I. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu biết thêm về quê huơng Hải Phòng, những người con anh dũng của quê hương, những nhà văn, nhà thơ Hải Phòng.
- Giáo dục HS những tình cảm tốt đẹp với quê hương.
II. LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Chọn câu trả lời đúng
137 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 năm học 2006 - 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần19 Tiết 74:
Soạn:
Giảng:
chương trình ngữ văn địa phương
I. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu biết thêm về quê huơng Hải Phòng, những người con anh dũng của quê hương, những nhà văn, nhà thơ Hải Phòng.
- Giáo dục HS những tình cảm tốt đẹp với quê hương.
II. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Chọn câu trả lời đúng
* Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là:
A. Các hiện tượng qui luật tự nhiên.
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
D. Những kinh nghiệm quí báu của nhân dân lao động trong việc quan sát tự nhiên và lao động sản xuất.
? Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất? Phân tích một bài.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Kể tên những nhà văn , nhà thơ Hải Phòng mà em biết ?
? Hãy đọc một bài thơ viét về Hải Phòng đưa ra một vài lời bình về bài thơ đó ?
? Kể lại một câu chuyện viết về người Hải Phòng ? Suy nghĩ của em qua câu chuyện đó .
GV cho học sinh đọc chuyện : người bạn Hải Phòng của Bác Hồ – LưuThị Ngọc Dung, Vũ Hoàng Lâm.
? 1946, từ cảng Mác Xây về, Bác ở đâu ?
? Tại sao lúc đầu cảnh vệ không muốn ông già Thuyết gặp Bác? Người thuỷ thủ đẫ nói như thế nào với anh cảnh vệ khi anh không muốn cho gặp Bác ?
? Bác đẫ tiếp ông gìa Thuyết ra sao? Qua câu chuyện, em hiểu được điều gì về tình bạn, về Bác.
- hs trả lời.
I. Các tác giả, các tác phẩm tiêu biểu của Hải Phòng .
II.Luyện tập.
Hoạt động 2: Luyện tập em hãy kể một câu truyện về một trong những tấm gương anh dũng của Hải Phòng đẫ làm em thật sự xúc động .
Tìm những câu tục ngữ , ca dao viết về quê hương Hải Phòng : gv cho 2 nhóm thi đua 5 - 10 phút xem nhóm nào tìm được nhiều thì nhóm đó chiến thắng.
Giáo viên chuẩn kiến thức
Về nhà:
+ Tìm hiểu về văn nghị luận .
+ Tiếp tục sưu tầm thơ, văn, ca dao tục ngữ viết về Hải Phòng
Tiết 75 – 76 tìm hiểu chung về văn nghị luận
S:
G:
I. mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs hiểu được nhu cầu nghị luận trong cuộc sống và đặc điểm chung của văn nghị luận .
- rèn kỹ năng nhận biết văn bản nghị luận qua sách báo để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về kiểu văn bản này .
- tích hợp với các bài tục ngữ .
II. lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. kiểm tra bài cũ
? Trình bày những suy nghĩ của em sau khi đọc truyện: người bạn của bác hồ?
3. bài mới.
Hoạt động 1: tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
nội dung cần đạt
trong đời sống, em có thường gặp các câu hỏi kiểu như thế này :
? vì sao em phải đi học ?
? thế nào là sống đẹp ? trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại ?
? tương tự hãy tự đặt những câu hỏi dạng này ?
? gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như : kể truyện, miêu tả, biểu cảm hay không? vì sao ? để trả lời những câu hỏi như thế người ta thường dùng kiểu văn bản nào? lấy ví dụ?
? như vậy em hiểu thế nào văn bản nghị luận?
? đọc văn bản “ chống nạn thất học” cho biết bác hồ viết bài này nhằm mục đích gì? hướng tới đối tượng nào?
? để thực hiện mục đích ấy, bài viết đã nêu ra những ý kiến nào? những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? tìm ra những câu văn nêu luận điểm?
? Để luận điểm có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy chỉ rõ?
? Ngoài ra, văn bản còn sử dụng những số liệu, những bằng chứng cụ thể, đó là những dẫn chứng. Hãy chỉ rõ?
? vậy qua tìm hiểu ở trên, em hiểu gì về văn nghị luận? Để bài văn nghị luận có sức thuyết phục, người viết cần đảm bảo yêu cầu gì?
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Đọc văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.”
? Đây có phải văn bản nghị luận không? Vì sao?
? Tác giả đề xuất ý kiến gì? Đọc những câu thể hiện ý kiến đó.
? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
? Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tế không? Em có đồng ý với những ý kiến nêu ở bài viết không? Vì sao?
? Văn bả nghị lụân theo cách nào? Đọc văn bản “Hai biển hồ”. Có ý kiến cho rằng:
A.Văn bản trên từ nhan đề cho đến nội dung đều thuộc văn bản miêu tả.
B. Kể chuyện hai biển hồ.
C. Biểu cảm về hai biển hồ.
D. Nghị luận về cách sống qua việc kể truyện “hai biển hồ”.
? theo em ý kiến nào đúng ? vì sao ?
? như vậy cách nghị luận của văn bản này có gì khác so với văn bản ở bài tập 1?
- có.
- hs tự bộc lộ.
vd: làm thế nào để học tốt?
- vì sao cần giữ gìn đời sống văn minh …
- không, các thể loại này chỉ giúp ích phần nào bởi nó mang đậm yếu tố chủ quan của người nói, người viết với vấn đề.
- Các bài xã luận, bình luận, nghiên cứu phê bình, hội thảo khoa học, các bài trao đổi về vấn đề kinh tế xã hội … loại văn bản nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc người nghe, một tư tưởng một quan điểm nào đó .
- mđ: chống nạn thất học .
- đối tượng: toàn thể dân tộc vn.
luận điểm chủ chốt: chống nạn thất học:
+ td pháp cai trị với chính sách ngu dân.
+ công việc phải thực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí.
+ mọi người dân vn, hiểu quyền lợi và bổn phận của mình .
- Luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
- Tư tưởng nêu ra phải hướng tới giải quyết những vấn đề của đời sống.
- Là văn bản nghị luận vì nó đề xuất và giải quyết một vấn đề của cuộc sống. Và tác giả dùng nhiều lí lẽ, đẫn chứng thuyết phục.
-HS tìm đọc.
-HS tự bộc lộ.
- Văn bản có miêu tả về hồ, về thiên nhiên, con người, kể về cuộc sống cư dân xung quanh hồ qua đó làm sáng tỏ 2 cách sống: Hoà nhập và chia rẽ.
- Nghị luận gián tiếp.
I. nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1. nhu cầu nghị luận.
2. thế nào là văn bản nghị luận.
- văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng nào đó.
- văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội( thuộc vấn đề lối sống đạo đức).
Bài tập 2: “Hai biển hồ”.
- Nghị luận một vấn đề về 2 cách sống qua kể truyện, và miêu tả.
- Nghị luận gián tiếp thông qua những hình ảnh bóng bẩy và kín đáo.
Hoạt động 3: Củng cố .và luyện tập
Bài tập 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận.
Tái hiện sự vật, con người, phong cảnh.
Thuyết phục người đọc người nghe về 1 ý kiến, 1 quan điểm, 1 nhận xét nào đó.
Luận điểm rõ ràng, lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
ý kiến nhận xét nêu trong bài phải hướng tới giải quyết những vấn đề của cuộc sống
Bài tập 2: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào.
Kể lại diễn biến sự việc .
Đề xuất 1 ý kiến.
Đưa ra 1 nhận xét.
Bàn bạc thuyết phục người đọc người nghe bằng dẫn chứng và lý lẽ.
Về nhà: - Học thuộc ghi nhớ .
Làm bài tập 3: Sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận, giải thích tại sao em cho đó là văn nghị luận.
Bài 19 tuần 20
Soạn:
Giảng
Tiết 77: tục ngữ về con người xã hội
I. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt của chính câu tục ngữ trong bài học.
- Tích hợp với văn nghị luận, rút gọn câu.
- Rèn kỹ năng phân tích tục ngữ.
II. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức..
2. Kiểm tra bài cũ:
Chọn ý trả lời đúng : Để thuyết phục người đọc người nghe, 1 bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì?
A. luận điểm phải rõ ràng .
B. Lý lẽ phải thuyết phục.
C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động.
D. Cả 3 yêu cầu trên.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Đọc và chú thích văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Đọc văn bản, chú ý giọng chậm rãi.
? Có thể chia những câu tục ngữ trong bài thành những nhóm như thế nào? Nội dung từng nhóm?
? Tại sao có thể sắp xếp các nhóm này vào cùng văn bản?
? Giải thích các từ khó trong bài.
Hoạt dộng 2: Hiểu văn bản.
? Đọc câu tục ngữ thứ nhất: Nếu chữ “mặt” chỉ sự hiện diện (Có mặt) thì em hiểu nghĩa của câu tục ngữ như thế nào?
? Theo em, biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ là gì? Nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào trong biểu đạt nội dung?
? Như vậy, kinh nghiệm nào của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Bài học mà cha ông ta mốn gửi gắm là gì?
? Nững biểu hiện nào của đời sống chứng tỏ tác dụng của câu tục ngữ này?
? Em hãy tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự?
? Em hiểu “góc con người” trong câu tục ngữ thứ hai như thế nào?
? Vậy “răng, tóc” trong câu tục ngữ này được nhận xét trên phương diện sức khoẻ hay vẻ đẹp con người?
? Theo em tại sao cái răng, cái tóc là góc con người ?
vậy kinh nghiệm nào của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ ? Và lời khuyên của ông cha ta từ kinh nghiệm này là gì?
? Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự ?
Đọc và nhận xét nghệ thuật độc đáo trong câu tục ngữ thứ 3 và tác dụng của nó?
? Phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân?
? Trong dân gian còn có câu tục ngữ nào có nội dung tương tự?
? Qua 3 câu tục ngữ vừa phân tích, em ghi nhận những kinh nghiệm và bài học gì?
? Đọc 3 câu tục ngữ tiếp theo.
Nhận xét ngôn từ và tác dụng của cách diễn đạt ở đây?
? Em hiểu nghĩa của 2 vế ; học ăn, học nói như thế nào? Còn thực chất của các học: học gói, học mở là gì?
GV: Mỗi hành vi cử chỉ củ mình đều là sự tự giới thiệu mình với người khác và đều được người khác đánh giá.Vậy phải học từ cái nhỏ nhất.
? Tương tự, phân tích câu 5? Suy nghĩ của em qua câu tục ngữ này?
? Nội dung của câu 6 đối lập với câu 5. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
GV: Tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức mà cò là bài học về tình cảm.
? Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ 7? Câu 8?
Bài học rút ra qua 3 câu tục ngữ này?
- HS đọc.
Chia thành 3 nhóm:
+3 câu đầu: TN về giá trị phẩm chất con người.
+ 3 câu tiếp: Học tập, tu dưỡng.
+ 3 câu cuối quan hệ ứng xử.
Đều là những bài học của dân gian về con người và xã hội.
- Sự có mặt của 1 người bằng sự có mặt của 10 thứ của.
- Con người là thứ của cải vô giá không thể sánh với của cải.
- Phải yêu quý trân trọng, bảo vệ con người.
- Vẻ đẹp.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tìmđọc.
- HS tự liên hệ.
I, Đọc, chú thích văn bản.
II, Hiểu văn bản.
1. Những kinh nghiệm và bài học về gía trị và phẩm chất con người.
Câu1;
- Phép so sánh, nhân hoá, gieo vần.
- Đề cao giá trị con người.
Câu 2:
- Những chi tiết rất nhỏ, cũng ghóp phần thể hiện tư cách con người.
- Hãy biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất.
Câu 3:
- Nghệ thuật đối, ẩn dụ, gieo vần lưng.
- Giáo dục lòng tự trọng đừng vì nghèo túng mà làm điều xấu xa ảnh hưởng đến nhân phẩm.
2. Những kinh nghiệm và bài học về học tập, tu dưỡng.
Câu4:
- 4 vế có quan hệ bổ sung, lặp từ.
- Cần học toàn diện và có ý thức hoàn thiện mình từ cái nhỏ nhất.
Câu 5:
- Cách diễn đạt bình dị, suồng sã.
- Khẳng định vai trò của việc học thầy. Cần tôn trọng , biết ơn thầy.
Câu 6:
- So sánh,cách gieo vần khéo.
- Khẳng định vai trò của học bạn.
3. Những kinh nghiệm và bài học về ứng xử
Câu7:
- 2 vế có quan hệ so sánh,đặt “thương thân” lên trước.
- Phải biết yêu thương mọi người như yêu thương chính mình.
Câu 8:
- Không có gì tự nhiên có cho ta. Mọi thứ ta hưởng đều do công sức của con người.
- Cần biết ơn những người đi trước.
Câu 9:
- Một mình sẽ thất bại, biết đoàn kêt sẽ tạo thành sức mạnh , sẽ thành công.
*Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập.
? Em có nhận xét gì về hình thức của những cau tục ngữ trong bài? Về nội dung truyền đạt?
? Cảm nghĩ của em về sức sống của những câu tục ngữ có trong bài đối với thực tại?
- HS tổng kết.
III. Luyện tập
Tiết 78: câu rút gọn.
S:
G:
I. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được cách rút gọn câu, hiểu được cách dùng câu rút gọn.Tác dụng của câu rút gọn trong nói và viết.
- Rèn kĩ năng sử dụng câu rút gọn đúng lúc, đúng chỗ.
II. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức..
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc các câu tục ngữ về con người, xã hội, chọn phân tích một câu?
- Nội dung của câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào?
A. Hoàn toàn trái ngược nhau. .
B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau. .
C. Hoàn toàn giống nhau. .
D. Gần nghĩa với nhau.
Lý giải vì sao chọn phương án đó?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm câu rút gọn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Đọc 2 câu SGK. So sánh sự khác nhau của 2 câu trên?
GV gợi:
? Hai câu có từ nào khác hau? Từ đó giữ chức năng ngữ pháp gì trong câu?
? Tìm những câu tục ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu?
Tại sao có thể lược bỏ chủ ngữ ở câu a?
? Đọc 2 câu ở phần 4. Hãy cho biết thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?
? Vậy, em hiểu thế nào là câu rút gọn? Tác dụng của câu rút gọn?
? Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách dùng câu rút gọn.
? Đọc các câu văn SGK /15. Cho biết các câu đó thiếu thành phàn nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?
Cần sử như thế nào cho phù hợp?
? Từ các ví dụ trên, em rút ra chú ý gì khi sử dụng câu rút gọn?
- HS đọc.
- VD a lược bỏ chủ ngữ
- Khôi phục: mọi người, người ta, ngườiVN, chúng em…
- Tục ngữ là lời khuyên chung của tất cả mọi người.
Câu a: lược bỏ CN.
Câu b: ______nòng cốt câu.
- HS trả lời.
- Lược bỏ CN, câu không rõ nghĩa, khó hiểu. Khó khôi phục, không nên lược bỏ.
Mẹ ơi…mẹ ạ.
Thưa mẹ…ạ
- HS rút ra ghi nhớ.
I.Thế nào là rút gọn câu .
- Trong nói và viết có thể lược bỏ một số thành phần làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.
- Ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
II.Cách dùng câu rút gọn.
- Chú ý tránh hiểu lầm, khó hiểu, hay thể hiện sự thô tục, mất lịch sự.
III. Luyện tập.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Hoạt động nhóm cặp.
Câu a: câu đầy đủ. Và câu d không phải câu rút gọn.
Câu b: Rút gọn CN( chúng ta)
Câu c: Rút gọn CN( ai, những người)
Bài 2: Hoạt động cá nhân.
Td: Lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích.
Rút gọn CN( tôi, ta..)
b. Rút gọn chủ ngữ.( người ta, vua, quan tướng)
Bài3: Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau vì khi trả lời ông khách, cậu bé đã dùng 3 câu rút gọn khiến người đọc hiểu sai ý nghĩa câu nói.
Bài 4: Anh chàng trong truỵên là người phàm ăn, trả lời cộc lốc đến mức khó hiểu, rất thô lỗ.
Về nhà:
+ Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
+ Lấy VD về câu rút gọn
+ Chuẩn bị tiết 79
Tiết 79: đặc điểm của văn nghị luận
S:
G:
I. Mục tiêu cần đạt:
- HS nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng.
Rèn kĩ năng nhận biết các luận điểm, luận cứ, luận chứng, lập luận.
II. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức..
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu rút gọn là câu:
Chỉ có thể vắng chủ ngữ.
Chỉ có thể vắng vị ngữ.
Có thể vắng cả chủ và vị ngữ.
Chỉ có thể vắng thành phần phụ của câu.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yếu tố trong bài nghị luận.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV: Luận điểm là ý kién, thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
? Đọc văn bản “Chống nạn thất học”cho biết luận điểm chính trong bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hoá thành những câu văn nào?
? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài?
GV: Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Đó goi chung là luận cứ.
? Chỉ rõ lí lẽ và dẫn chứng trong bài?
? Nhận xét về dẫn chứng, lí lẽ được sư dụng trong bài?
? Hãy chỉ ra trình tự lập luận trong văn bản này?
- HS đọc.
- Câu nhan đề, câu: Mọi người Vn …chữ quốc ngữ.
Người đã biết chữ…phải học.
- Luận điểm rõ ràng, nhất quán.
- Là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
- HS tìm đọc
- Trình tự nhân qủa rõ ràng.
Luận điểm, luận cứ và lập luận.
1. Luận điểm.
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trong bài.
- Luận điểm 5 phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu trong thực tế.
2. Luận cứ.
- Là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm.
- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
3. Lập luận.
- Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
- Lập luận phải chặt chẽ.
* Ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Đọc bài: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.
Gv cho HS làm miệng tập thể.
Luận điểm: Cần tạo thói quen tốt.
Luận cứ: Có thói quen tốt và thói quen xấu.
Những luận cứ về thói quen xấu với thái độ phê phán.
Hướng có thói quen tốt.
Lập luận: rõ ràng, chặt Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về nhà:
+ Đọc phần đọc thêm.
+ Viết một đoạn văn nghị luận chủ đề môi trường.
+ Chuẩn bị bài : Đề văn nghị luận.
tuần 20 - Tiết 80
đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
S:
G:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập ý cho bài văn nghị luận.
II. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức..
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo của đề văn nghị luận.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV đưa bảng phụ ghi đề trong SGK.
? Đọc các đề văn trên, có thể xem là đề bài, đầu đề của bài viết được không? Vì sao?
? Vậy căn cứ vào đâu để nhận ra các đề văn trên là đề văn nghị luận?
GV: Đề nêu một vấn đề, HS có thể đồng tình hoặc phản đối.
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?
GV: Tính chất của đề yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề, phạm vi tính chất của bài văn nghị luận.
? Xác định đề nêu vấn đề gì? Phạm vi ghị luận?
? Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
? Đề đòi hỏi ngườ viết phải làm gì?
? Vậy khi tìm hiểu đề văn nghị luận, chúng ta phải làm gì?
Hoạt động 2: Lập ý.
? Xác định luận điểm cho dề bài trên? (luận điểm chính, phụ)
? Em hiểu tự phụ là gì?
? Em có tán thành vấn đề đưa ra không? Vì sao? (Tự phụ có hại như thế nào?)
Với đề này nên xây dựng trình tự lập luận như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV ghi đề: “Sách là người bạn lớn của con người”
? Xác định dối tượng và phạm vi nghị luận?
? Lập ý cho đề bài trên?
-- HS đọc.
-- Được vì đã nêu được ý, nội dung khái quát của văn bản.
Đề nêu ra một khái niệm, một vấn đề lí luận. Đó là những nhận định, những quan điểm, luận điểm. Chỉ có phân tích, chứng minh thì mới giải quyết được các vấn đề trên.
-- Như lời khuyên, tranh luận, giải thích…có tính định hướng cho bài viết chuẩn bị cho H1 thái độ, giọng điệu.
-- Vấn đề tự phụ.
-- Phân tích, khuyên nhủ không nên tự phụ.
HS cho 1 vài cách lập luận và tìm ra cách hợp lý nhất.
I, Tìm hiểu đề văn nghị luận.
1, Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
2, Tìm hiểu đề văn nghị luận.
VD:
Đề: chớ nên tự*ghi nhớ.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận.
1, Xác định luận điểm.
VD:
2, Tìm luận cứ.
-- Có hại:
+ Cô lập mình.
+ Gây nỗi buồn
+ Khi thất bại thường tự ty.
+ Có hại với mọi người.
Củng cố: Trong hai cách làm sâu đây, cách nào được coi là đúng nhất khi thực hiện bài tập làm văn nghị luận?
A, Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
B, Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề để lập dàn ý cho đề bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Về nhà: + Học và soạn bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
Bài 20. Tuần 21
Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân
S: Hồ chí minh
G:
. I. Mục tiêu cần đạt:
- HS cảm nhận lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Tình cảm đó được biểu hiện rực rỡ trong từng thời kỳ chống ngoại xâm.
- Thái độ trân trọng và khích lệ của tác giả với lòng yêu nước của nhân dân.
- Tính chặt chẽ trong bố cục, mạch lạc trong lập luận khiến văn bản này là mẫu mực của văn nghị luận.
- Rèn kỹ năng : đọc, tìm phân tích bố cục, nêu luận điểm, cách luận chứng trong bài nghị luận chứng minh. `
II. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức..
2. Kiểm tra bài cũ:
` a, Đặc điểm của bài văn nghị luận: cách tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận?
b, Làm bài tập về nhà? (2HS)
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài :
Mùa xuân năm 1951, tại 1 khu rừng ở việt bắc, đại hội đảng lao động ( naylà đảng cộng sản việt nam) lần thứ 2 được tổ chức. Hồ chủ tịch thay mặt BCHTWĐ đọc báo cáo chính trị quan rọng trong đó có đoạn này.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và chú thích văn bản.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Đọc diễn cảm văn bản chú ý giọng dứt khoát, mạch lạc, tình cảm tha thiét tự hào.
? Giải thích từ khó?
? Phương hức biểu đạt chính của văn bản? Vì sao?
? Dựa vào cách lập luận trình bày vấn đề của tác giả, hãy chỉ rõ bố cục của văn bản?
GV: Đoạn văn tuy ngắn nhưng rất hoàn chỉnh có thể xem như một bài nghị luận mẫu mực.
.
- HS đọc văn bản.
- HS thảo luận, trả lời.
VB nghị luận.Tác giả trình bày ý kiến về một vấn đề chính trị, xã hội với hệ thống lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, thuýết phục.
P1: Nhận định chung về lòng yêu nước.
P2: Những biểu hiện của lòng yêu nước.
P3: Nhiệm vụ của chúng ta.
I. Đọc và chú thích văn bản.
Hoạt động 2: Hiểu văn bản
? Đọc đoạn văn 1, cho biết vấn đề chủ chốt tác giả nêu ra là gì?
? Em hiểu thế nào là “nồng nàn yêu nước”? Truyền thống quí báu?
? Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào? Tác dụng của cách nêu vấn đề như trên?
? Lòng yêu nước của nhândân ta được tác giả nhấn mạnh trong lĩnh vực nào? Tai sao ở lĩnh vực đó lại được bộc lộ mạnh mẽ nhất?
? Hình ảnh nổi bật trong đoạn văn là gì?
Tìm và phan tích nét độc đáovề ngôn từ trong hình ảnh này?
Gv: Cách diễn đạt của tác giả khơi gợi cho người nghe thấy cái linh hoạt, mềm dẻo, bền chặt và vô cùng mạnh mẽ của lòg yêu nước.
? Đặt trong bố cục bài văn nghị luận, đoạn mở đầu có vai trò ý nghĩa như thế nao?
Cảm xúc của tác giả trong đoạn văn?
? Hai trạng ngữ:: “ từ xưa đến nay”và “mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng” đã định hướng cho văn bản những điều gì?
? Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dựa vào những dẫn chứng nào?
? Em có nhận xét gì cách lập luận của tác giả.
? Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng những dẫn chứng cụ thể nào?? Các cụm từ “chúng ta có quyền tự hào, chúng ta phải…”gợi cho người đọc cảm xúc gì?
? Nhận xét cách đưa dẫn chứng của tác giả?
? Theo dõi đoạn văn 2, xác định vai trò của hai câu văn: Đồng bào ta…ngày trước; Những cử chỉ …yêu nước
? Để chứng minh lòng yêu nước của đòng bào ta hiện nay, tác giả đã giả đã làm gì? Nhận xét cách lập luận của tác giả?
? Đoạn văn được viết bằng cảm xúc nào của tác giả?
? Đọc đoạn văn kết thúc, trước khi đề ra nhiệm vụ, Bác đã phân tích sâu những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước, đó là những biểu hiện nào?
? Phân tích tác dụng của phép so sánh ở dây?
? Em hiểu thế nào là lòng yêu nước trưng bày và lòng yêu nước dấu kín?
? Trong khi bàn về bổn phận của chúng ta, tác giả đã bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào?
? Cách nghị luận của đoạn văn có gì đặc sắc?
- HS đọc.
Câu 1,2.
Tình yêu nước ở mức độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành, tha thiết. Lòng yêu nước đã trở thành giá trị bền vững trải qua nhiều thế kỉ, trở thành tài sản chung của toàn xã hội. Nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, mạch lạc, sinh động, hấp dẫn.
- Điệp từ:nó, hình ảnh so sánh, các động từ mạnh, các tính từ gợi tả …gợi tả một cách sinh động sức mạnh của lòng yêu nước tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn.
- Nêu luận điểm cho toàn bài văn.
Rưng rưng, tự hào.
TN1: Định hướng về thời gian lịch sử.
TN2: Định hướng về điều kiện.
CM biểu hiện của lòng yêu nước đi đúng mạch cảm xúc.
- HS tìm trong đoạn văn.
- HS trả lời.
Đưa dẫn chứng theo lối liệt kê. Dẫn chứng vừa khái quát, vừa cụ thể, mô hình liên kết: “từ…đến” thể hiện những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước và hành động kháng chiến.
Cảm phục và ngưỡng mộ.
Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Làm người đọc hiểu được giá trị của lòng yêu nước.
Lòng yêu nước cá nhân đang tồn tại: có thể nhìn thấy, có thể không nhìn thấy.
- Dễ hiểu, đi vào lòng người.
Hiểu văn bản.
1. Nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.
- Tình yêu nước đạt đến độ sâu sắc, mãnh liệt, trở thành một giá trị bền vững nhất là trong đấu tranh chống ngoại xâm.
- Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng to lớn.
- Cách nghị luận trực tiếp, nêu vấn đề rõ ràng, rành mạch.
2. Biểu hiện của tinh thần yêu nước.
a.Trong quá khứ, ta có quyền tự hào về những trang sử hào hùng, vẻ vang thời đại Bà Trưng..
b.Trong hiện tại: Lòng yêu nước thể hiện ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi miền…bằng những hành động và việc làm cụ thể.
- Đưa dẫn chứng chính xác, tiêu biểu theo lối liệt kê, theo mô hình liên kết “từ…đến”.
- Đề cao, ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
3. Nhiệm vụ của chúng ta.
- Động viên, tổ chức tuyên truyền, phhát huy tinh thần yêu nước.
- Đưa hình ảnh để diễn đạt lí lẽ.
* Ghi nhớ.
III. Luỵên tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn củng cố, luỵên tập.
Bài tập1:
File đính kèm:
- GA Van 6 Tiet 61 den het.doc