Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 4 - Tiết 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Thông qua các bài thực hành, giúp HS biết ứng dụng viết các văn bản đề nghị và báo cáo trong các tình huống cụ thể, nắm được cách thức tạo lập hai loại văn bản này.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự rút ra những lỗi thường mắc phải, phương hướng sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.

c) Thái độ: Giáo dục HS có thái độ nghiêm túc, đúng mực khi viết hai loại văn bản này.

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV,.

- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,.

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,.

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC:

?: Mục đích của đề nghị và báo cáo khác nhau ở chỗ nào?

- Đề nghị: Nhằm đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét giải quyết ( 5đ)

- Báo cáo: Nhằm trình bày những việc đã làm hoặc chưa làm được của một cá nhân hay tập thể cho cấp trên biết. ( 5đ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 4 - Tiết 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c) Thái độ: Giáo dục HS có thái độ nghiêm túc, đúng mực khi viết hai loại văn bản này. 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV,... - HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Thế nào là văn bản đề nghị? Đưa ra một tình huống cần viết văn bản đề nghị. - Khái niệm văn bản đề nghị (5đ) - Tình huống: Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm môn Ngữ Văn (5đ) ?: Thế nào là văn bản báo cáo? Đưa ra một tình huống phải viết văn bản báo cáo? - Khái niệm (5 đ) - Tình huống: Gần cuối năm học, BGH cần biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm (5đ) 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Về văn bản hành chính công vụ, ở lớp 7 các em đã được học văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Để củng cố kiến thức về hai loại văn bản này, đồng thời nâng cao khả năng thực hành, hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn lại một số điểm lí thuyết: ?: Mục đích của đề nghị và báo cáo khác nhau ở chỗ nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Nội dung của văn bản báo cáo và văn bản đề nghị có gì khác nhau? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Về hình thức, văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Khi viết, cả hai loại văn bản trên cần tránhn hững sai sót nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Những sai sót cần tránh khi viết văn bản báo cáo là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý HĐ 2: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn: Nêu ra những tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho rằng phải làm văn bản đề nghị và những tình huống trong cuộc sống phải viết văn bản báo cáo. - HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. I/ LÝ THUYẾT: 1) Mục đích của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo khác nhau ở chỗ: - Đề nghị: Nhằm đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét giải quyết. - Báo cáo: Nhằm trình bày những việc đã làm hoặc chưa làm được của một cá nhân hay tập thể cho cấp trên biết. 2) Điểm khác nhau về nội dung: - Đề nghị: Nêu ra những dự định, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng của tương lai. - Báo cáo: Nêu những sự việc, sự kiện đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ. 3) Hình thức trình bày: - Giống : Trang trọng, rõ ràng, sáng sủa, theo các mục định sẵn - Khác: + Đề nghị phải có các mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai? Đề nghị điều gì? + Báo cáo có các mục chủ yếu: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? 4) Những sai sót cần tránh: - Thiếu một hoặc nhiều mục. - Trình bày không cân đối, rõ ràng. - Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể. II/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Bàn ghế của lớp em bị hỏng nhiều, đề nghị GVCN tổ chức một buổi lao động sửa chữa lại bàn ghế hư. - GVCN muốn biết tình hình thu chi quĩ lớp sau đợt cắm trại. 4.4. Củng cố ?: Khi nào ta cần viết văn bản báo cáo? ?: Nêu những mục của văn bản báo cáo? ?: Khi viết văn bản báo cáo cần chú ý điều gì? ?: Khi nào ta cần viết văn bản đề nghị? ?: Nêu những mục của văn bản đề nghị? ?: Khi viết văn bản đề nghị cần chú ý điều gì? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà nghiên cứu kỹ lại phần lí thuyết, tìm thêm những tình huống trong cuộc sống có thể viết văn bản báo cáo và đề nghị. - Bài mới: Tiết 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo (tt): + Viết một văn bản báo cáo. + Viết một văn bản đề nghị. 5/ Rút kinh nghiệm . Tập làm văn: Tiết : 126 Ngày dạy: 28/04/08 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO (TT) 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Thông qua các bài thực hành, giúp HS biết ứng dụng viết các văn bản đề nghị và báo cáo trong các tình huống cụ thể, nắm được cách thức tạo lập hai loại văn bản này. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự rút ra những lỗi thường mắc phải, phương hướng sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên. c) Thái độ: Giáo dục HS có thái độ nghiêm túc, đúng mực khi viết hai loại văn bản này. 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV,... - HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Mục đích của đề nghị và báo cáo khác nhau ở chỗ nào? - Đề nghị: Nhằm đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét giải quyết ( 5đ) - Báo cáo: Nhằm trình bày những việc đã làm hoặc chưa làm được của một cá nhân hay tập thể cho cấp trên biết. ( 5đ) ?: Nội dung của văn bản báo cáo và văn bản đề nghị có gì khác nhau? - Đề nghị: Nêu ra những dự định, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng của tương lai. ( 5đ) - Báo cáo: Nêu những sự việc, sự kiện đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ. ( 5đ) ?: Về hình thức, văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? - Giống : Trang trọng, rõ ràng, sáng sủa, theo các mục định sẵn( 5đ) - Khác: ( 5đ) + Đề nghị phải có các mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai? Đề nghị điều gì? + Báo cáo có các mục chủ yếu: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Tiết này chúng ta tiếp tục luyện tập văn bản báo cáo và văn bản đề nghị b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy - HS đọc và xác định yêu cầu BT2 - Hướng dẫn: Chọn một tình huống có thể viết văn bản đề nghị rồi viết thành một văn bản đề nghị hoàn chỉnh, chọn một tình huống có thể viết văn bản báo cáo rồi viếtt hành văn bản báo cáo hoàn chỉnh. Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết văn bản báo cáo. - HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. - HS đọc và xác định yêu cầu BT3 - Hướng dẫn: Chỉ ra những chỗ sai trong cách sử dụng các văn bản trong những tình huống ở BT3. - HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. Bài tập 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phước Minh, ngày ….. tháng …. năm GIẤY ĐỀ NGHỊ Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, trường THCS Phước Minh Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Bàn ghế của lớp em do sử dụng lâu, nay nhiều bàn ghế bị long đinh hoặc không chắc chắn nên chúng em ngồi không đảm bảo, ảnh hưởng đến việc học tập. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sửa chữa kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn. Thay mặt tập thể lớp 7A Lớp trưởng ( Kí ghi rõ họ tên) Bài tập 3 a) Viết báo cáo không hợp, phải viết đơn b) Viết đề nghị là không đúng, phải viết báo cáo c) Viết đơn không đúng, phải viết văn bản đề nghị 4.4. Củng cố ?: Thế nào là văn bản đề nghị? Khi nào cần viết văn bản đề nghị? ?: Thế nào là văn bản báo cáo? Khi nào cần viết văn bản báo cáo? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà nghiên cứu bài và bài tập để hiểu sâu thêm; tìm thêm những văn bản báo cáo và đề nghị khác để tham khảo. - Bài mới: Tiết 127, 128: Ôn tập Tập Làm văn: + Về văn biểu cảm: trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5,6,7,8 (139) + Muốn trả lời được cần nghiên cứu kỹ SGK NV7 học kì I 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết : 127 Ngày dạy: 03/05/08 Tập làm văn: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận.

File đính kèm:

  • doc125,126.doc