Giáo án Ngữ văn 7 năm học 2012 - 2013

1. MỤC TIÊU

a. Về kiến thức:

- Hs hiểu thế nào là thành ngữ.

- Nghĩa của thành ngữ.

- Chức năng của thành ngữ trong câu.

- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

b. Về kĩ năng :

- Nhận biết thành ngữ.

- Giải thích ý nghĩa một số thành ngữu thông dụng.

 *THKNS: Lựa chọn sử dụng TN phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. Chia sẻ những ý kiến cá nhân về sd thành ngữ

 

docx35 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: TiÕt 48 TiÕng ViÖt Thµnh ng÷ MỤC TIÊU Về kiến thức: Hs hiểu thế nào là thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ. Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. Về kĩ năng : Nhận biết thành ngữ. Giải thích ý nghĩa một số thành ngữu thông dụng. *THKNS: Lựa chọn sử dụng TN phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. Chia sẻ những ý kiến cá nhân về sd thành ngữ Về thái độ. - Hs có ý thức sử dụng thành ngữ khi nói, viết -> trau dồi vốn từ. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị của GV : N/cứu tài liệu + Thiết kế giáo án ĐT. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ. (5’) * Câu hỏi Từ đồng âm là gì? Sử dụng từ đồng âm cần chú đến điều gì? Cho ví dụ? * Đáp án. - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không lq gì đến nhau. Sử dụng từ đồng âm phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghia của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. * Giới thiệu bài mới: (1’) b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò. Nội dung ghi bảng Hs Gv ? Gv Hs ? ?G Hs ? Hs MC ? Gv ? Hs ? Hs MC ? Hs ? MC ? Hs MC ? Hs ? Hs ? MC ? MC ? Hs ? Mc ? ? Mc ? ? Hs Mc ? Hs ? Hs Mc Hs Gv Gv Hs Gv Gv Đọc ví dụ trên màn hình. Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Trích dẫn cụm từ lên bảng: Hãy nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” (có thể thêm, bớt từ, đổi vị trí các từ hay thay đổi các từ khác được không?Vì sao?) MC: “xuống thác lên ghềnh”, “vào ghềnh ra thác”, “ lên thác vào ghềnh”, “lên trên thác, xuống dưới ghềnh” -> Không thể thêm bớt, thay đổi, đảo vị trí các từ. Vì không còn tính cân đối, hài hòa về mặt ngữ âm, nghĩa thay đổi. Như vậy, xét về cấu tạo, cụm từ trên có đặc điểm gì? Từ thác và ghềnh trong cụm từ trên có nghĩa là gì? + thác: chỗ dòng nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang lòng sông, suối. + ghềnh:chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm dòng nước dồn lại và chảy xiết. Vậy LTXG nghĩa là gì? MC-> Trải qua nhiều gian nan, vất vả và nguy hiểm. Đặt trong bài ca dao: (thân cò - ẩn dụ về người nông dân) => Thân cò LTXG để chỉ thân phận long đong, vất vả, chịu nhiều khổ cực của người nông dân trong xhpk xưa. MC: Như vậy, xét về mặt nghĩa, cụm từ trên đã b/thị được 1 ý hoàn chỉnh chưa? Kết luận: Cụm từ có những đặc điểm như trên đc gọi là TN => ghi bảng: Qua phân tích ví dụ, em hiểu t/ngữ là gì? Đọc bài học trên màn hình. Lấy ví dụ về thành ngữ? Lấy ví dụ: đầu xuôi đuôi lọt.... Ví dụ: a. Dù cho sông cạn đá mòn Còn non, còn nước vẫn còn thề xưa. b. Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Em có nx gì về cấu tạo của TN trong các cặp câu trên? ......................=> ghi bảng Theo dõi ví dụ trên màn hình. Giải thích nghĩa của các thành ngữ ? * Nhóm 1: - Tham ăn tục uống: Ăn uống tham lam, thô tục, thiếu văn hóa. - Mưa to gió lớn: mưa gió với mức độ lớn hơn bình thường. Nghĩa của các thành ngữ ở nhóm 1 được hiểu bằng cách nào ? -> Hiểu trực tiếp từ nghĩa đen (nghĩa của chính những từ ngữ tạo thành) * Nhóm 2: - Đi guốc trong bụng: biết, hiểu rõ, hiểu thấu mọi tâm tư, suy nghĩ cũng như mọi ý định, ý đồ của người khác (nói quá). - Nhanh như chớp: Hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác (so sánh) - Gió dập sóng dồi: Trải qua nhiều vất vả, gian truân, hứng chịu nhiều khổ nhục, đắng cay. (ẩn dụ) Nghĩa các TN ở nhóm 2 đc hiểu theo cách nào ? -> Hiểu theo nghĩa hàm ẩn (thông qua 1 số phép chuyển nghĩa : so sánh, nói quá, ẩn dụ...) Như vậy, qua các ví dụ em có nhận xét gì về nghĩa của thành ngữ? => ghi bảng. Hs tóm tắt (sau đó theo dõi trên màn hình) truyện Ếch ngồi đáy giếng Qua câu chuyện, em hiểu Ếch ngồi đáy giếng hàm ý nói về điều gì? - Những người hiểu biết ít, tầm nhìn bị hạn chế, do đk tiếp xúc hạn hẹp. => Từ câu chuyện này, chúng ta có TN Ếch ngồi đáy giếng(nói khác đi : TN Ếch... đc hình thành từ 1 câu chuyện dân gian. Hàm ý muốn nói tới.... - Khẩu phật tâm xà: Giải thích nghĩa của từng yếu tố HV trong thành ngữ trên ? MC- Khẩu - miệng, phật- ông phật, tâm- lòng, xà-rắn. Vậy khẩu phật tâm xà có nghĩa là gì? => miệng nói từ bi, thương người mà lòng dạ thì nham hiểm, độc địa. Như vậy, với những thành ngữ bắt nguồn từ truyện dân gian, để hiểu đc nghĩa ta phải cần điều gì? Khẩu phật tâm xà là TN Hán Việt. Vậy, để hiểu được nghĩa của TNHV, chúng ta phải làm thế nào? Nghĩa của hai thành ngữ trên có thể hiểu trực tiếp theo nghĩa đen không?-> Hiểu theo nghĩa hàm ẩn. Theo dõi ví dụ trên màn hình: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu trên? a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. b. Anh đã nghĩ thương em... nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang... c. Con rồng cháu tiên là thành ngữ dùng để nói về dòng giống cao sang, nguồn gốc đáng tự hào của dân tộc VN. d. Mọi người chúng ta cần tránh những kiểu làm việc đầu voi đuôi chuột. -> a: làm vị ngữ; b: làm phụ ngữ cho danh từ khi; c: làm chủ ngữ; d: làm phụ ngữ cho Động từ làm việc Như vậy, TN có thể giữ những chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Theo dõi ví dụ trên màn hình: - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. - Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Vất vả lận đận với nước non. - Anh đã nghĩ..... - Trên đây tôi đã kể những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi thăm hữu nghị Nhật Bản vừa qua. - Trên đây tôi đã kể những điều trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, được chứng kiến cụ thể trong chuyến đi thăm hữu nghị Nhật Bản vừa qua. Trong hai cách diễn đạt trên, cách nào hay hơn? Vì sao? -> TN hay hơn vì ngắn gọn, hàm súc, tính biểu cảm cao. Qua phân tích ví dụ, em thấy Tn có vai trò và tác dụng gì khi nói, viết? Đọc bài học trên màn hình. Một số ví dụ về sd thành ngữ: 1. Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu.... 2. Trừ những kẻ lòng lang dạ thú...(tâm địa độc ác mất hết tính người) Hoạt động nhóm (3’) Chia lớp thành 6 nhóm, hai nhóm làm 1 phần. Chuẩn bị bảng phụ bằng giấy A0 Hai hs lên điền từ Lớp nhận xét. Gv so sánh với đáp án, nx, cho điểm. Chia 6 nhóm, mỗi nhóm tìm và giải thích 1 hoặc 2 thành ngữ Ví dụ: - Lá lành đùm lá rách, hàng xóm giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả bão lụt, thiên tai. - Người bám đồng ruộng thì cũng buổi đực buổi cái. Có đi làm thì mặt trời cao bằng con sào mới ra đến ruộng. - Ông anh có cần tiền, hỏi tớ một tiếng là có ngay. Chỉ cần chúng ta ăn ở với nhau có đi có lại là quý thôi. I. Thành ngữ là gì? 1. Khái niệm. * Ví dụ : Cụm từ Lên thác xuống ghềnh    - Không thể thêm bớt, thay đổi hay đảo vị trí các từ. -> Có cấu tạo cố định. - Nghĩa:Trải qua nhiều gian nan, vất vả và nguy hiểm. -> Biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh. => Đó là Thành ngữ. * Bài học: ghi nhớ (ý 1 sgk). * Lưu ý: Tính cố định của Tn chỉ là tương đối. 2. Nghĩa của thành ngữ. * Ví dụ -> Có thể suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. -> Phần lớn thông qua 1 số phép chuyển nghĩa (s2, nói quá, ẩn dụ...) * Bài học: Ghi nhớ - sgk ý2 * Lưu ý: - Những TN đc hình thành từ câu chuyện dg -> phải nắm được nd truyện mới hiểu đc nghĩa của TN. - Muốn hiểu nghĩa của TNHV, cần hiểu nghĩa từng yếu tố tạo nên nó. -> Quan trọng: phải hiểu được nghĩa hàm ẩn. II. Sử dụng thành ngữ - Thành ngữ có thể làm CN, VN, phụ ngữ trong CDT, CĐT, CTT. - TN ngắn gọn, hàm súc, tính hình tượng, biểu cảm cao. 2. Bài học - ghi nhớ sgk. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1 a. - sơn hào hải vị + sơn: núi + hào: món ăn ngon lấy từ đ.vật + hải: biển + vị: vị ngon -> món ăn trên núi, vị ngon dưới biển => món ăn ngon, lạ và sang trọng. - nem công chả phượng: nem đc làm từ thịt công, chả được làm từ thịt chim phượng => món ăn quý hiếm. b. - khỏe như voi: sức khỏe hơn người thường nhiều lần. - tứ cố vô thân: + tứ: bốn; cố: ngoảnh, nhìn; vô: không; thân: thân thích => Bốn phương không có người thân thích, chỉ người đơn độc. c. - da mồi tóc sương: da lấm tấm những vết đen sạm như da đồi mồi, tóc bạc như sương. => chỉ người già. 2. Bài tập 3 Lời ăn tiếng nói Một nắng hai sương Ngày lành tháng tốt No cơm ấm áo (cật) Bách chiến bách thắng Sinh cơ lập nghiệp. 3. Bài tập 4 * Nhóm 1: - Lá lành đùm lá rách: Thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. - Buổi đực buổi cái:thất thường, không đều, lúc có lúc không. * Nhóm 2: - Chết như rạ: chết hàng loạt, chết ngả ngốn ở khắp nơi. - Đầu voi đuôi chuột: Kế hoạch chủ trương đề ra lúc đầu rất lớn nhưng kết quả thu được lại rất nhỏ bé, thậm chí bỏ dở, làm không đến nơi đến chốn. * Nhóm 3: - Hứa hươu hứa vượn: chỉ lời hứa như con hươu, con vượn không đứng yên một chỗ, chỉ những người hứa mà không thực hiện, nuốt lời hứa. - Chạy như bay: Chạy cực nhanh * Nhóm 4: - Đánh trống lảng: đang nói chuyện này lại lảng sang chuyện khác, chỉ cách nói cố ý lạc đề tài. - Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có gía trị hơn, chỉ người có tính tham lam. * Nhóm 5: - Có đi có lại: Trao đổi, đối xử bình đẳng, tương xứng nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi. - Bên trọng bên khinh: ăn ở, cư xử, đối đãi không công bằng..... * Nhóm 6 - Đẹp như tiên: sắc đẹp như những nàng tiên trên trời, chỉ người có sắc đẹp vượt trội. - Mày ngài mắt phượng: Chỉ người con gái xinh đẹp, có lông mày nhỏ và dài, mắt sắc như mắt chim phượng. c. Củng cố và luyện tập. (3’) Gv củng cố nội dung toàn bài bằng sơ đồ tư duy. d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. (2’) Học bài, nắm được đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa thành ngữ, vai trò và tác dụng của thành ngữ. Hoàn thiện các bài tập vào vở. Chuẩn bị bài sau: Trả bài kiểm tra Văn, bài kiểm tra Tiếng Việt * RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG Thời gian: …………………………………………………………………………………. Nội dung: …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. Phương pháp………………………………………………………………………………. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 45 Văn bản: C¶nh khuya, R»m th¸ng giªng (Hồ Chí Minh) 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức. - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của CT HCM - Tâm hồn c/sĩ – nghệ sĩ vừa hài hòa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và h.ảnh đặc sắc trong bài thơ. b. Về kỹ năng. - Đọc-hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác cuat lãnh tụ HCM. c. Về thái độ. - Rèn HS luyện cách đọc, phân tích và cảm nhận thơ tứ tuyệt, lục bát 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a. Chuẩn bị của GV: Soạn bài chu đáo. b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. a. Kiểm tra bài cũ. (4) ? Em cảm nhận được gì qua bài thơ "Bài ca nhà tranh" - Cảm nhận được: Lòng vị tha cao cả. Tinh thần nhân đạo lớn lao * Giới thiệu bài: Bác Hồ kính yêu của chúng ta dù bận trăm công nghìn việc, Bác vẫn luôn dành cho thiên nhiên những tình cảm ưu ái. Thiên nhiên trong thơ Bác thật đẹp. Qua cảnh sắc thiên nhiên, ta hiểu thêm về tâm hồn Bác - tâm hồn của người thi sỹ và tấm lòng của người chiến sỹ. Giúp các em hiểu được điều đó, bài hôm nay ... b. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần nhớ ? ? ? ? ? ? ? Gv ? ? Gv ? Gv ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? - Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng CNXH Hai bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Cảnh khuya: 1947 - Rằm tháng giêng: 1948 Nêu yêu cầu đọc với 2 bài thơ? - Cảnh khuya : nhịp 3/4 (1), 4/3 (2+3); 2/5(4) - Rằm tháng giêng : nhịp 4/3, 2/2/3 thơ : 2/2/2; 2/4/2 2/2/2; 2/3/2 Đọc phần chú thích (SGK - 140) Nhận xét phần phiên âm với dịch thơ bài "Rằm tháng giêng"? Căn cứ vào các dấu hiệu nào có thể xếp 2 bài thơ vào cùng một bài học? - Cùng một hoàn cảnh sáng tác: Tại Việt Bắc những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - Cùng thể thơ : TNTT - Cùng tác giả : Hồ Chí Minh - Cùng kết hợp miêu tả với biểu cảm - Đều thể hiện cảnh đẹp, tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước và phong thái lạc quan của Hồ Chí Minh Nhận xét về nghệ thuật? Tác dụng? NT so sánh ở đây thật đặc sắc. Trước kia Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng tả tiếng suối.... Sống giữa thiên nhiên, Bác luôn cảm thấy như sống với con người. hay nói khác đi, Bác luôn coi thiên nhiên là bè bạn, tri kỉ, tri âm biết chia sẻ buồn vui với mình. Ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau, cùng nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ. Bức tranh có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh huyền ảo là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh, chập chờn và ấm áp, hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Bức tranh do TN vẽ ra hay chính tg đã thổi hồn vào cảnh rừng đêm VB một linh hồn để dựng lại thành 1 bức tranh lung linh, sống động. Nghệ thuật? Hai câu cuối cho biết tâm trạng nào của Bác? Điệp từ này như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: Đọc bài "Rằm tháng giêng" Em hiểu thế nào là: Nguyên tiêu, nguyệt chính viên? - nguyên tiêu : đêm rằm đầu tiên của một năm mới - nguyệt chính viên : trăng tròn nhất. Câu thơ đầu vẽ ra một không gian ntn? Câu 2 vẽ ra một kg ntn. Việc lặp lại từ xuân có ý nghĩa gì? Câu thơ cho ta biết điều gì? Câu cuối vừa tả vừa biểu cảm ntn? Qua đó em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn của tác giả ? Nét đặc sắc về giá trị của 2 bài thơ ? - Giàu hình ảnh, nghệ thuật so sánh, điệp từ 2 bài thơ để lại cho em ấn tượng gì ? - 2 cảnh tượng đẹp.... - Tình yêu thiên nhiên và phong thái dung dung lạc quan của Bác. Ý nghĩa chung của2 bài thơ là gì ? Em cảm nhận được vẻ đẹp nào về hình thức thơ Bác qua 2 bài thơ này ? Qua 2 bài thơ em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn và phong cách sống của Bác? A. Tìm hiểu chung (5) 1. Tác giả Hồ Chí Minh (1890-1969) quê: Nam Đàn - Nghệ An. Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà văn, nhà thơ lớn, là danh nhân văn hoá thế giới. 2. Tác phẩm. - Hai bài thơ được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 3. Đọc bài thơ B. Phân tích. I. Cảnh khuya. (15) 1. Cảnh trăng rừng Việt Bắc. Tiếng suối trong như tiếng hát xa -> Phép so sánh: tiếng suối - ngỡ như tiếng ai đó đang hát -> Tiếng suối trở nên gần gũi, mang sức sống trẻ trung. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa -> Điệp từ “lồng”: => Bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, nhiều đường nét , hình khối và lung linh ánh sáng. 2. Tâm trạng của nhà thơ. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. -> Điệp từ chua ngủ càng say mê cảnh đẹp bao nhiêu thì Người càng thao thức suy nghĩ, lo lắng về sn k/c, về việc nước, việc dân bấy nhiêu. -> Sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của ah dân tộc, danh nhân văn hóa HCM => Bài thơ phản ánh vẻ đẹp của đêm khuya Việt Bắc. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước trong tâm hồn tác giả. II. Rằm tháng giêng. (12) Rằm xuân lồng lộng trăng soi -> Bầu trời cao, trong trẻo; vầng trăng tròn tỏa sáng xuống mặt đất. Sông xuân nước..... trời thêm xuân -> Không gian (con sông, mặt nước, bầu trời) bát ngát, không có giới hạn. -> Điệp từ xuân -> h/a màu xuân tràn ngập trong kg nhiều chiều. Giữa dòng bàn bạc việc quân -> Cảnh làm việc của các đ/c lãnh đạo trên chiến khu kín đáo, bí mật nhưng thơ mộng. Khuya về .... trăng ngân đầy thuyền -> Trăng rọi trên thuyền lúc đi về. Lòng thanh thản sau cuộc họp, Bác thấy trăng ngập đầy thuyền như làm sáng lên niềm vui, sự lạc quan của Bác và các đ/c. => Tâm hồn yêu nước của Bác luôn luôn rộng mở với thiên nhiên. Đó cũng là vẻ đẹp của tình yêu đất nước. III. Tổng kết - ghi nhớ. (4) - Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy. Từ đó biểu hiện tình yêu thắm thiết của tác giả với thiên nhiên, với cách mạng. - Thể thơ TNTT , lời ít ý nhiều - Sức gợi cảm của ngôn từ, hình ảnh - Kết hợp giữa m/tả với b/cảm để tạo thành sự phong phú của nội dung thơ - Tâm hồn nhạy cảm và tâm trạng những vẻ đẹp của tạo hoá. Phong cách sống lạc quan, giàu chất thi sỹ. c. Củng cố và luyện tập. (3’) Gv củng cố nội dung toàn bài. Giải thích nghĩa TN Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có gía trị hơn, chỉ người có tính tham lam d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. (2’) Học bài, nắm được đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa thành ngữ, vai trò và tác dụng của thành ngữ. Hoàn thiện các bài tập vào vở. Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra Tiếng Việt * RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG Thời gian: …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. Nội dung: …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. Phương pháp………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… Ngày soan: Ngày kiểm tra: TiÕt 46: TiÕng ViÖt: KiÓm tra 45 phót 1. MỤC TIÊU Về kiến thức: Hs khái quát, hệ thống lại những kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm tới tuần 11. Vận dụng lý thuyết để làm những bài tập thực hành có liên quan. Gv có cơ sở và căn cứ để đánh giá năng lực học sinh. Về kĩ năng: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách có hệ thống, lô gichs. Vận dụng lý thuyết vào thực hành. Về thái độ: Hs có ý thức học tập tốt bộ môn. Rèn kuyện kỹ năng tư duy độc lập vận dụng lý thuyết với thực hành 2. NỘI DUNG ĐỀ * Thiết lập ma trận. * Biên soạn câu hỏi. LỚP 7A. I. TRĂC NGHIỆM 1. Thế nào là quan hệ từ? Là từ chỉ người và sự vật. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và sự vật. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu. Là từ mang ý nghĩa tình thái. 2. Trong câu “ Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều”, từ nào là quan hệ từ? A. Cũng B. Chẳng C. Của D. Có 3. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? (khoanh Đ vào cuối mỗi câu đúng và S vào cuối mỗi câu sai Nó tôi cùng nhau đến câu lạc bộ. Đ S Nó chậm chạp nhưng được cái cần cù. Đ S Vì trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học. Đ S Hai ngày nữa thứ sáu. Đ S 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ thong thả? Đủng đỉnh C. Loáng thoáng Thủng thẳng D. Tủm tỉm. 5. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ thanh nhã? A. Trong sạch B. Thô thiển C. Trắng trợn D. Tinh khiết 6. Từ vàng trong câu Tấc đất tấc vàng với từ vàng trong cụm từ nhảy trên đường vàng (Lượm – Tố Hữu) là hai từ có quan hệ như thế nào? A. Trái nghĩa B. Đồng nghĩa C. Đồng âm D. Gần nghĩa. 7. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Non cao tuổi vẫn chưa già Non sao…nước, nước mà …non. A. xa – gần B. đi – về C. nhớ - quên D. cao – thấp 8. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ nhi đồng? A.Trẻ con B. trẻ em C. Trẻ tuổi D. Con trẻ 9. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. li – hồi B. vấn – lai C. thiếu – lão D. tiểu – đại II. TỰ LUẬN ( 7điểm) 1. Đọc và cho biết nghĩa của từ chiều trong các câu sau (1 điểm) a. Mẹ rất chiều hai chị em tôi. b. Tôi học võ vào chiều thứ sáu hàng tuần. 2. Điền từ trái nghĩa vào những câu sau (1 điểm) a. Bát cơm vơi, nước mắt …. Mới mười lăm tuổi đắng cay đã thừa b. Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại…. 3. Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn). Trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa (5 điểm) LỚP 7B I. TRĂC NGHIỆM 1. Thế nào là quan hệ từ? Là từ chỉ người và sự vật. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và sự vật. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu. Là từ mang ý nghĩa tình thái. 2. Trong câu “ Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều”, từ nào là quan hệ từ? A. Cũng B. Chẳng C. Của D. Có 3. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? (khoanh Đ vào cuối mỗi câu đúng và S vào cuối mỗi câu sai Nó tôi cùng nhau đến câu lạc bộ. Đ S Nó chậm chạp nhưng được cái cần cù. Đ S Vì trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học. Đ S Hai ngày nữa thứ sáu. Đ S 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ thong thả? A. Đủng đỉnh C. Loáng thoáng B. Thủng thẳng D. Tủm tỉm. 5. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ thanh nhã? A. Trong sạch B. Thô thiển C. Trắng trợn D. Tinh khiết 6. Từ vàng trong câu Tấc đất tấc vàng với từ vàng trong cụm từ nhảy trên đường vàng (Lượm – Tố Hữu) là hai từ có quan hệ như thế nào? A. Trái nghĩa B. Đồng nghĩa C. Đồng âm D. Gần nghĩa. 7. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Non cao tuổi vẫn chưa già Non sao…nước, nước mà …non. A. xa – gần B. đi – về C. nhớ - quên D. cao – thấp 8. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ nhi đồng? A.Trẻ con B. trẻ em C. Trẻ tuổi D. Con trẻ 9. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. li – hồi B. vấn – lai C. thiếu – lão D. tiểu – đại II. TỰ LUẬN ( 7điểm) 1. Xác định cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: (1 điểm) a. Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục, bên bồi thì trong b. Hát cho bong bóng thì chìm Đá xanh thì nổi, gỗ lim lập lờ 2. Điền từ nhanh nhảu, nhanh chóng vào chỗ trống trong các câu sau:(1 điểm) a. Công việc đã được hoàn thành..... b. Con bé nói năng... 3. Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn). Trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ đồng âm (5 điểm) LỚP 7C I. TRĂC NGHIỆM 1. Thế nào là quan hệ từ? Là từ chỉ người và sự vật. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và sự vật. Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu. Là từ mang ý nghĩa tình thái. 2. Trong câu “ Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều”, từ nào là quan hệ từ? A. Cũng B. Chẳng C. Của D. Có 3. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? (khoanh Đ vào cuối mỗi câu đúng và S vào cuối mỗi câu sai Nó tôi cùng nhau đến câu lạc bộ. Đ S Nó chậm chạp nhưng được cái cần cù. Đ S Vì trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học. Đ S Hai ngày nữa thứ sáu. Đ S 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ thong thả? Đủng đỉnh C. Loáng thoáng Thủng thẳng D. Tủm tỉm. 5. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ thanh nhã? A. Trong sạch B. Thô thiển C. Trắng trợn D. Tinh khiết 6. Từ vàng trong câu Tấc đất tấc vàng với từ vàng trong cụm từ nhảy trên đường vàng (Lượm – Tố Hữu) là hai từ có quan hệ như thế nào? A. Trái nghĩa B. Đồng nghĩa C. Đồng âm D. Gần nghĩa. 7. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Non cao tuổi vẫn chưa già Non sao…nước, nước mà …non. A. xa – gần B. đi – về C. nhớ - quên D. cao – thấp 8. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ nhi đồng? A.Trẻ con B. trẻ em C. Trẻ tuổi D. Con trẻ 9. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. li – hồi B. vấn – lai C. thiếu – lão D. tiểu – đại II. TỰ LUẬN ( 7điểm) 1. Đọc và cho biết nghĩa của từ đông trong các câu sau (1 điểm) a. Mùa đông đã đến thật rồi. b. Chợ hôm nay đông nghịt toàn thấy người là người. 2. Điền từ trái nghĩa vào những câu sau (1 điểm) a. Bát cơm vơi, nước mắt …. Mới mười lăm tuổi đắng cay đã thừa b. Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại…. 3. Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn). Trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ đồng nghĩa (5 điểm) 3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM LỚP 7A 1..Trắc nghiệm (3 điểm): - Các câu 1,2,4,5,6,7,8,9 - mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm - Câu 3 - mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đ/a C C s,s,đ,s A B C C C B 2. Tự luận Câu 1 (1 điểm - mỗi ý 0,5 điểm) - a. chiều (động từ) chỉ hành động, việc làm của mẹ đối với hai chị em. - b. chiều (danh từ) chỉ thời g

File đính kèm:

  • docxTiet 48 Thanh ngu.docx
Giáo án liên quan