Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Giúp học sinh:

+ Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.

+ Kỹ năng: Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống các em.

2 Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Máy chiếu qua đầu.

+ Học sinh: Giấy trong, bút lông.

 Chuẩn bị làm bài với đề: “ Một nhà văn có nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó ( theo các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết phần mở bài, viết phần thân bài).

II. Các bước lên lớp:

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 7: Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích Mục tiêu cần đạt: 1. Giúp học sinh: + Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích. + Kỹ năng: Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống các em. Chuẩn bị: + Giáo viên: Máy chiếu qua đầu. + Học sinh: Giấy trong, bút lông. Chuẩn bị làm bài với đề: “ Một nhà văn có nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó ( theo các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết phần mở bài, viết phần thân bài). II. Các bước lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu của giáo viên tiết trước. Bài mới: - Giới thiệu bài. Gv ghi đề bài lên bảng lớp. GV cho H đọc đề bài GV ?: Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện theo các bước nào ? GV? Em hãy tìm ra các từ then chốt trong đề thể hiện nội dung của đề. GV ? Cấu tạo của đề trên gồm mấy phần GV? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì ? GV ?: Từ tìm hiểu đề yêu cầu người viết phải giải quyết những vấn đề nào ? Muốn cho bài làm tốt khâu lập dàn ý rất quan trọng, chúng ta sang phần B GV ? Bố cục của bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần. GV? Nhiệm vụ phần mở bài làm gì ? GV? Đối với đề này cụ thể gồm những ý nào ? GV? Nhiệm vụ của phần thân bài trong văn giải thích làm gì? Luận điểm 1: GV? Đối với đề này chúng ta cần giải quyết những vấn đề gì? GV? Theo em, cần giải thích vấn đề nào trước? GV? Em hiểu ngọn đèn sáng bất diệt là gì? Tác dụng của nó? GV ? Nếu hiểu theo nghĩa sâu thì sách là gì ? GV? Em hiểu “ sách là ngọn đèn sáng bất diệt”có nghĩa là gì? GV? Vậy “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” là như thế nào? Luận điểm 2 : Cắt nghĩa tại sao nhà văn lại nói như vậy ? GV ? Tại sao nói Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người ? hãy tìm luận chứng ? Tại sao nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.? GV? Như vậy, nhà văn nói thấy có lý hay không ? GV nói: Đó là những điều được mọi người công nhận. Em hãy dẫn ra một vài ý kiến. Luận điểm 3: Vận dụng nội dung của câu nói. GV? Tình cảm, thái độ của em đối với sách và đối với câ nói đó như thế nào? GV? Phần kết bài của văn lập luận giải thích em phải làm gì? * Hướng dẫn học sinh viết bài: GV? Phần mở bài thường có những cách nào? (GV cho học sinh viết đoạn mở bài và kết bài) - GV cho 3-4 em trình bày các em khác nghe và bổ sung. Củng cố, dặn dò: ? Theo lập dàn ý thì phần thân bài của bài này gồm mấy đoạn văn? - Về nhà các em hãy viết phần kết bài và hoàn chỉnh bài viết. - Về nhà viết bài viết số 6. Nhận xét giờ học. Đưa VBT cho giáo viên kiểm tra. - Chép đề H đọc đề bài HS học cá nhân – Trả lời: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa bài. H học cá nhân: Chỉ ra các từ then chốt: nhà văn, sách là ngọn đèn sáng bất diệt, trí tuệ con người, giải thích HS hoạt động cá nhân HĐ cá nhân suy nghĩ trả lời. HĐ cá nhân: Bố cục gồm có 3 phần. Phần mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng cần giải thích. HĐ cá nhân: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích - Giải thích nội dung ý nghĩa của câu nói- luận điểm 1 HĐ cá nhân; suy nghĩ trả lời. HĐ cá nhân- suy nghĩ trả lời: Học sinh khái quát trả lời. HĐ cá nhân suy nghĩ trả lời. Hoạt động cá nhân. Hoạt động cá nhân: (Nêu ý nghĩa của nội dung câu nói đối với mọi người.) Học sinh trả lời: ( Đi thẳng vào vấn đề, đối lập hoàn cảnh với ý thức, nhìn từ chung đến riêng) HS viết bài. HS trình bày bài làm. HS học cá nhân: Phần thân bài gồm 3đoạn- mỗi đoạn trình bày một luận điểm. Cho đề văn: “Một nhà văn có nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. A.Tìm hiểu đề và tìm ý: I. Tìm hiểu đề. Cấu tạo của đề gồm 3 phần : + Xuất xứ : Câu nói của một nhà văn. + Nội dụng : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. + Yêu cầu : Giải thích ( Giải thích câu nói, giải thích vai trò của sách đối với con người.). II. Tìm ý : Giải thích nội dung câu nói. Giải thích tại sao nhà văn nói như vậy. ýnghĩa của câu nói. Vận dụng nội dung câu nói. B. Lập dàn ý I. Mở bài: - Dẫn câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. - Sách có vai trò quan trọng đối với con người. II. Thân bài: Luậnđiểm1:Giải thích nội dung câu nói. Giải thích: Ngọn đèn sáng bất diệt: Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt. Có tác dụng đem ánh sáng đến cho con người và vạn vật. Giải thích: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ. - Sách là chứa đựng trí tuệ con người. ( là sự tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết). - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt vì mãi mãi rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm, tiếp cận ánh sáng văn minh. - ý chung: Đề cao vai trò của sách: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người. 2.Luận điểm 2: Tại sao nhà văn lại nói như vậy. a. Sách chứa đựng trí tuệ, kiến thức trên mọi lĩnh vực của nhân loại . Đọc nó con người tiếp thu tri thức về khoa học ( KHTN: Toán, Lý, Hoá...; KHXHNV: Văn, Sử, Địa...) => Do đó Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người. b. Sách truyền lại kiến thức cho mọi thời đại ( dẫn chứng). Do đó, Sách là ngọn đèn sáng bất diệt. Đó là những điều được mọi người công nhận, Như Lê-nin: “ Không có sách thì không có tri thức” hoặc theo Gor-ki: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. 3.Luận điểm 3: Thái độ tình cảm của mình đối với sách và đối với câu nói. -Phải yêu quý sách. - Chăm đọc sách, biết chọn sách đọc và có phương pháp đọc một cách khoa học. - Tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, làm theo sách. III.Kết bài: - Muốn có kiến thức và trí tuệ thì không có con đường nào khác ngoài đọc sách. C. Viết bài. D. Đọc và sửa chữa.

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 Thi GVG.doc