I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
1.Kiến thức: -Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang lúc tác giả đặt chân đến: heo hút ,hoang vắng, có sự sống con người nhưng còn thưa thớt
-Tâm trạng cô đơn, nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
3.Thái độ::Giáo dục hs lòng yêu quê hương ,trân trọng những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: +Tham khảo tài liệu , thiết kế giáo án, chuẩn bị ĐDDH: bảng phụ ghi nội dung bài thơ,ảnh Đèo Ngang
+Phương án tổ chức lớp học: gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình, tổ chức thảo luận nhóm
2.Học sinh: Đọc trước văn bản ,soạn bài theo các câu hỏi ở sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :10-10-2008
Tiết 29 : Văn bản : QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
*************&'************
I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
1.Kiến thức: -Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang lúc tác giả đặt chân đến: heo hút ,hoang vắng, có sự sống con người nhưng còn thưa thớt…
-Tâm trạng cô đơn, nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
3.Thái độ::Giáo dục hs lòng yêu quê hương ,trân trọng những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: +Tham khảo tài liệu , thiết kế giáo án, chuẩn bị ĐDDH: bảng phụ ghi nội dung bài thơ,ảnh Đèo Ngang
+Phương án tổ chức lớp học: gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình, tổ chức thảo luận nhóm
2.Học sinh: Đọc trước văn bản ,soạn bài theo các câu hỏi ở sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định tổ chức(1’) : Giáo viên kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh, vệ sinh lớp học
2..Kiểm tra bài cũ (4’) :
Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước và nêu cảm nhận của mình về bài thơ. Phân tích rõ cảm nhận ấy.
Gợi ý trả lời:
Nêu cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước theo các ý cơ bản:
+ Vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ và thân phận chìm nổi của họ (được nữ sĩ Xuân Hương thể hiện).
+ Tác giả cảm thông cho thân phận của họ,…(có phân tích rõ cảm nhận )
3.Bài mới (38’):
Giới thiệu bài: Bên cạnh nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm thì Bà Huyện Thanh Quan cũng là một nhà thơ tiêu biểu của nước ta giai đoạn thế kỉ XVIII -XIX . Tác phẩm của bà tuy không nhiều nhưng đều là những bài thơ hay, có sức lôi cuốn người đọc mạnh mẽ bởi những giá trị ý nghĩa được thể hiện trong các bài thơ. Tiết học hôm nay ,các em sẽ được tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ , bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
*TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
7’
28’
3’
H/động 1: H/dẫn hs tìm hiểu chung
-Gv gọi hs đọc mục chú thích * ở sgk.
-Em hãy trình bày vài nét về tác giả bài thơ ?
-Gv nhận xét,kết luận một số nét về tác giả , tác phẩm.
-Gv hướng dẫn hs cách đọc văn bản,đọc mẫu
- Gọi hs đọc lại văn bản.
-Gv nghe,nhận xét cách đọc của học sinh
-Gv lưu ý về một số từ ngữ khó trong bài thơ
-Gv kết luận
-Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Em hiểu biết gì về thể thơ đó?
-Gv giảng về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
-Em hãy chỉ ra bố cục của bài thơ?
-Theo em bài thơ này được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết?
-Giáo viên sơ kết, chuyển ý.
H/động 3: Hướng dẫn hs phân tích văn bản.
-Gọi hs đọc lại hai câu đề.
-Cảnh Đèo Ngang được gợi tả vào thời điểm nào?
-Thời điểm đó gợi cho emù một cảm giác như thế nào?
-Cảnh Đèo Ngang được gợi tả qua những hình ảnh nào?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
-Em hiểu nghĩa của từ chen như thế nào?
-Việc sử dụng điệp từ trong lời thơ này đã mang lại một giá trị như thế nào?
-Gv nhận xét, giảng bình về đặc sắc nghệ thuật thể hiện nội dung ý nghĩa
-Như vậy ,phần đề của bài thơ đã gợi hình một Đèo Ngang như thế nào?
-Gv kết luận,chuyển ý
-Gọi hs đọc hai câu thực.
-Cảnh tượng Đèo Ngang ở đây có sự bổ sung nào trong chi tiết tả cảnh?
-Theo em có gì độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của tác giả? Tác dụng?(cho hs trao đổi ,trả lời)
-Gv nhận xét , giảng bình về nghệ thuật thể hiện nội dung ý nghĩa của hai câu thực(sau khi hs trình bày.)
-Như vậy , phần thực của bài thơ đã tả thực sự sống ở đèo Ngang,nhưng đó là một sự sống như thế nào?
-Hai câu thực của bài thơ tuy tả cảnh nhưng cũng đã hé mở về tâm trạng của nhà thơ .Theo em đó là tâmtrạng gì?
-Gv sơ kết về hai câu thực.
-Gv gọi hs đọc hai câu luận.
-Nội dung 2 câu luận có gì khác với 4 câu thơ đầu?
*.Gv cho hs thảo luận nhóm các câu hỏi:
-Trong bài thơ thất ngôn bát cú thì hai câu luận có cấu trúc đối nhau. Em hãy chỉ ra các biểu hiện của phép đối ấy về: ý, thanh điệu ?
-Ngoài phép đối thì 2 câu thơ còn sử dụng biện pháp tu từ gì?
-Giá trị ý nghĩa của phép đối cũng như của biện phapù tu từ ấy là gì?
-Gv giảng bình về nghệ thuật thể hiện nội dung ý nghĩa.
-Như vậy , hai câu luận đã đi vào bày tỏ nỗi lòng của con người,đó là nỗi lòng gì?
-Gọi hs đọc hai câu cuối.
-Hai câu cuối, toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên qua những từ ngữ , hình ảnh nào
-Em hình dung về một không gian như thế nào qua những từ ngữ ấy?
-Giữa không gian ấy thì con người lặng lẽ một mình đối diện với nỗi cô đơn qua lời thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta
-Em hiểu như thế nào là “tình riêng ta với ta”?
-Vậy theo em tình riêng ấy của tác giả là gì?
-Gv nhận xét, kết luận
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật diễn đạt ý của hai câu thơ cuối?
-Theo em phép đối này có giá trị ý nghĩa như thế nào?
-Gv giảng bình về đặc sắc nghệ thuật của phép đối.
H/động 4: H/dẫn hs củng cố,tổng kết.
-Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường có hai nội dung : cảnh và tình. Vậy em hãy chỉ các nội dung ấy ở bài thơ này?
-Gv kết luận sau khi học sinh trả lời
-Em có đánh giá chung gì về nghệ thuật thể hiện của bài thơ?
-Gv khắc sâu kiến thức cho học sinh, tổng kết tiết học.
-Hs đọc mục chú thích * ở sgk
-Hs trình bày vài nét về tác giả
-Hs nghe giáo viên trình bày về tác giả.
-Nghe giáo viên đọc.
-Hs đọc lại văn bản.
-Hs nghe ,rút kinh nghiệm về cách đọc
-Hs chú ý nghĩa các từ ngữ khó
-Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật( trình bày về thể thơ)
-Nghe và hiểu
-Học sinh : bài thơ này có bố cục 4 phần , mỗi phần 2 câu: đề ,thực, luận, kết
-Hs:Bài thơ được viết theo phương thức biểu cảm. Vì bài thơ chủ yếu là bộc lộ tình cảm của con người.
-Hs đọc lại hai câu đề.
-Thời điểm : buôỉ chiều, bóng xế tà.
-Hs cảm nhận:Cảm giác buồn ,vắng lặng.
-Hs phát hiện:Cảnh Đèo Ngang ù : cỏ, cây, đá, lá, hoa. (cỏ cây chen đá, lá chen hoa).
-Hs: sử dụng điệp từ : chen
-chen : lẫn vào nhau ,xâm lấn lẫn nhau không ra hàng lối.
® Tạo nên một cảnh tượng hoang sơ, rậm rạp…
-Hs hình dung:Cảnh rậm rạp ,hoang sơ, vắng lặng, buồn.
-Hs đọc hai câu thực.
-Hs:Có thêm sự sống của con người : tiều vài chú, chợ mấy nhà.
-Hs trao đổi, trả lời:Tác giả sử dụng từ láy, phép đối,từ tượng hình, đảo ngữ :® gợi tả hình dáng vất vả ,nhỏ nhoi thưa thớt của con người giữa núi rừng rậm rạp,bao la, sự thưa thớt của những ngôi nhà ven sông,…
-Hs:Ơû đây với một sự sống ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ, cảnh tượng bao la bát ngát.
- Có thể trả lời:Tâm trạng buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sơ , thưa thớt,vắng lặng, xa lạ.
-Hs đọc hai câu luận.
-Hs: 2 câu thơ đi vào bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người
-Hs chỉ rõ: - về ý: nhớ nước- thương nhà.
-về thanh điệu: TT BB BTT
BB TT TBB
- Biện pháp tu từ ẩn dụ :Tác giả mượn tiếng chim để bày tỏ lòng người.
-Hs: thể hiện được 2 trạng thái cảm xúc đan xen trong tác giả, nỗi buồn nhớ nước , hoài cổ cùng với nỗi thương nhà da diết, bâng khuâng,…
-Hs:nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả khi đứng trước Đèo Ngang hoang sơ.
-Hs đọc hai câu cuối.
-Đó là: trời ,non ,nước .
-Có thể hình dung:Đó là một không gian mênh mông, xa lạ, tĩnh vắng…
-Hs:Đó là tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay.
-Hs trao đổi, trả lời: đó là tình thương nhà ,nỗi nhớ nước da diết, âm thầm, lặng lẽ của tác giả, nỗi buồn thầm lặng của nhà thơ.
-Tác giả đã sử dụng phép đối.
-Hs:Làm nổi bật được nỗi buồn cô đơn thầm lặng của con người trước trời mây non nước bao la …
+Bốn câu đầu: Bức tranh Đèo Ngang tĩnh vắng, hoang sơ, bao la ,buồn …
+Bốn câu cuối: Tâm trạng khắc khoải ,nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả…
-Học sinh :Từ ngữ có sức gợi tả ,biểu cảm cao ,sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, đối đặc sắc.
-Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, quê: Hà Nội
-Là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có của thời đại ngày xưa.
2. Tác phẩm
-Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật.
-Bố cục:4 phần( đề, thực, luận,kết)
III.Tìm hiểu chi tiết
1.Hai câu đề.
-Thời điểm : bóng xế tà.
- Cảnh : cỏ cây chen đá,lá chen hoa.
"điệp từ
ÞCảnh rậm rạp, hoang sơ, vắng lặng, buồn.
2.Hai câu thực.
-Lom khom -tiều vài chú
-Lác đác -chợ mấy nhà.
®Phép đối, từ láy tượng hình , đảo ngữ
ÞSự sống ít ỏi, thưa thớt trước không gian bao la.
3.Hai câu luận.
Nhớ nước … con quốc quốc
Thương nhà …cái gia gia
"Phép đối, ẩn dụ, chơi chữ
ÞNỗi buồn nhớ nhà ,nhớ về quá khứ đất nước .
4.Hai câu kết
-Cảnh Đèo Ngang :trời ,non ,nước.
- Mảnh tình riêng ta với ta.
® Phép đối
Þ Nỗi buồn cô đơn thầm lặng cũa con người trước cảnh vật
IV.Tổng kết :Ghi nhớ :Sgk.
4. Dặn dò về nhà: (2’):
ø -Xem lại nội dung bài học, đọc lại bài thơ, học thuộc lòng bài thơ và phần ghi nhớ ở sgk.
-Chuẩn bị tiếp bài mới: Văn bản : Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến.
Yêu cầu: đọc trước văn bản từ 3-4 lần, đọc kĩ phần chú thích * ở sgk, soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở sgk. Cần chú ý về :
+ Cảm xúc của nhà thơ khi bạn đến chơi
+ Gia cảnh của chủ nhà
+ Ý nghĩa của bài thơ?
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
(TÔI CHỈ GỬI MẪU TIẾT 29( QUÝ ĐỒNG NGHIỆP XEM). NẾU AI CẦN, XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI: 01225565201, TÔI SẼ GỬI TIẾP NHỮNG TIẾT KHÁC CỦA BỘ GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7.)
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 7 CO CHAT LUONG.doc