Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 94: Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động; Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

b) Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng câu chủ động và câu bị động trong giao tiếp.

c) Thái độ: Giáo dục HS có lòng yêu quí tiếng Việt.

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, .

- HS: Nghiên cứu kĩ bài, tập giải các bài tập trong SGK, .

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Qui nạp, gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm, .

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

4.3) Bài mới

a- Giới thiệu: Tiết Tiếng Việt này các em sẽ tìm hiểu bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động .

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 94: Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 94 Ngày dạy: Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐÔNG 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động; Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. b) Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng câu chủ động và câu bị động trong giao tiếp. c) Thái độ: Giáo dục HS có lòng yêu quí tiếng Việt. 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài, tập giải các bài tập trong SGK, ... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Tiết Tiếng Việt này các em sẽ tìm hiểu bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động . b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chủ động và câu bị động - GV treo bảng phụ - HS đọc ?: Xác định chủ ngữ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Câu (a) là câu chủ động, câu (b) là câu bị động. Vậy em hãy cho biết thế nào là câu chủ động và thế nào là câu bị động? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Hướng dẫn hs tìm hiểu ghi nhớ 1 HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - GV treo bảng phụ - HS đọc ?: Vậy em chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ ( ...) trong đoạn trích? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Giải thích vì sao ta chọn câu (b) để điền vào chỗ trống? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả . ?: Vậy em hãy cho biết khi sử dụng câu bị động ( và cả câu chủ động) văn bản thì câu bị động ( và câu chủ động) đó có tác dụng gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ. HĐ 2: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc BT 1 trên bảng phụ và xác định yêu cầu - Hướng dẫn: Tìm câu bị động; Giải thích lí do tác giả lựa chọn câu ... - HS thảo luận 5 phút, theo 6 nhóm, kết quả ghi ra bảng con, treo bảng con, trình bày - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả I/ CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG. 1) Xác định CN a) Mọi người yêu mến em b) Em được mọi người yêu mến 2) Sự khác biệt về ý nghĩa CN + CN ở câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động + CN ở câu (b) biểu thị đối tượng của hoạt động. * Ghi nhớ 1 SGK, tr57 II/ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 1) Chọn câu (b) 2) Chọn như vậy sẽ giúp cho câu văn trong đoạn văn liên kết chặt chẽ hơn. Câu trước đó đã nói về “em tôi” , nên câu điền vào cũng phải nói về “em” cho dễ hiểu. * Ghi nhớ 2 SGK, tr58 II/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Câu bị động: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ - Lí do: Tránh lặp, tạo sự liên kết ( Người đầu tiên --> người đưa về--> người liền được tôn ... là phương tiện liên kết còn gọi là phép thế đồng nghĩa miêu tả ) 4.4. Củng cố ?: Thế nào là câu chủ động và câu bị động? ?: Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì?

File đính kèm:

  • doct94.doc
Giáo án liên quan