A. Mục tiêu cần đạt:
- Hình dung cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan.
- Bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Chuẩn bị :
Thầy : Giáo án .
Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp : 7A ; 7B
2. Kiểm tra: Em đã được học về thể thơ Đờng luật nào?
Đọc một bài thơ tiêu biểu.
3. Bài mới.
303 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiêt 29 đến tiết 140, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/10/08
Ngày dạy : 28/10/08
Tiết 29 Bài 8
Văn Bản: Qua đèo ngang
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hình dung cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan.
- Bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Chuẩn bị :
Thầy : Giáo án .
Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp : 7A ; 7B
2. Kiểm tra: Em đã được học về thể thơ Đờng luật nào?
Đọc một bài thơ tiêu biểu.
3. Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc.
- Tìm hiểu chú thích.
- Giới thiệu về thể loại thất ngôn bát cú.
? Bài thơ cần đọc với giọng như thế nào?
? Chú thích từ khó
H.S: - Đọc
H.S: Nhận dạng thể thơ của bài thơ.
- Buồn
I. Đọc, chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích
- Tác giả
- Tác phẩm
- Giải nghĩa từ khó
II.Tìm hiểu văn bản
? Tác giả giới thiệu cảnh ở đâu?
? Những từ nào gợi tả cảnh sắc đất trời Đèo Ngang?
? Từ "bóng xế tà" gợi cho em thấy điều gi?
? Em có nhận xét gì về cách tả cây, cỏ Đèo Ngang qua các từ lặp, vần, nhịp ngắt?
? Cảnh hoang vu lại đặt trong thời điểm chiều tà bóng xế gợi cho em cảm giác gì?
- Cảnh đèo Ngang
- Bóng xế tà, cỏ cây, đá, lá, hoa
- Thời điểm Bà đến Đèo Ngang: Mặt trời đã ngả về Tây, ngày sắp tàn, đêm xuống đ
- Điệp từ "chen" gợi hình ảnh rậm rịt, hoang vu của thiên nhiên
- Buồn đ cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ
1. Hai câu đề
Cảnh buổi chiều buồn với vẻ đẹp hoang sơ ở Đèo Ngang
* Giảng: Nếu ở 2 câu đầu chỉ là cảnh thiên nhiên, thì đến 2 câu thực con ngời xuất hiện
? Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh sống ở Đèo Ngang. Nhận xét về những từ ngữ đó? Cảm nhận về cuộc sống ở đây
? 2 câu thực tả vài nét về cuộc sống ở Đèo Ngang đã thể hiện cảm xúc sâu kín gì của nhà thơ?
* HS: - Đọc 2 câu thơ
- Từ láy tợng hình "Lom Khom", " Lác đác", gợi sự tha thớt, ít ỏi
- "Tiều vài chú", "chợ máy nhà"
- Đảo ngữ cho thấy dạng vẻ nhỏ nhoi heo hút của sự sống...
- Thấp thoáng buồn tẻ chìm trong khung cảnh hoang sơ, tĩnh lặng.
- Tâm trạng buồn trớc cảnh vật hoang vu, thiếu sức sống...
2. Hai câu thực:
- Hình ảnh con ngời không khiến cho bức tranh tự nhiên sinh động thêm mà trái lại càng khiến cho cảnh thêm hoang vắng, tiêu điều.
? Ngoài cảnh vật tác giả còn nghe âm thanh gì?
* HS: - Đọc 2 cầu 5,6
- Tiếng chim cuốc, chim đa đa thờng vang lên nơi hoang vắng, khắc khoải da diết, tiếp chim gọi buồn đ lấy động tả tĩnh, chơi chữ, điển tích. Tiếng chim cuốc đa đa nhớ nớc thơng nhà cũng chính là tiếng lòng của tác giả thiết tha, da diết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nớc.
- Câu thơ nh 1 tiếng thở dài.
3. Hai câu luận
Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà, nhớ nớc (tiền lệ) đ Tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ.
? Nhận xét cách ngắt nhịp của câu thơ 7? Cách ngắt nhịp ấy khắc hoạ hình ảnh con ngời nh thế nào?
? Em hiểu "Mảnh tình riêng" là gì?
"Ta với ta" là ai với ai? Cụm từ ấy gợi cho em cảm xúc gì của nhà thơ.
- Bài thơ đã nêu bật cảm xúc nhớ thơng rất sâu lắng da diết với bút pháp riêng: Trang nhã, điêu luyện.
- Bài thơ là 1 văn bản biểu cảm. Tác giả đã sử dụng phơng thức biểu đạt nào để bộc lộ cảm xúc?
* HS: - Đọc 2 câu kết.
- Con ngời nhỏ bé, lẻ loi đối diện với cả vũ trụ bao la, rộng lớn.
- ẩn dụ từ vựng: Thế giới nội tâm, nỗi buồn và sự cô đơn thăm thẳm của con ngời.
- Ta với ta: 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô đơn không có cai chia sẻ, 1 con ngời nhỏ bé đơn chiếc ôm 1 mảnh tình riêng trớc cả trời mây non nớc hoang vắng lạnh lẽo nơi đỉnh đèo xa lạ trong ánh hoàng hôn đang tắt dần đ Nữ sĩ cô đơn đ Lần đầu tiên trong thơ cổ trung đại Việt Nam cái "tôi" cá nhân đợc bộc lộ trực tiếp và chân thật nh vậy.
- Gián tiếp + trực tiếp đ Tả cảnh ngụ tình. Tả cảnh để tả tình, tình lồng trong cảnh, cảnh đạm hồn ngời. Cảnh tình hoá quyện trong 1 bài thơ Đờng mực thớc cổ điển, lời chữ trang nhã, điêu luyện mang đậm phong cách đài các của nữ sĩ Thăng Long
* HS: Đọc ghi nhớ SGK
4. Hai câu kết
- Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi 1 mình đối diện với chính mình.
Hoạt động 3
III. Luyện tập
? Nêu nét thành công về nghệ thuật của bài thơ?
D* Về nhà: - Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ
- Học thuộc lòng “Qua đèo Ngang”
- Soạn "Bạn đến nhà chơi"
- Tả cảnh ngụ tình, chơi chữ, dùng từ đặc sắc, chơi chữ.
Ngày soạn : 27/10/08
Ngày dạy : 28/10/08
Tiết 30:
Bạn đến nhà chơi
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: - Hình dung tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến
- Hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đờng luật.
B.Chuẩn bị :
Thầy : Tham khảo thêm một số bài văn mẫu .
Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.
C.Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra: Em hiểu thế nào về thể thơ Thất ngôn bát cú Đờng luật?
Đọc thuộc bài “Qua đèo Ngang”, cho biết ý nghĩa?
3. Bài mới.
Hoạt động 1
Hớng dẫn hs đọc và chú thích văn bản
Gọi HS đọc
I. Đọc chú thích
1.Đọc:
2. Chú thích:
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến?
- Bài thơ có lẽ đợc viết vào thời gian tác giả sống ở làng quê khi bạn đến thăm
? Bài thơ đợc làm theo thể thơ gì? Kết cấu?
- Cuối Thế kỷ XIX - Đầu XX, học giỏi, đỗ đầu 3 kỳ thi – “Tam nguyên Yên Đổ”
- Trừ 12 năm làm quan, còn lại sống thanh bạch ở làng quê.
- Là nhà thơ nổi danh nhất với mảng đề tài nông thôn.
* HS: - Đọc bài thơ…
- Nớc cả, khôn, rốn
-. Tác giả
“ Nhà thờ của lảng cảnh Việt Nam, nhà thơ của dân tình”
Hoạt động 2
II. Đọc hiểu văn bản
? Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ? Qua đó,em hiểu đợc điều gì về tâm trạng nhà thơ. Khi có bạn tới thăm snhà?
* Giảng: - Câu thơ mở đầu 1 cách hết sức tự nhiên nh 1 lời nói thờng ngày.
* HS: Đọc 2 câu đề:
- Nhịp 4/3 đ Lời chào giản dị chân tình, tiếng reo vui hồ hởi phấn chấn khi bạn tới thăm
- Rất vui mừng, không lẽ nghi cách biệt.
1 Câu đầu
? Câu thơ thứ 2 nhà thơ nêu lên vấn đề gì? nhằm mục đích gì?
- Đùa vui bằng cách nêu lên 1 tình thế oái oăm, lời phân bua hữu tình khởi đầu cho nụ cời vui giữa đôi bạn tri kỷ.
? Nhiệm vụ của các câu thực và luạn trong thơ bát cú? Bài thơ có gì khác? 5 câu thơ nói lên ý gì?
? Cho biết tác giả đã dựng lên tình huống gì khi bạn đến chơi?
? Nhận xét cách dùng từ của tác giả?
* HS: - Đọc tiếp 5 câu
- Cả 5 câu đều chủ ý.
- Giải bày cái khó của chủ nhà
- Cây nhà lá vờn đều có nhng tất cả đều ở dạng tiềm ẩn.
- Tất cả đều là từ thuần Việt đ sự phong phú giàu sức, biểu cảm của ngời Việt Nam.
đ Tài năng bậc thầy của Nguyễn Khuyến về sử dụng ngôn ngữ dân tộc đ dân tộc hoá thể thơ Đờng luật
6 Câu sau
? Em cảm nhận đợc thái độ của tác giả nh thế nào? Khi đa ra tình huống?
- Đùa vui, hóm hỉnh, thân mật
* Giảng: Đa ra 3 ý kiến
- Ngời bạn đến không đúng lúc nên mọi thứ chỉ ở dạng tiềm ẩn.
- Đúng hoàn toàn là cách nói phóng đại cốt để đùa vui. ý kiến của em?
? Câu thơ cuối biểu đạt ý gì?
? Em đã từng gặp cụm từ "ta với ta" trong bài thơ nào? So sánh?
* HS: Thảo luận
Tự do trình bày ý kiến của mình
- Cách nói cờng điệu để biểu cảm 1 ẩn ý sâu xa
- Sự "bùng nổ về ý và tình". Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy mà chỉ có 1 tấm lòng chân thành, thiết tha đ cuộc sống tinh thần đáng quí hơn vật chất
- đại từ "ta" nhng đợc hiểu 2 cách khác nhau. Cả 2 đều trực tiếp thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.
3. Câu thơ cuối.
* Giảng: Ta với ta tuy 2 mà 1. Đại từ "ta" vừa chỉ số ít vừa chỉ số nhiều. Ta là cả 2 ngời, ta với ta là 1 thể thống nhất. Cả 2 đều có tâm trạng vui mừng khi gặp nhau, chung tâm sự thời thế, chung tình bạn. Ta với ta , biểu lộ 1 niềm vui trọn vẹn, tràn đầy của tình bằng hữu thân thiết. Câu thơ ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn. Cái có >< không có để khẳng định cái có. Đó là tình bạn trong sáng, thuỷ chung.
? Bài thơ giúp em hiều gì về tâm hồn nhà thơ?
- Nhân hậu, thuỷ chng, thanh bạch đ Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của thiên nhiên trong sáng, thuỷ chung, cao đẹp.
Hoạt động 3
? Vì sao nói đây là 1 trong những bài thơ hay nhất về tình bạn?
- Ca ngợi tình bạn chân thành, mộc mạc, tràn ngập niềm vui dân dã.
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắp lấp lánh nheo cời hồn hậu của nhà thơ.
III. Luyện tập
? Ngôn ngữ bài thơ và đoạn sau phút chia ly có gì khác?
- Ngôn ngữ đời thờng
- Ngôn ngữ bác học
đ Đều đạt đến trình độ kết tinh hấp dẫn
D* Về nhà:
1. Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê, vờn xanh, cây trái làng quê Việt Nam thật tài tình. Cho biết ý kiến của em.
2. Soạn bài : “Xa ngắm thác Núi Lư”.
Ngày soạn : 31/10/2008
Ngày dạy : 3/11/200.
Tiết 34 Xa ngắm thác Núi Lư
(Hướng dẫn đọc thêm)
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Vận dụng được những kiến thứcđã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác Núi Lư, qua đó hiểu được vẻ đẹp của thác Núi Lư, hiểu được tâm hồn lãng mạn, tình cảm độc đáo của Lí Bạch.
B.Chuẩn bị :
Thầy : Giáo án
Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.
C.Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: 7A ; 7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật?
? Đọc thuộc bài “Bạn đến chơ nhà”, nêu giá trị nội dung và nghệ thuật ?
3. Bài mới:
HĐ của thầy
Nội dung cần đạt
- HS đọc chú thích ả
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lí Bạch?
?Vì sao Lí Bạch được mệnh danh là Thi tiên ?
(- Tâm hồn thơ tự do, hào phóng Thời trẻ thì Mơ cỡi thuyền đến bên mặt trời, lúc về già lại Lí bạch say trăng chết giữa dòng ).
ð H/ả thơ tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên điêu luyện.
? Văn bản thuộc thể thơ nào? Đặc diểm của thể thơ này?
(Bài thơ có 4 câu , mỗi câu có bảy chữ, chữ thứ bảy của câu 1,2,4 cùng vần(vần chân) , thường có 4 phần (khai, thừa chuyển ,hợp), bài này theo luật trắc).
- Gọi HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
? Bài thơ thể hiện nội dung gì?
(Bức tranh thiên nhiên núi Lư, thác nước trước sông).
? Em hãy so sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và nhận xét ?
? Câu đầu “Nhật chiếu HL Sinh Tử yên” được dịch thơ ntn?
( Chưa thể hiện hết cái hay.
“sinh tử yên”->thể hiện sự sống động, vận động trong ý thơ -> Cảnh sắc đợc giao thoa, bởi ánh nắng mặt trời như chủ thể tạo sự đa chiều , đa diện, đa màu sắc cho bức tranh và tất cả như đang sinh sôi , nảy nở, thật lung linh , kì ảo).
? Em hiểu HL là ntn? Đỉnh HL hiện lên trong khung cảnh ntn? Khung cảnh đó tạo nên một bức tranh ntn ?
Bức tranh đẹp: mây trắng trên núi cao được phản chiếu bởi ánh nắng mặt trời tạo nên sắc tím.
? Bản dịch “Nắng rọi HL khói tía bay” có còn nguyên nghĩa không?
? Tác giả ở vị trí quan sát nào để mtả bức tranh ? Vị trí đó có thuận lợi gì trong việc miêu tả, cảm nhận bức tranh thiên nhiên của tác giả?
( Xa trông ( vọng , dao khan)
Nhìn ngắm từ xa có thể bao quát toàn bộ vẻ đẹp của bức tranh).
? Theo em, dòng thác như dải lụa treo…là h/a thơ ntn (hay không, hợp lí không, vì sao) ?
(Hợp lí vì dòng thác được ngắm từ xa, thác tuôn chảy không ngừng,trắng xoá tưởng như dòng trắng ấy bất động…)
? Nếu nh câu thơ thứ hai là cảnh tĩnh của thác thì 2 câu sau mt thác ntn? Em cảm nhận và phân tích
( Tg biến dòng thác từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh thể hiện vẻ đẹp mới lạ , hùng vĩ của núi Lư;
- Khi đến gần cái tráng lệ đã thành cái kì vĩ, cái tĩnh trở về với cái động vốn có của nó. Nhưng ko vì thế mà trí tưởng tượng hết bay bổng. Xúc cảm nhà thơ chuyển đổi mạnh mẽ. Từ xa nhìn lại là sự ngưỡng mộ, giờ đén gần ngước mắt trông lên mà choáng ngợp, bàng hoàng: thác đổ xuống từ nghìn thước.
- Không chỉ mt thác nước mà còn giúp người đọc hình dung được đỉnh núi cao và thế dốc đứng.
- Vì bị choáng ngợp , nên cảm tưởng thực mà như mơ, như huyền ảo, thần tiên. Tình cảm đã lấn át lí trí “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”. Đó là trí tưởng tượng phong phú, bay bổng kì diệu, là cách nói phóng đại để thể hiện tầm vóc vũ trụ hoành tráng, lớn lao.
? Qua đặc điểm cảnh vật đợc mt ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ?
- HS đọc ghi nhớ SGK
D. HDVN:
- Đọc thuộc lòng bài thơ(cả phiên âm và dịch nghĩa).
- Nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản.
I. Giới thiệu chung:
1 - Tác giả:
Lí Bạch (701-762) ở Tứ Xuyên – một trong những nhà thơ lớn nhất đời Đường – TQ.
2 - Tác phẩm :
Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Đọc và chú thích:
- Bức tranh đỉnh Hơng Lô lung linh , huyền ảo.
- Vẻ đẹp mềm mại, nên thơ.
- Cảnh núi Lư và dòng thác thật hùng vĩ , mĩ lệ vừa tràn đầy sức sống vừa lung linh, huyền ảo.
* Tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết , đắm say.
- Tính cách hào phóng mạnh mẽ và một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, phóng khoáng.
*Ghi nhớ: SGK
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
(Phong kiều dạ bạc)
(Hướng dẫn đọc thêm)
A- Mục tiêu cần đạt:
- Bài thơ thể hiện 1 cách sinh động qua cảm nhận những điều nghe thấy, nhìn thấy của 1 khách xa quê đang thao thức không ngủ được trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
- Có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và việc tích luỹ vốn từ T.Việt.
- GV nêu yêu cầu đọc
- Đọc chính xác, giọng trầm tĩnh.
- Gọi 2 h/s đọc bài
- Đọc phần chú thích SGK (112)
I- Tiếp xúc văn bản:
1- Đọc:
2- Tìm hiểu chú thích:
- Phong kiều : được xây phía Tây thành Cô Tô ( thuộc thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô ngày nay)
? Nội dung chính của văn bản là gì ?
? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ ?
II- Tìm hiểu văn bản:
- ND: Bài thơ thể hiện 1 cách sinh động cảm nhận của t/g qua những điều nhìn thầy trong đêm không ngủ ở bến Phong Kiều
- NT: Dùng động để tả tình càng làm tăng thêm vẻ yên tĩnh của đêm ở bến Phong Kiều
HDHS học ở nhà:
Đọc diễn cảm bài thơ
Đọc thuộc lòng phần dịch thơ
Xem trước bài "từ đồng nghĩa"
III- Luyện tập :
Trả lời câu hỏi SGK
Ngày soạn : 5/11/2008
Ngày dạy : 6/11/2008
Tiết 35: từ đồng nghĩa
A.Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu đợc thế nào là từ đồng nghĩa, phân biệt các loại từ đồng nghĩa. Có ý thức trong việc lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa.
B.Chuẩn bị :
Thầy : Soạn bài , Bảng phụ.
Trò : Soạn bài , thảo luận một số vấn đề.
C.Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: 7A ;7B
2. Kiểm trabài cũ:
? Thế nào là quan hệ từ ? Khi sử dụng qht thường mắc lỗi nào? Cho VD và chỉ rõ những biểu thị của từ đó ?
3. Bài mới:
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ "Rọi”,”trông”.
" Rọi": chiếu, soi
"Trông": Nhìn, ngó, nhòm, liếc
?Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
- Ngoài nghĩa 1 từ "trông” còn có những nghĩa sau:
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn (trông coi, trông nom, chăm sóc ...).
b. Mong (trông mong, trông ngóng, hi vọng ...).
? Từ "trông" là từ nhiều nghĩa. Từ việc tìm hiểu VD trên em có nhận xét gì?
GV gọi hs đọc ghi nhớ.
? So sánh nghĩa của từ "Trái" và "quả" trong 2 VD ?
- “Trái” và “quả”: Nghĩa giống nhau.
ð Sắc thái ý nghĩa của hai từ này hoàn toàn giống nhau và có thể thay thế cho nhau.
? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
? Nghĩa của 2 từ "bỏ mạng" và "hy sinh" trong VD giống và khác nhau ntn?
(- Đều có nghĩa là: chết.
- Bỏ mạng: chết vô ích, sắc thái giễu cợt, khinh bỉ.
- Hy sinh: Chết vì nghĩa vụ cao cả, sắc thái biểu cảm kính trọng).
ð Hai từ này tuy nghĩa giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa không giống nhau nên không thay thế cho nhau được – Từ đồng nghĩa không hoàn toàn).
? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
? Em hãy thử thay thế các từ “Trái” và “quả”; "bỏ mạng" và "hy sinh", rút ra nhận xét ?
- Trái và quả: Thay thế được
- Bỏ mạng và hy sinh: không thay thế được vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.
ð Có trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau nhưng cũng có trường hợp từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau nên khi sử dụng từ đồng nghĩa cần cân nhắc
- GV cho HS lựa chọn tình huống dùng từ “cho”, “biếu”, “tặng” :
a, Mẹ ... con tiền ăn sáng.
b, Nam ... thầy giáo một chục cam.
c, Nhân dịp sinh nhật Nam, bố ... Nam một quyển sách mà Nam thích từ rất lâu rồi.
? ở bài 7, tại sao đoạn trích "Chinh phụ ngâm khúc" lấy tiêu đề là "Sau phút chia ly" mà không phải là "Sau phút chia tay"?
- Chia ly: mang sắc thái cổ xa, diễn tả được cảnh ngộ bi sầu lâu dài không biết ngày nào trở về.
- Chia tay: Có tính chất tạm thời, sẽ gặp lại trong thời gian gần.
- HS đọc ghi nhớ
BT1: Tìm từ HV, đồng nghĩa.
- Gan dạ: Can đảm - Chó biển: Hải cẩu
- Nhà thơ: Thi nhân,thi sỹ - Đòi hỏi: yêu cầu
- Mổ xẻ: Phẫu thuật - Năm học: Niên khoá
- Của cải: Tài sản - Loài người: Nhân loại
- Nước ngoài: Ngoại quốc - Thay mặt: Đại diện.
BT2:
- Máy thu thanh: Rađiô - Xe hơi: ô tô
- Sinh tố: Vitamin - Dơng cầm: Pianô
D. HDVN: BT3,6,7,8,9
- Học thuộc ghi nhớ
- Đọc kỹ bài " Cách lập ý của bài văn biểu cảm?
I. Thế nào là từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Các loại từ đồng nghĩa:
1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa và sắc thái ý nghĩa giống nhau.
2.Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:
* Ghi nhớ (SGK):
III. Sử dụng từ đồng nghĩa:
- Chú ý: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế được cho nhau. Khi sử dụng các từ đồng nghĩa cần cân nhắc cho phù hợp đối tượng và sắc thái biểu cảm.
* Ghi nhớ(SGK)
IV. Luyện tập:
Ngày soạn : 8/11/2008
Ngày dạy : 10/11/2008
Tiết 36: cách lập ý của bài văn biểu cảm
A.Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi kỹ năng làm văn biểu cảm.
- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
B Chuẩn bị:
- Thầy soạn bài và có một số bài văn mẫu.
- Trò soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGK.
C. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp:
7A ;7B
2. Kiểm tra:
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD và chỉ rõ những biểu thị của từ đó? Tác dụng sử dụng từ đồng nghĩa?
? Nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm ?
(Là VB viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm…)
HS đọc đoạn văn
? Là người từng trải và nhạy cảm tác giả đã phát hiện ra quy luật gì của cuộc sống ?
(Quy luật của sự phát triển và đào thải (câu 1)).
? Từ quy luật ấy tác giả khẳng định điều gì ?
(Sự bất tử của tre nứa - 1 trong 4 biểu tượng của văn hoá cộng đồng: Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre).
? Những câu nào nói lên 1 cách trực tiếp tình cảm về cây tre Việt Nam qua cách đánh giá trực tiếp về cây tre?
(Đoạn 3)
?Việc liên tưởng đến tương lai văn hoá khơi gợi cảm xúc gì về cây tre?
(Dù cho sắt thép có nhiều hơn, tre nứa vẫn là niềm vui, hạnh phúc của cuộc sống mới trong hoà bình)
đTre trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam: nhẫn nhịn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
? Đoạn văn đã lập ý bằng cách nào?
HS đọc đoạn văn 2
?Đoạn văn này biểu đạt tình cảm gì?
- Nhớ lại kỷ niệm thuở ấu thơ: Niềm say mê, con gà đất.
- Nghĩ về con gà đất trong quá khứ.
? Tác giá đã bộc lộ cảm xúc say mê con gà đất bằng cách nào?
?Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì của tác giả?
(Nghĩ về hiện tại: Đồ chơi không phải vật vô tri, vô giác mà chúng có linh hồn và niềm sung sướng của trẻ thơ).
- HS đọc đoạn 3:
? Tình cảm của người viết đối với cô giáo được bắt nguồn từ ký ức hay hiện tại?
(Chủ yếu được bắt nguồn từ ký ức: thời gian còn học cô. Từ đó có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc: chẳng bao giờ quên).
?Tác giả dùng hình thức nào để bày tỏ tình cảm với cô giáo?
- Tưởng tượng tình huống
- HS đọc đoạn 4.
? Cảm xúc được thể hiện qua đoạn văn là gì?
(Tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước).
?Cảm xúc ấy được biểu đạt bằng phương thức nào?
(Gián tiếp miêu tả về mùa thu biên giới).
? Tác giả lập ý bằng cách nào?
(Dùng hình thức tưởng tượng tình huống giả định ở cực Bắc nghĩ về cực Nam, ở núi nghĩ về biển, nơi đầy chim nhớ về xứ cá tôm).
? Tác dụng?
(Khơi dậy trong lòng người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc).
HS đọc đoạn văn 5
? Tình cảm của tác giả đối với mẹ được biểu đạt ntn?
(Quan sát từ chi tiết đ nảy sinh cảm xúc đ nhà văn đã gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ già với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình).
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
1. Liên hệ hiện tại với tương lai .
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
4. Quan sát và suy ngẫm.
II. Luyện tập :
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà :
- Lập ý cho đề “Cảm xúc về con vật nuôi”.
1. Hoàn cảnh nuôi mèo.
a. Do nhà quá nhiều chuột.
b. Do thích mèo đẹp, xinh.
c. Do tình cờ nhặt được mèo con bị lạc hoặc có người cho.
2. Quá trình nuôi dưỡng và quan sát hoạt động sống của con mèo:
a. Thái độ, cử chỉ của người nuôi và của con mèo.
b. Mèo tập bắt chuột và kết quả.
c. Nhận xét: ngoan, giỏi bắt chuột hay không, không ăn vụng (thích ăn vụng).
3. Quá trình hình thành tình cảm của người với mèo.
a. Ban đầu: Thấy thích vì xinh xắn, dễ thương (màu lông, màu mắt, tiếng kêu hình dáng…).
b. Tiếp theo: Thấy yêu vì ngoan ngoãn bắt chuột.
c. Về sau: Quấn quýt, gắn bó như một ngời bạn nhỏ.
4. Cảm nghĩ:
a. Con mèo hình như cũng có một đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với người tốt, góp phần diệt chuột.
b. Càng yêu quý mèo càng ghét lũ bất lương bắt trộm mèo.
Soạn trước bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.
Ngày soạn : 10/11/2008
Ngày dạy : 11/11/2008
Tiết 37 Bài 10
cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Lý Bạch-
A.Kết quả cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình và cảnh giao hoà.
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
B Chuẩn bị.
- Thầy soạn bài và có một số tình huống có vấn đề.
- Trò soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGK.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp :
7A ;7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu hiểu biết của em vê tác giả Lý Bạch. Đọc thuộc lòng bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư"- Nội dung.
3. Bài mới:
*Giới thiệu: “Vọng nguyệt hoài hương" (Trông trăng nhớ quê") là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ. Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị cũng đã có nhiều bài thơ rất hay viết về chủ đề này, song bài thơ hay nhất, ngắn nhất viết về chủ đề này.
- HS đọc phiên âm - dịch nghĩa – dịch thơ.
? Bài thơ gồm bao nhiêu câu ? Mỗi câu gồm mấy tiếng ?
(Bài thơ được làm theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thuộc thơ cổ thể - Là thể thơ không có sự hạn định chặt chẽ về số tiếng, số câu, về quan hệ bằng -trắc, về gieo vần và đối ngẫu).
? Em đã được học bài thơ nào cũng theo thể thơ loại này?
(Phò giá về kinh).
? Theo em cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
(Nỗi buồn nhớ cố hương sâu lắng của Lí Bạch).
- Học sinh đọc 2 câu đầu.
? So sánh bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ ?
(- “Quang” có nghĩa là sáng, bản dịch đổi thành "rọi"
- Sáng, chiếu là trạng thái tự nhiên của trăng.
- Rọi: ánh trăng tìm đến thi nhân như là tri âm, tri kỉ giản dị bất ngờ).
?Trong 2 câu thơ, câu nào là miêu tả, câu nào biểu cảm?
(- Câu 1 tả: cảnh mộng đêm trăng
- Câu 2: biểu hiện trạng thái ngỡ ngàng của thi nhân khi chợt tỉnh giấc bắt gặp ánh trăng đẹp đột ngột, chan hoà).
ð Cả không gian tràn ngập ánh trăng. Hình như trăng đã đánh thức nhà thơ dậy, trăng đã khơi gợi nguồn thơ và đã trở thành chất liệu tạo nên vần thơ dào dạt.
?Cụm từ nào thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng đó?
(Nghi thị (ngỡ là)).
? Không gian chan hoà ánh trăng mà thi nhân liên tưởng tới sương phủ đầy mặt đất. Em có cảm nhận gì về cảnh ở đây?
(Cảnh được cảm nhận bằng trực giác, chuyển sang cảm nhận bằng cảm giác, thực mà ảo thơ mộng lung linh. Qua đó thấy được tâm hồn dễ rung cảm với thiên nhiên của nhà thơ).
- Liên hệ: “Vọng Lư Sơn bộc bố”
? Theo em, 2 câu đầu có phải chỉ tả không?
(Cảnh và tình hoà quyện giữa đêm trăng thanh tĩnh chỉ có trăng và thi nhân cảm động không nói lên lời).
- HS đọc 2 câu cuối
? Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu cuối ?
(Đối nhịp nhàng có tác dụng khắc sâu tâm trạng của nhà thơ).
?Cặp từ trái nghĩa "ngẩng” “cúi”, thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
(-"ngẩng” hướng ra ngoại cảnh, hoà nhập vào thiên nhiên tươi đẹp
- "cúi": hướng vào lòng mình trĩu nặng tâm tư).
? Có 1 cặp hình ảnh đi sóng đôi với nhau. Đó là hình ảnh nào ?
(Trăng sáng - cố hương)
?Tìm sự liên tưởng cảm xúc giữa hai hình ảnh này?
(Cảnh sinh tình, ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu vấn vương bao hoài niệm, làm sống dậy bao buâng khuâng trong bài thơ).
? Hai câu thơ cuối có nội dung gì
File đính kèm:
- GA Van 7.doc