a) Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về văn học từ bài 15 đến bài 24.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm, và kĩ năng phân tích văn học.
c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần trung thực khi làm bài kiểm tra
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm ,
- HS: Ôn kĩ bài ở nhà,
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
4.3) Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5254 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 98: Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 98
Ngày dạy:
KIỂM TRA VĂN
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về văn học từ bài 15 đến bài 24.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm, và kĩ năng phân tích văn học.
c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần trung thực khi làm bài kiểm tra
2/ CHUẨN BỊ
GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm , …
- HS: Ôn kĩ bài ở nhà, …
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
4.3) Bài mới
PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng 0,5 đ)
1 / Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” chủ yếu viết theo phương thức:
A. Tự sự; B. Miêu tả; C. Biểu cảm; D. Nghị luận.
2/ Trong văn bản “ Sài Gòn tôi yêu” tác giả đã có những cảm nhận sâu sắc gì về thành phố Sài Gòn?
A. Đó là thành phố tươi đẹp và thường có gió heo may.
B. Đó là thành phố có thiên nhiên khí hậu hiền hoà, hấp dẫn.
C. Những con người Sài Gòn hiền hoà và anh dũng.
D. Thiên nhiên khí hậu Sài Gòn và phong cách con người Sài Gòn có những nét riêng hấp dẫn.
3/ Văn bản “Mùa xuân của tôi” được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc.
B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể.
C.Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân.
D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất.
4/ Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc?
A. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương.
B. Lạnh lẽo và u buồn.
C. Không gian trong sáng và ấm áp.
D. Tươi tắn và sôi động.
5/ Câu văn nào sau đây ( trích trong bài “Mùa xuân của tôi” )không nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả với mùa xuân?
A. Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ ...
B. Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở của đi ra ngoài ...
C. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh ...
D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
6/ Thế nào là tục ngữ
A. Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người .
B. Là thể loại văn học dân gian mà nội dung của nó có cốt lõi là sự thật lịch sử.
C. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
D. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
7/ Trong những câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”
A. Đói ăn vụng, túng làm liều; C. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
8/. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
A.Sử dụng biện pháp so sánh;
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ
C. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “ từ ... đến ...” .
D. Sử dụng biện pháp hoán dụ
9/ Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của văn bản “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt”
A. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
B. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.
D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
10/ Trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác bắt nguồn từ lí do gì?
A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị.
B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn thiếu thốn.
C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu trang của quần chúng nhân dân.
D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.
1.C
2.D
3.A
4.A
5.B
6.C
7.D
8.C
9.D
10.C
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
PHẦN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Hai câu tục ngữ:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn
có mâu thuẫn nhau hay bổ sung ý nghĩa cho nhau? Vì sao?
Câu 2: Qua bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng:
- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trên những phương diện nào? Qua đó em học tập được ở Bác điều gì?
- Những đặc sắc nghệ thuật của bài văn này là gì?
Câu 1:
- Không mâu thuẫn mà bổ sung nhau.
- Vì:
+ Câu 1: Khẳng định tầm quan trọng của việc học thầy, học trong nhà trường
+ Câu 2: Mở rộng phạm vi học tập: học mọi lúc, mọi nơi.
Câu 2:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh ở các mặt:
+ Cách ăn ở, lới sống (bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, cái nhà sàn chỉ vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên, việc gì làm được thì không cần người phục vụ)
+ Trong lời nói, bài viết
- Em học được: Noi gương Bác sống giản dị trong đời sống của mình.
- Những đặc sắc nghệ thuật:
+ Luận điểm rõ ràng, mạch lạc
+ Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực.
+ Xen giữa dẫn chứng là đôi ba lời giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc
1đ
0,5đ
0,5đ
4đ
1,5đ
1đ
1,5đ
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Về nhà ghi lại kết quả phần trắc nghiệm ra VBT, lập dàn ý cho phần câu hỏi và bài tập; tự nhận xét ưu khuyết điểm và cách khắc phục khuyết điểm.
- Bài mới: Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt) :
+ Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
+ Tập giải BT 1,2,3 SGK, tr. 65
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t98.doc