Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3 tiếng Việt: Từ ghép

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nhận diện được hai loại từ ghép : Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghã của từ ghép đẳng lập

- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí .

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

- Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

- Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

 2. Kĩ năng:

a .Kĩ năng chuyên môn:

- Nhận diện các loại từ ghép.

- Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ

- Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

 

docx2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3 tiếng Việt: Từ ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3 Ngày soạn: Ngày dạy : Tiếng Việt: TỪ GHÉP A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận diện được hai loại từ ghép : Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghã của từ ghép đẳng lập - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí . B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 2. Kĩ năng: a .Kĩ năng chuyên môn: - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ - Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. b.Kĩ năng sống: - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từghép. 3. Thái độ: - Yêu mến Tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Bài cũ:Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs. 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép(đó là những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau).Để giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo,trật tự sắp xếp của từ ghép.Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. GV: Treo bảng phụ VD sgk/13.HS đọc VD ? Em hãy so sánh nghĩa từ bà với từ bà ngoại và nghĩa của từ vui với vui lòng? ? Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép bà ngoại,vui lòng với nghĩa của từ đơn bà,vui? ? Vậy trong từ ghép ngoại, lòng tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ? ? Nhận xét về trật tự tiếng chính,tiếng phụ trong từ ghép chính phụ? Hs: Thảo luận (2’) .trình bày. ? Thế nào là từ ghép chính phụ ?Cho VD? Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời. Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu : Từ ghép đẳng lập ? Quan sát trong các từ quần áo,trầm bổng.Các tiếng thứ hai có bổ nghĩa cho tiếng đầu không?Vì sao? Hs : Phát hiện trả lời. ? Thế nào là từ ghép đẳng lập? Gv giảng : Về mặt cấu tạo,từ ghép quần áo,trầm bổng đều có các tiếng bình đẳng với nhau,còn về cơ chế nghĩa thì các tiếng trong TGĐL hoặc đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, hoặc cùng chỉ về sự vật,hiện tượng gần gũi nhau. *HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu nghĩa của từ ghép. ? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của các tiếng? * GV lưu ý các từ giấy má,viết lách,qùa cáp.Các tiếng má,lách,cáp không còn rõ nghĩa nhưng nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa từng tiếng nên vẫn là từ ghép đẳng lập. * GV khái quát lại bài. HS đọc ghi nhớ *HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1/15: Cho HS làm vào vở sau đó gọi HS lên bảng làm. Bài 2,3/15: HS thảo luận sau đó cho các nhóm lên bảng thi làm bài tập nhanh. Bài 4/15: Hướng dẫn HS về nhà làm. I. BÀI HỌC : 1. Các loại từ ghép: * Từ ghép chính phụ: VD: Bảng phụ a. - Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha. - Bà ngoại:Người đàn bà sinh ra mẹ. ® Nghĩa từ Bà ngoại hẹp hơn nghĩa từ Bà b. – Vui: Chỉ tâm trạng thoả mãn, thích thú,cũng có khi chỉ sự vật,sự việc. - Vui lòng: Tình cảm thích thú,hài lòng. ® Nghĩa từ vui lòng hẹp hơn nghĩa từ vui. * Ghi nhớ 1 (SGK) - *. Từ ghép đẳng lập: VD: Quần áo; Trầm bổng ® Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp * Ghi nhớ 2 (SGK) 2. Nghĩa của từ ghép: ® Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn,khái quát hơn so với nghĩa của các tiếngÞ Hợp nghĩa. ® Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chínhÞ Phân nghĩa. II. LUYỆN TẬP Bài 1/15: Phân loại từ ghép - TGCP: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười tủm. - TGĐL: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi . Bài 2/15: Tạo từ ghép chính phụ: Bút chì , Mưa rào , Ăn bám Vui tai , Thước dây , Làm quen Trắng xoá , Nhát gan . E. HỨƠNG DẪN TỰ HỌC - Học bài,làm bài tập - Tìm từ ghép trong văn bản : Cổng trường mở ra của Lí Lan . - Chuẩn bị bài Liên kết trong văn bản F. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ******************************************

File đính kèm:

  • docxNgu van 7 Tu ghep.docx
Giáo án liên quan