện liên quan bài dạy, tài liệu chuẩn kiến thức... - HS : Chuẩn bị bài và soạn bài trước khi đến lớp. C/. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích. * Kỹ thuật phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. Kỹ thuật động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về kinh nghiệm thiên nhiên, lao động sản xuất. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, vở soạn... ? Em hiểu thế nào là ca dao? Tục ngữ? 3. Bài mới: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ còn rất phong phú với nhiều chủ đề. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 8 câu tục ngữ với chủ đề “Thiên nhiên và lao động sản xuất”. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 : -Học sinh đọc chú thích SGK. ? Qua phần chú thích em có thể cho biết đặc điểm hình thức của tục ngữ là gì ? + Về hình thức: - TN là một câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, có nhịp điệu, diễn đạt một ý trọn vẹn. (GV: Cần phân biệt tục ngữ với thành ngữ vì chúng cùng giống nhau một số đặc điểm về hình thức.) - Còn có những câu tục ngữ được diễn đạt thông qua hình thức thơ lục bát -> dễ lẫn với ca dao. => Phân biệt TN nhờ nội dung của nó. ? Nêu đặc điểm về nội dung của tục ngữ ? (Nêu ví dụ, phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng.) + Về nội dung: - TN diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. - Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen những còn có nhiều câu tục ngữ còn có nghĩa bóng. ? TN thường được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? Có tác dụng gì ? + Về sử dụng: TN được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động xã hội, giúp lời nói thêm hay, sâu sắc. ? Em đọc một số câu tục ngữ mà em biết. (Lưu ý thêm về vần, đối trong tục ngữ). - GV yêu cầu :- Đọc rõ ràng, dứt khoát, thể hiện được vần, ý đối trong từng câu TN. - Giải nghĩa từ trong SGK. Giải nghĩa thêm từ "tấc" và một số từ HV: "canh trì, canh viên, canh điền". Trong văn bản này có 8 câu TN, em có thể chia chúng thành mấy nhóm ? ? Hãy đặt tên cho 2 nhóm TN em vừa chia được * Hoạt động 2: ? Đọc những câu TN về thiên nhiên trong v/b và cho biết đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về hiện tượng nào trong thiên nhiên ? - Đọc câu tục ngữ số 1? ? Em hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ? Đêm tháng năm/ chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười/ chưa cười đã tối - Nhịp 3/2/2 - Vần lưng - Phép đối: đối xứng và đối lập: đêm- ngày, tháng năm – tháng mười, nằm - cười, sáng - tối - Cường điệu: chưa nằm đã sáng Chưa cười đã tối ? Câu tục ngữ trên có bắt nguồn từ cơ sở khoa học nào không? Nghĩa thực của nó là gì? (Không dựa vào cơ sở khoa học chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát thực tế ) ? Em nhận xét gì về cách nói trong câu tục ngữ? (Cách nói hình ảnh, dễ hiểu, dễ nhớ ) ? Ngoài nội dung trên câu tục ngữ còn mang ý nghĩa gì khác? - Đọc thầm câu tục ngữ số 2 Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa Giải thích từ “ mau”, “ vắng” ( Mau: nhiều, dày, vắng: ít, thưa ) So sánh câu 2 và 1 về nội dung và nghệ thuật (Thảo luận nhóm - Báo cáo Giống: - Nội dung: cùng nói về thời tiết - Nghệ thuật: sử dụng vần lưng, đối Khác : Câu 2: nêu khái niệm về thời tiết bằng cách xem sao trên trời, ít nhiều có cơ sở khoa học ) Theo em kinh nghiệm đã hoàn toàn chính xác không? Vì sao? ( Kinh nghiệm đã chưa tuyệt đối chính xác vì nhiều khi vắng sao mà vẫn nắng hoặc ngược lại ) Cấu trúc Có pháp của câu tục ngữ như thế nào? ( Cấu trúc theo kiểu điều kiện- giả thiết - kết quả) GV: Người Việt chủ yếu làm nông nghiệp nên họ rất quan tâm đến việc nắng, mưa vì thời tiết ảnh hưởng đến việc được mùa hay mất mùa. - Học sinh theo dõi câu tục ngữ số 3 “ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” ?Em hiểu “ ráng” và “ ráng mỡ gà” là gì? - Ráng: màu sắc: vàng, trắng, đỏ phía chân trời do ánh nắng mặt trời chiếu vào mây - Ráng mỡ gà: ráng có màu mỡ gà ?Câu này sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( Hình thức: câu này sử dụng ẩn dụ : Ráng mỡ gà: màu mây: màu mỡ gà ) ? Nội dung của câu tục ngữ này? ? Em đã học văn bản nói đến tác hại của hiện tượng thời tiết này? ( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ phủ GV: Câu tục ngữ này cho thấy bão giông , lũ lụt là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm khôn lường còn cho thấy ý thức thường trực chống giông bão của nhân dân ta mà tiêu biểu là truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ) - Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? - Học sinh đọc thầm câu tục ngữ số 4 Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. ? Phân tích hình thức nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ? - Vần lưng: bò - lo ? Hiện tượng trong câu tục ngữ là gì? Được báo trước bằng vấn đề gì? - Hiện tượng bão lụt được báo trước bằng việc kiến di chuyển chỗ ở từng đàn vào tháng 7. ? Qua câu tục ngữ, em thấy được gì về tâm trạng của người nông dân? - Sự lo lắng, tâm trạng bồn chồn sợ hãi của người nông dân trước hiện tượng bão lụt Bốn câu tục ngữ vừa tìm hiểu có điểm gì chung? (Đúc rút kinh nghiệm về thời gian, thời tiết bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước ta) - Học sinh theo dõi sgk: Tấc đất, tấc vàng. ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ? Câu tục ngữ cho thấy điều gì? Tìm một câu ca dao có nội dung tương tự? Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. - Đọc câu tục ngữ số 6 “ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” Giải thích “ canh trì” “ canh viên” “ canh điền” ( Nuôi cá, làm vườn, làm ruộng ) ? Nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? ? Nội dung của câu tục ngữ là gì? Kinh nghiệm có hoàn toàn đúng không? (Câu tục ngữ có tính chất tương đối, kinh nghiệm này chỉ áp dụng ở những nơi thuận tiện cho nghề trên phát triển và ngược lại) Ý nghĩa của câu tục ngữ? - Theo dõi câu tục ngữ số 7 “ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” ? Kinh nghiệm gì được tuyên truyền phổ biến trong câu này? Qua hình thức nghệ thuật gì? Thực tế cần phải kết hợp tốt bốn yếu tố trên -> đem lại năng suất cao. - Đọc câu số 8 “ Nhất thì nhì thục” Giải thích “ thì” , “ thục’? (Thì là thời, thời vụ. Thục: thành thạo, thuần thục ) ? Nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? Thể hiện nội dung gì? ? Câu tục ngữ khuyên người lao động điều gì? ? Nền kinh tế của nước ta ngày nay đã có nhiều đổi mới theo hướng tiên tiến. Vậy ý nghĩa của những câu tục ngữ đã trong cuộc sống lao động sản xuất ngày nay là gì ? => Ngày nay chúng ta áp dụng mô hình VAC để cùng lúc đạt được lợi, tiến hành đồng bộ các công đoạn, yếu tố trong sản xuất nông nghiệp để thu được kết quả cao, tiến hành khai hoang, lấn biển và có những công trình tầm cỡ cải tạo đất đai, làm giàu cho đất và nhờ đất mà giàu lên. ? Đọc 8 câu TN, em nhận thấy chúng đều có hình thức chung là gì ? (- Về kết cấu ?) - Về vần ? - Về tạo vế đối nhau ? -Về sử dụng hình ảnh thông qua các biện pháp tu từ ? => Đây là những câu TN về TN & LĐSX, đúc rút những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta và qua cách tìm hiểu, em thấy chủ yếu thông qua nghĩa đen với những n/d hết sức phong phú, bổ ích. Và có những câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đối với thực tiễn. * Hoạt động 3: ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của các câu tục ngữ này ? ?Tác dụng của nó ? - Nghệ thuật : Bằng lối nói ngắn gọn , có vần , có nhịp điệu, giầu hình ảnh, .... -> thông tin nhanh, dễ đọc, dễ nhớ. ? Nội dung của các câu tục ngữ này là gì ? - Nội dụng : Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên, lao động sản xuất. ? ý nghĩa ? -> Không ít những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. * Hoạt động 4: I/. Tìm hiểu chung : * Định nghĩa về tục ngữ: Là VHDG. =>Tục ngữ: -Diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. * Bố cục: - Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên. - Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất. II/. Tìm hiểu chi tiết: 1) Nhóm những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên. * Câu số 1 - Sử dụng phép đối, cách nói cường điệu phóng đại. - Tháng năm (âm lịch) ngày dài, đêm ngắn. Tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm dài. => nhắc nhở chúng ta phải biết tranh thủ thời gian, tiết kiệm thời gian và sắp xếp công việc cho phù hợp. * Câu số 2 - Sử dụng vần lưng, phép đối nêu lên kinh nghiệm dự đoán thời tiết nếu trời nhiều sao thì nắng ít sao thì mưa. =>Nhắc chúng ta có kế hoạch phù hợp thời tiết. * Câu số 3 - Sử dụng vần lưng, ẩn dụ. => Nêu kinh nghiệm dự đoán gió bão khi trên trời xuất hiện ráng mây màu mỡ gà. => Khuyên ta phải phòng vệ với hiện tượng thời tiết này *Câu số 4 - Vần lưng => Câu tục ngữ nêu ra kinh nghiệm khi thấy kiến di chuyển từng đàn vào tháng 7 là sắp có lũ lụt. è Đúc rút kinh nghiệm về thời gian, thời tiết bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước ta. 2) Nhóm những câu tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất. *Câu số 5 - Sử dụng so sánh, phóng đại, ẩn dụ => Giá trị và vai trò của đất đối với người nông dân => Đất là vàng nhờ có sức lao động của con người. Và con người cần yêu quý đất đai. * Câu số 6 - Sử dụng từ Hán Việt, so sánh hiệu quả kinh tế công việc nuôi cá, làm vườn, làm ruộng => Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. * Câu số 7 - So sánh -> tầm quan trọng của các yếu tố nước, phân, cần, giống trong sản xuất nông nghiệp * Câu số 8 - Kết cấu ngắn gọn, so sánh -> khẳng định tầm trọng của thời vụ và sự chuyên cần thành thạo trong sản xuất lao động =>Khuyên người làm ruộng không được quên thời vụ, không được sao nhãng việc đồng áng 3) Nghệ thuật: - Kết cấu ngắn gọn, lời ít, ý nhiều. - Sử dụng nhiều vần lưng, nhịp dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng. - Các vế thường đối xứng nhau, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thết. - Hình ảnh cụ thể, sinh động. Có cách nói quá.(Câu 1, 5.) III/. Tổng kết : * Ghi nhớ SGK/5 IV/. Luyện tập: E/. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: * - Thi đọc thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. - Đọc bài đọc thêm. - Thi đọc những câu tục ngữ về TN hay LĐSX mà em biết. * Về nhà: - Học thuộc bài. Hiểu ý nghĩa của câu TN. - Tập sử dụng một số câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn. - Sưu tầm vốn tục ngữ trong nhân dân đặc biệt là những câu tục ngữ về môi trường. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) F/. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ – — – — – — – — – — – — – — – — Tuần 20. Soạn ngày: 06 /01/2013 Tiết 74. Dạy ngày: 07/01/2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN) A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1.Kiến thức: Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa ca dao , tục ngữ địa phương. 2. Kĩ năng: Kĩ năng sưu tầm tục ngữ , ca dao địa phương. Biết cách tìm hiểu nghĩa các câu tục ngữ , ca dao địa phương ở một mức độ nhất định. 3. Thái độ: Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình. B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - GV: Soạn giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu và phương tiện cho bài dạy... - HS : Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. C/. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, suy nghĩ, phân tích, thảo luận, động não... D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu định nghĩa về tục ngữ ? - Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: Ca dao, dân ca hoặc tục ngữ là những câu nói ngắn gọn được truyền từ đời này sang đời khác nhằm ca ngợi hoặc nói về kinh nghiệm sống của con người. Để biết được địa phương ta có loại hình nào trong các thể loại trên? Hôm nay, ta vào học bài chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn để nắm rõ điều đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: GV: Củng cố kiến thức cho học sinh về ca dao, dân ca, tục ngữ. ? Ca dao là gì? ? Thế nào được gọi là dân ca? ? Tục ngữ là gì? Ca dao - Là những sáng tác bằng văn vần của quần chúng nhân dân thường miêu tả tâm trạng, tình cảm của con người. * Dân ca: -Là những câu hát, bài hát dân gian mang tính địa phương. * Tục ngữ: -Diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. - Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trởng, 1 th ký. - Bốc thăm để các nhóm kiểm tra chéo nhau: Thống kê theo mẫu biên bản sau: Tên nhóm: Tên học sinh Số lượng sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ Chất lượng (mang tính địa phương) Cách sắp xếp Dự kiến đánh giá (Bốc thăm và cố gắng không để các nhóm KT chéo trùng nhau). - Các nhóm kiểm tra báo cáo kết quả qua ghi chép trong biên bản, giáo viên thống nhất chung.. Nhóm Số điểm A Số điểm B Số điểm C - Giáo viên nhận xét nhắc nhở qua kết quả trên và kiểm tra đại diện điểm A, B, C. - Giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. - Các nhóm cử nhóm trưởng bốc thăm. Thống kê theo mẫu biên bản sau: Tên nhóm: Tên học sinh Số lượng sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ Chất lượng (mang tính địa phương) Cách sắp xếp Dự kiến đánh giá - Các nhóm kiểm tra báo cáo kết quả qua ghi chép trong biên bản, giáo viên thống nhất chung.. Nhóm Số điểm A Số điểm B Số điểm C E/. CỦNG CỐ-DẶN DÒ : Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu TN, CD của địa phương để cung cấp thêm cho học sinh: VD các bài ca dao , tục ngữ chung khác: -Ăn cơm cáy thì ngáy o o. -Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy. -Cuối thu trồng cải, trồng cần ăn đong sáu tháng cuối xuân thì tàn Bấy giờ rau muống đã lan Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi -Con ơi nhớ lấy lời cha Mồng năm tháng chín thật là bảo rơi Bao giờ cho đến tháng mời Thì con vào lộng ra khơi mặc lòng. 1.Tục ngữ, ca dao, dân ca lưu hành ở địa phương a.Ca dao - Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ - Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công thầy mẹ sinh thành ra em - Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhip chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ - Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về b.Tục ngữ - Đi một ngày đàng học một sàng khôn - Ở bầu thì tròn ở ống thì dài - Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau - Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa - Trăng quầng thời hạn, trăng tán trời mưa - Ăn cây nào rào cây ấy - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - Học thầy không tày học bạn - Ăn chắc mặc bền - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Dặn dò học sinh về nhà sưu tầm ít nhất 10 câu không có trong SGK và nói lên ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ đã tìm. Làm vào giấy kiểm tra, hai tuần sau nộp bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo : Tìm hiểu chung về văn nghị luận F/. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ – — – — – — – — – — – — – — – — Tuần 20. Soạn ngày: 07 /01/2013 Tiết 75 . Dạy ngày: 08 /01/2013 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Kiến thức : Hiểu khái niệm văn nghị luận. Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: Rèn năng lực tư duy, nhận biết văn bản nghị luận qua sách, báo, chuẩn bị tìm hiểu sâu kĩ năng nghị luận và tinh thần tự chủ trước cuộc sống. * KNS:- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. - Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận. lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 3. Thái độ: HS có thái độ đúng đắn , bước đầu thấy yêu thích thể loại văn nghị luận. B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. - Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. C/. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, thảo luận. *Kỹ thuật phân tích tình huống giao tiếp để vai trò và cách tạo lập văn bản nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp. Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận. Thực hành viết tích cực : tạo lập bài văn nghị luận, nhận xét về cách viết bài văn nghị luận đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nhắc lại các phương thức tạo lập văn bản đã học ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 : Học sinh đọc phần a. ? Em hãy nêu thêm các câu hỏi về những vấn đề tương tự ? (Học sinh thảo luận theo bàn, mỗi bàn nêu ra một câu hỏi). - Nhận xét, đánh giá về câu hỏi đã. - Theo bạn, như thế nào là một người bạn tốt ? - Vì sao học sinh phải học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ? - Bạn có nên quá say mê với các trò chơi điện tử hay “chat” trên mạng không ? - Chớ nên nói chuyện riêng trong lớp. Bạn đồng ý không ? ? Gặp các vấn đề và câu hỏi như trên, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như miêu tả, tự sự, biểu cảm không ? ? Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày em thường gặp những kiểu văn bản nào ? ? Em có thể đưa ra 1 VD về văn bản nghị luận mà em biết ? (Có thể lấy luôn 1 số VD ngay trong SGK.) *Đọc văn bản “Chống nạn thất học ...”. ? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì ? ? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện ? (toàn thể nhân dân VN). ? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào ? ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào ? - Một trong những công việc phải làm là nâng cao dân trí. (Câu khảng định). - Bổn phận của người dân VN là phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết. (Câu chứa đựng ý khẳng định một tư tưởng, một ý kiến.) ? Tìm các câu văn mang luận điểm đã ? ? Để luận điểm có sức thuyết phục, bài viết đã nêu ra những lí lẽ nào - Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đó làm cho hầu hết người dân VN mù chữ -> lạc hậu, dốt nát. - Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà. - Những điều kiện để tiến hành công việc đã hội đủ và rất phong phú: góp sức vào bình dân học vụ. - Đặc biệt phụ nữ càng cần phải học. - Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ. ? Những lí lẽ ấy đặt ra để trả lời các câu hỏi nào ? - Tiến bộ làm sao được ? - Biết chữ để làm gì ? Vì sao phải cần học chữ quốc ngữ ? - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ ? - Vì sao phụ nữ càng cần phải học ? - Ai sẽ đắc lực giúp đỡ ? ? Để các lí lẽ ấy tăng tính thuyết phục, bài viết đã nêu ra những dẫn chứng nào ? => Trong bài văn nghị luận, người viết phải nêu được những vấn đề gì ? ? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn bản kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay không ? Vì sao ? (Các văn bản trên đều khó có thể vận dụng để thực hiện được mục đích trên, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy). ? Em hãy nêu những đặc điểm của văn bản nghị luận ? - Văn nghị luận được viết dưới dạng các ý kiến trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí... - Văn nghị luận là văn được viết nhắm xác ;ập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đã,. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Những tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. ->Ghi nhớ: SGK/ 9 I/ Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1. Nhu cầu nghị luận: - Không thể dùng các kiểu văn bản … để trả lời các câu hỏi trên vì bản thân các câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lí lẽ, tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu trả lời, người nghe mới tin và hiểu được. => Văn bản nghị luận. - Các kiểu văn bản nghị luận thường gặp: Chứng minh, giải thích, xã luận, bình luận, phê bình, hội thảo, … 2. Thế nào là văn bản nghị luận ? Đặc điểm của văn bản nghị luận: a) Ví dụ: Văn bản: “Chống nạn thất học ...”. b) Nhận xét: + Mục đích: Chống nạn thất học và nâng cao dân trí. + Luận điểm: + Lí lẽ: + Dẫn chứng: - 95% dân số VN mù chữ. - Đưa ra nhiều cách làm bình dân học vụ. KL: Ghi nhớ: SGK/ 9 HS đọc ghi nhớ E/. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: ? Nhắc lại những đặc điểm chung của văn bản nghị luận ? *HDVN: - Học bài . - Sưu tầm thêm 5 văn bản nghị luận và chép vào vở. - Đọc các văn bản nghị luận trong SGK - Chuẩn bị phần bài tập của bài này, tiết sau học tiếp. F/. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ – — – — – — – — – — – — – — – — Tuần 20. Soạn ngày: 07 /01/2013 Tiết 76 . Dạy ngày: 09/01/2013 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp) A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức : HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập 2. Kĩ năng: Rèn năng lực tư duy, kĩ năng nghị luận và tinh thần tự chủ trước cuộc sống. * KNS:- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. - Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận. lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 3.Tư tưởng: HS tích cực luyện tập , bước đầu thấy yêu thích thể loại văn nghị luận. B/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. - Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. C/. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, suy nghĩ. * Kỹ thuật phân tích tình huống giao tiếp để hiểu vai trò và cách tạo lập văn bản nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp. Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận. Thực hành viết tích cực : tạo lập bài văn nghị luận, nhận xét về cách viết bài văn nghị luận đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn. D/.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: -

File đính kèm:

  • docGA NGU VAN 7 KY II YEN TAM VE CHAT LUONG.doc
Giáo án liên quan