Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 34 đến tiết 67

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

Cảm thụ được vẻ đẹp TN mà Lí Bạch mô tả qua bài thơ.

Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.

B. Chuẩn bị:

Giáo viên: SGK, giáo án, tranh.

Học sinh: SGK, vở bài soạn.

C. Kiểm tra bài cũ:

Nêu những lỗi về QHT mà em thường mắc phải? Ví dụ.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc87 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 34 đến tiết 67, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 34 BÀI 8+9: VĂN BẢN: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ (VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ) Lí Bạch NS: ND: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: Cảm thụ được vẻ đẹp TN mà Lí Bạch mô tả qua bài thơ. Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ. B. Chuẩn bị: Giáo viên: SGK, giáo án, tranh. Học sinh: SGK, vở bài soạn. C. Kiểm tra bài cũ: Nêu những lỗi về QHT mà em thường mắc phải? Ví dụ. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: Các em đã bao giờ nhìn thấy thác nước chưa? Hôm nay cô cùng các em ngắm vẻ đẹp của thác núi Lư qua bài “ Vọng Lư sơn bộc bố” của Lí Bạch. Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HĐ 2: Tìm hiểu văn bản: Bước 1:Đọc văn bản. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: Gv đọc mẫu. Gọi hs đọc lại. H: Qua chú thích, em hiểu gì về Lí Bạch và thơ của ông? à GV chốt. H: hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? à GV chốt. H: Bài thuộc thể thơ gì? Thể thơ bài này giống với bài thơ nào em đã học? Bước 2: Tìm hiểu văn bản: H: Hãy nêu nghĩa của 2 từ “vọng” và “dạo”? So sánh nghĩa 2 từ này? H: Qua đó, em hãy xác định vị trí đứng ngắm của nhà thơ là ở đâu? H: Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện đặc điểm của thác nước? Gọi hs đọc câu 1. H: Câu 1 tả gì và tả như thế nào? GV nói thêm: Hình ảnh thiên nhiên đầu tiên đập vào mắt, buộc tác giả phải miêu tả là khung cảnh và thế đứng uy nghi của núi Lư. Vách núi rộng lớn như 4 bức tường đến khổng lồ dựng đứng trước mặt, nắng mặt trời ban ngày phản chiếu. Khi ánh mặt trời có nhiệt độ cao sẽ thiêu đốt đá núi à đá núi nóng rực và bốc ra những làn khói tỏa à cách miêu tả độc đáo, gây ấn tượng. Chuyển ý: Nếu như ở câu 1 tác giả miêu tả cái nền của bức tranh thì câu 2 tác giả miêu tả gì? Gọi hs đọc câu 2. H: Ở câu 2, vẻ đẹp của thác nước được miêu tả như thế nào? H: PT sự thành công của tác giả trong việc dùng từ “quải”? H: Câu 2 ở bản dịch thơ thiếu mất từ “treo” nên hình ảnh dòng thác trở nên như thế nào? Gọi hs đọc câu 3. H: Hai ĐT “phi, lưu” và 2 TT “trực, há” có ý nghĩa gì trong việc miêu tả cảnh động của dòng thác? à GV giảng: Đến đây bức tranh của thác núi Lư đã được biểu hiện với những đường nét rõ ràng nhất, mang lại 1 ấn tượng mạnh của tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao ba nghìn thước. H: Em hình dung được thế núi và sườn núi ở đây ra sao qua 2 từ “phi lưu” và “trực há”? Chuyển ý: Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ, thác nước này còn có vẽ đẹp nào khác? Gọi hs đọc câu 4. H: Em hiểu như thế nào về dãi Ngân Hà? H: Ở câu 4 sử dụng biện pháp NT gì? Lối SS ấy có thực tế không? H: Giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu 4 vẫn tạo nên được một hình ảnh chân thực? HĐ 3: Ghi nhớ: H: Đối tượng miêu tả của bài thơ này là gì? H: Khuynh hướng, thái độ của nhà thơ như thế nào? H: Nhà thơ đã làm nổi bật đặc điểm gì của thác nước? H: Điều đó nói lên nhừng gì trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ? à GV chốt đến ghi nhớ. Nghe. Đọc văn bản. Nêu vài nét chính về tác giả. Nghe và ghi bài. Đáp. Nghe và ghi bài. Đáp. (TNTT Đường luật Bánh trôi nước Buổi chiều Sông núi nước Nam) Đáp. (Vọng: trông từ xa. Dạo: xa. à nghĩa giống nhau) Đáp. (từ xa) Đáp (phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh, làm nổi bật cái hùng vĩ của thác). Đọc câu 1. Đáp. (tả làn khói tía đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lộ) Đọc câu 2. Đáp. Đáp (từ “quải” tức biến cái động thành cái tĩnh) Đáp (ấn tượng do dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và như thế ảo giác về dải Ngân Hà ở câu cuối sẽ thiếu cơ sở) Đọc câu 3 Đáp Đáp (thế núi cao và sườn núi dốc đứng). Đọc câu 4. Đáp (Dãi màu sáng, nhạt với những tinh tú nhấp nháy vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ. Đấy là một dòng sông trong tưởng tượng). Đáp (Lối phóng đại không thực tế) Đáp (Trong thần thoại, truyền thuyết TQ Ngân Hà được xem là dòng sông. Sự xuất hiện của dãi NH ở cuối bài được chuẩn bị ở 2 câu đầu bởi ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ, nên ở xa thác nước đã được hình dung như một vật treo lơ lững quả giống là từ chân mây tuôn xuống khiến ta dễ liên tưởng tới dãy Ngân Hà.) Đáp (một cảnh đẹp, một danh thắng của QH) Đáp (trân trọng, đề cao, tự hào) Đáp (mĩ lệ, hùng vĩ, kì diệu) Đáp (tình yêu TN thắm thiết, tính cách hào phóng, mạnh mẽ) Nghe và ghi bài. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: Lí Bạch (701-762) tự Thái Bạch – hiệu Thanh Liên cư sĩ – là nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường. Được mệnh danh là nhà “tiên thơ”. 2. Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác vào những năm cuối đời khi về ở ẩn tại núi Lư. Thể thất ngôn tứ tuyệt ĐL. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Câu 1: “Thật Chiếu Hương Lô Sinh Tử Yên” à Cảnh rực rỡ, sống động, huyền ảo. 2. Câu 2: “Dạo Khan bộc bố quải tiền xuyên” à thác nước như dải lụa trắng treo lên giữa vách núi và dòng sông. => vẻ đẹp tráng lệ. 3. Câu 3: “Phi lưu trực há tạm thiên xích” à tốc độ mạnh mẽ, ghê gớm của dòng thác. => vẻ đẹp hùng vĩ. 4. Câu 4: “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” à dãi Ngân Hà ..? => vẻ đẹp huyền ảo. III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK/112) HĐ 4: Củng cố: Hãy kể tên những thác nước ở VN mà em biết? (Bản Giốc, Cam Ly, Đatanla. . .) GV liên hệ GD: Không những VN có nhiều thác nước đẹp không kém gì thác núi Lư mà còn có nhiều cảnh khác nữa. Nếu có dịp các em nên đi tham quan để tự hào về quê hương VN giàu đẹp của mình. HĐ 5: Dặn dò: Học bài thơ và ghi nhớ. Đọc thêm “phong kiều dạ hạc” (SGK 112-113) Soạn “ Từ đồng nghĩa” (SGK 113 à 117) Tuần Tiết 35 BÀI : TỪ ĐỒNG NGHĨA NS: ND: A. Mục tiêu cần đạt: Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa. Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa. B. Chuẩn bị: Giáo viên: SGK, bảng phụ, giáo án. Học sinh: SGK, vở bài soạn, học bài. C. Kiểm tra bài cũ: Đọc bản phiên âm và dịch thơ “Vọng Lư sơn bộc bố”? Cảnh thác nước ở Lư Sơn được miêu tả như thế nào? D. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: Khi nói và viết ta phải hết sức cẩn thận khi dùng từ. Vì có những từ phát âm tuy khác nhau nhưng nghĩa gần giống nhau. Đó là từ gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về vấn đề trên. Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: Bước 1: Tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa: GV treo bảng phụ bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”. H: Tìm các từ đồng nghĩa với các từ “rọi, trông”? H: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ “trông”? H: Qua các ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là từ đông nghĩa? H: Nhận xét của em về một từ nhiều nghĩa? à GV chốt. Bước 2: Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa: GV treo bảng phụ ghi VD 1 (phần II) (SGK/114). H: So sánh nghĩa của từ “quả” và “trái” trong 2 VD trên? H: Em rút ra nhận xét gì qua 2 từ này? GV treo tiếp bảng phụ ghi VD2 (phần II). H: Nghĩa của 2 từ “ bỏ mạng” và “hi sinh” có chỗ nào giống và có chỗ nào khác nhau? H: Em có kết luận gì về loại từ đông nghĩa này? Từ đó cho biết có mấy loại từ đồng nghĩa? à GV chốt. Bước 3:Sử dụng từ đồng nghĩa: H: Thử thay các từ đồng nghĩa “quả-trái” – “bỏ mạng-hi sinh” cho nhau rồi rút ra nhận xét? H: Tại sao trong đoạn trích “chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “sau phút chia ly” mà không phải “sau phút chia tay”? H: Em rút ra được nhận xét gì về việc sử dụng từ đồng nghĩa qua 2 BT trên? à GV chốt. HĐ 3: Ghi nhớ: H: Thế nào là từ đồng nghĩa? H: Có mấy loại từ đồng nghĩa? H: Nêu việc sử dụng từ đồng nghĩa? HĐ 4: Luyện tập: Gọi hs đọc bài tập 1 + y/c. à hoạt động nhóm. Gọi hs đọc bài tập + y/c à làm miệng. Hoạt động nhóm. Về nhà làm Lên bảng điền Làm miệng Về nhà làm Làm miệng Theo dõi trên bảng. Phát hiện Đáp Nêu như ghi nhớ 1 (SGK/114) Theo dõi trên bảng Nêu được (2 từ này có nghĩa giống nhau hoàn toàn) Đáp (là từ đồng nghĩa hoàn toàn) Theo dõi trên bảng. Nêu được (giống: nghĩa là chết khác về sắc thái ý nghĩa) Đáp (từ đồng nghĩa không hoàn toàn) Đáp như phần ghi nhớ 2. HS thay thế và KL Thảo luận (chia tay và chia li đều có nghĩa là rời nhau mỗi người đi 1 nơi nhưng chia li hay hơn vì nó mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả cảnh ngộ có thể không còn gặp nhau được nữa, sẽ xa nhau mãi mãi cho chiến tranh có thể cướp đi người chồng của người chinh phụ) HS nêu như ghi nhớ 3 (SGK/115) HS nhắc lại các ghi nhớ đã học. Đọc BT1 + y/c à 4 nhóm Đọc BT + y/c à làm miệng. à hoạt động nhóm Về nhà Lên bảng điền từ Làm miệng Về nhà Làm miệng. I. Thế nào là từ đồng nghĩa? Bài tập: rọi = chiếu, soi. trông = nhìn, ngó trông coi, coi sóc Trông chăm sóc hi vọng, trông ngóng, mong đợi. Bài học: Từ dồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. II. Các loại từ đồng nghĩa: Bài tập: Quả = trái à giống nhau hoàn toàn về nghĩa. Bỏ mạng và hi sinh Giống: chết Khác: Khinh bỉ Kính trọng à giống về nghĩa nhưng khác về sắc thái. Bài học: Từ đồng nghĩa có 2 loại: Những từ đồng nghĩa hoàn toàn và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. III. Sử dụng từ đồng nghĩa: Bài tập: Trái – quả à có thể thay thế cho nhau. Bỏ mạng – hi sinh à không thể thay thế cho nhau. Bài học: Không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói (viết) cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thực hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. IV. Luyện tập: 1. Tìm từ HV đồng nghĩa với các từ sau: Gan dạ = dũng cảm, can đảm, can trường. Nhà thơ = thi sĩ, thi nhân. Mổ xẻ = phẩu thuật, giải phẩu. Của cải = tài sản. Nước ngoài = ngoại quốc. Chó biển = hải cẩu. Đòi hỏi = yêu cầu. Năm học = niên khóa. Loài người = nhân loại. Thay mặt = đại diện. 2. Từ có gốc Ấn – Aâu đồng nghĩa với các từ sau: Máy thu thanh = ra-đi-ô. Sinh tố = vi-ta-min. Xe hơi = ô-tô. Dương cầm = pi-a-nô. 3. Từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân: Xe khách = xe đò. Phà = bắc. Đường lớn = lộ lớn. Vớ = tất. Kiếng = gương. Chén = bát. Nón = mũ. Bàn ủi = bàn là. Dù = ô. Thìa = muỗng. 4. Từ đồng nghĩa thay thế: Đưa = trao ; đưa = tiễn. Kêu = than; Nói = phê bình; Đi = mất (từ trần). 5. Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa: ăn – chơi – xơi (SGK 110) 6. Điền từ thích hợp: a/ thành quả lập nhiều thành tích b/ ngoan cố ngoan cường c/ nghĩa vụ nhiệm vụ d/ giũ gìn bảo vệ 7. a/ Nó đối xử (đối đãi). . . . Mọi người . . . . đối xử b/ Cuộc CM . . . . ?đại (to lớn) Ông ta . . . . to lớn 8. Đặt câu 9. Chữa từ dùng sai: . . . . . hưởng thụ . . . . . bao bọc . . . . . dạy . . . . . trưng bày. HĐ 5: Dặn dò: Làm bài tập 5, 8. Học bài. Soạn: “cách lập ý của bài văn biểu cảm” (SGK 117 à 122) Tuần Tiết 36 BÀI : CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM NS: ND: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm. Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm để có thể nhận ra cách viết mỗi đoạn văn. B. Chuẩn bị: Giáo viên: SGK, giáo án. Học sinh: SGK, vở bài soạn, học bài, làm BT 5, 8. C. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Nêu cách sử dụng từ đồng nghĩa? D. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: Qua bài TLV số 2 vừa qua, cô nhận thấy các em đã vận dụng khá đa dạng cách thức để làm phong phú thêm ý tứ của mình như biết dựa vào dàn ý ở SGK cung cấp hoặc tham khảo thêm ở các sách tham khảo để làm bài văn biểu cảm của mình. Điều này chứng tỏ văn biểu cảm có nhiều cách lập ý. Để giúp các em có thể mở rộng phạm vi và kỹ năng biểu cảm của mình, chúng ta sẽ tìm hiểu cách lập ý của bài văn biểu cảm qua bài: “. . . . . . . .” hôm nay. Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: Bước 1: Tìm hiểu cách lập ý “liên hệ hiện tại với tương lai” Gọi hs đọc đoạn văn “Cây tre” (SGK/117-118) H: Cây tre đã gắn bó với con người VN qua công dụng như thế nào? H: Tre luôn gắn bó và còn mãi với con người trong mọi hoàn cảnh. Hãy tìm những chi tiết để thấy rõ điều đó? H: Viết về cây tre, người viết đã có liên tưởng, tưởng tượng gì? H: Dựa vào đặc điểm nào của tre mà người viết đã liên tưởng, tưởng tượng như thế? H: Qua tìm hiểu em thấy đoạn văn trên lập ý bằng cách nào? H: Em hiểu gì về cách lập ý liên hệ hiện tại với tương lai? à GV chốt. Bước 2: Tìm hiểu cách lập ý “Hồi tưởng QK và suy nghĩ về HT”: Gọi hs đọc đoạn văn trong “Người ham chơi”. H: Tác giả say mê con gà đất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả? H: Em hiểu gì về cách lập ý “hồi tưởng QK và suy nghĩ về HT”? à GV chốt. Bước 3: Tìm hiểu cách lập ý “ tưởng tượng, tình huống, hứa hẹn, mong ước”: Gọi hs đọc đoạn văn trích “ những tấm lòng cao cả”. H: Đoạn văn đã gợi những KN gì về cô giáo? H: Qua đoạn văn em thấy tác giả thể hiện tình cảm đối với cô giáo như thế nào? H: Xuất phát từ tình cảm thương yêu đối với cô, tác giả đã tưởng tượng những gì? H: Việc nhớ lại KN có tác dụng gì đối với bài văn biểu cảm? H: Em hiểu gì về cách lập ý “tưởng tượng, tình huống, hứa hẹn, mong ước”? à GV chốt. Bước 4: Tìm hiểu cách lập ý “ quan sát, suy ngẫm”: Gọi hs đọc đoạn văn trích “cỏ dại”. H: Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “ u tôi” ? H: Hình bóng và nét mặt u tôi đã được miêu tả như thế nào? H: Như vậy để thể hiện tình cảm thương yêu đối với mẹ tác giả đã làm gì? H: Em hiểu gì về cách lập ý “ quan sát, suy ngẫm”? à GV chốt. H: Qua cách lập ý vừa tìm hiểu cho biết đoạn nào biểu cảm trực tiếp, đoạn nào biểu cảm gián tiếp? HĐ 3: Ghi nhớ: H: Có mấy cách lập ý? à GV chốt. HĐ 4: Luyện tập: Gọi hs đọc BT1 + y/c H: Hãy nhắc lại các bước làm 1 bài TLV? à hoạt động 3 nhóm. Đọc đoạn văn (117-118) Nêu được công dụngg: (che bóng mát mang khúc nhạc làm cổng chào chiếc đu tre sáo diều tre . . .) Tìm được các chi tiết thể hiện việc tre luôn gắn bó với con người: (chia bùi sẻ ngọt Vui hạnh phúc hòa bình che bóng mát mang khúc nhạc ) chỉ ra được: (liên tưởng đến con người, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. à Con người hiền, tượng trưng sự cao quý của DTVN.) Nêu được (tre dẻo dai, có thể uốn cong, đan lát à nhũn nhặn. Đốt tre mọc thẳng à ngay thẳng. Gắn bó với con người à thuỷ chung Chông tre, tầm vôngtheo người ra trận diệt quân thù à can đảm. =>đức tính của người. Hiền, tốt.) Nêu được (liên hệ hiện tại với tương lai của tre để bộc lộ tình cảm) Đáp Đọc đoạn văn (SGK 118) Đáp (say mê con gà đất vì đó là chú gà trống oai vệ với 1 chiếc kèn lá tơi rất lạ. Gợi cảm xúc nhớ tiếc tuổi thơ đọng mãi giống như 1 linh hồn) Đáp Đọc đoạn văn (SGK/119) Đáp (cô giữa đàn em nhỏ Nghe tiếng cô giảng bài Cô theo dõi lớp học Cô thất vọng khi 1 em cầm bút sai Cô lo cho hs Cô sung sướng khi hs có kết quả tốt) Nêu được qua những từ ngữ biểu cảm (Ồ! Cô giáo . . . chẳng bao giờ em quên cô được – em vẫn nhớ đến cô – lúc nào cô cũng có lòng tốt . . . như 1 người mẹ hiền.) Đáp (sau này em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua trường học . . . tưởng chừng nghe tiếng nói của cô) Đáp (việc gợi lại KN là cách bày tỏ đánh giá đối với một con người) Đáp Nghe và ghi bài. Đọc đoạn văn (SGK 120-121) Đáp (gợi tả bóng dáng u, khuôn mặt u) Đáp (gợi tả bóng dáng và khuôn mặt u đã già với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình) Đáp (khắc hoạ hình ảnh mẹ,nêu nhận xét về mẹ à biểu hiện tình cảm của mình) Đáp Nghe và ghi bài Đáp (đều là biểu cảm trực tiếp qua các từ ngữ biểu cảm) Đáp như ghi nhớ (SGK/121) Nghe và ghi bài Đọc BT1 + y/c Đáp Tìm hiểu đề, tìm ý. Lập dàn ý. Viết bài. KT lại sản phẩm à hoạt động nhóm. I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: 1. Liên hệ hiện tại với tương lai: Bài tập: Đoạn văn “ cây tre” Cây tre: liên hệ hiện tại à tương lai => bày tỏ tình cảm. Ghi nhớ: Liên hệ hiện tại với tương lai gợi nhấc đến quan hệ với sự vật đó là cách ta bày tỏ tình cảm đối với sự vật. Cách biểu cảm này tạo mối liên hệ gắn kết tự nhiên giữa hiện tại với tương lai. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: Bài tập: Đoạn văn trích “người ham chơi” àsay mê con gà đất => gợi cảm xúc nhớ tiếc tuổi thơ. Ghi nhớ: Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại là hình thức liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những KN để từ đó suy nghĩ về hiện tại. Lấy quá khứ soi cho hiện tại, khiến cảm xúc con người sâu lắng hơn. 3. Tưởng tượng, tình huống, hứa hẹn, mong ước: Bài tập: Đoạn văn trích “ những tấm lòng cao cả” àgợi KN, tưởng tượng, tình huống và bày tỏ tình cảm, đánh giá đối với 1 con người. Ghi nhớ: Tưởng tượng, tình huống, hứa hẹn, mong ước là hình thức liên tưởng phong phú từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng biểu cảm và những ước mơ hi vọng. Người viết phải có trí tưởng tượng phong phú. 4. Quan sát, suy ngẫm: Bài tập: Đoạn văn trích “ cỏ dại” à khắc hoạ hình ảnh u tôi. => nêu nhận xét, bày tỏ tình cảm của mình đối với nhân vật đó. Ghi nhớ: Quan sát, suy ngẫm là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm. Cách này tạo nên những cảm xúc chân thật, sâu săc. II. Ghi nhớ: SGK/121 III. Luyện tập: 1. Lập ý bài văn biểu cảm theo các đề: Cảm xúc về vườn nhà: a/ MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn. b/ TB: Miêu tả vườn, lai lịch vườn. Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình. Vườn và LĐ của cha mẹ. Vườn qua 4 mùa. c/ KB: Cảm xúc về vườn nhà. Cảm xúc về người thân: a/ MB: Giới thiệu người thân và nêu tình cảm, ấn tượng của em đối với người ấy. b/ TB: Miêu tả những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩ của em. Kể lại, nhắc lại về đặc điểm, tính tình, phẩm chất của người ấy. Gợi lại những KN giữa em và người ấy. Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và người thân này. c/ KB: Ấn tượng, cảm xúc của em về người thân này. HĐ 5: Dặn dò: Học bài. Hoàn chỉnh 2 đề bài trên thành bài hoàn chỉnh ở nhà. Soạn “ Tĩnh dạ tứ” (SGK 123-124) Tuần10 Tiết 37 BÀI 10: VĂN BẢN: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (TĨNH DẠ TỨ) Lí Bạch NS: ND: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: Cảm nhận tình QH được biểu hiện 1 cách chân thành, sâu sắc. Thấy được tác dụng NT đối trong thơ Đường và tầm quan trọng của câu cuối trong 1 bài thơ tuyệt cú. B. Chuẩn bị: Giáo viên: SGK, giáo án, KT vở hs. Học sinh: SGK, vở bài soạn, học bài, làm bài hoàn chỉnh ở nhà với 2 đề bài đã làm dàn ý. C. Kiểm tra bài cũ: KT 15 phút. Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm? Gọi đại diện 1 đến 2 em đọc bài hoàn chỉnh của mình. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: Trăng là đề tài muôn thuở của các thi nhân. Nó là nguồn cảm xúc dồi dào cho những ai có lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Lí Bạch cũng không ngoại lệ. Trong một đêm trăng yên tĩnh và trong sáng, ở xa quê nhà hàng nghìn dặm nhưng nhà thơ lãng mạng Lí Bạch đã gói trọn niềm thương nhớ quê nhà của mình bằng một bài thơ rất hay. Đó là bài “ . . . .” mà chúng ta sẽ học hôm nay. Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HĐ 2: Tìm hiểu văn bản: Bước 1: Đọc văn bản tìm hiểu tác giả, tác phẩm: GV đọc mẫu. Hướng dẫn hs đọc thể hiện nổi buồn mênh mang. Gọi hs đọc. H: Hãy nêu đôi nét về tác giả? à GV chốt. H: Nêu thể thơ của 2 VB? Tìm ra điểm giống nhau của 2 VB? à GV nói thêm: Đây không phải là thơ ĐL mà là thơ cổ thể cho nên nó không có luật lệ nhất định như thơ ĐL. H: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Bước 2: Tìm hiểu văn bản: Gọi hs đọc 2 câu đầu. H: Có người cho rằng trong bài “ Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu thuần tuý tả cảnh. Em có tán thành không? Vì sao? H: Theo em nội dung 2 câu đầu nói gì? à GV chốt. Gọi hs đọc 2 câu sau H: có người cho rằng 2 câu cuối của bài “. . .” thuần tuý tả tình. Em có tán thành không? Vì sao? H: Phân tích việc sử dụng phép đối trong bài thơ? à GV nói thêm: Chỉ có trong thơ cổ thể mới có thể dùng “đầu” đối với “ đầu” (đối trùng thanh, trùng chữ) còn trong thơ ĐL thì không làm như thế. H: Nêu tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm QH? H: Dựa vào 4 động từ “ nghi, cử, đê, tư ” để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ? à GV nói thêm: Về mặt ngữ pháp có thể xem đây là hình thức rút gọn câu mà ta sẽ học ở bài 19 (rút gọn câu). HĐ 3: Ghi nhớ: H: Em rút ra điều gì qua văn bản? Nghe Đọc văn bản (SGK/123) Nêu đôi nét chính về tác giả. Đáp (đều là ngũ ngôn tứ tuyệt. Ở bản dịch và phiên âm, câu đầu không gieo vần). Đáp Đọc 2 câu đầu Đáp (không tán thành vì: Ở đây chủ thể là con người. Nếu thay “sàng” bằng “án, trác” (bàn) thì nghĩa câu thơ sẽ khác ngay. Vì người đọc có thể nghĩ là tác giả đang ngồi đọc sách. Chính chữ “ sàng ” gợi cho ta thấy tác giả đang nằm trên giường. Nằm mới thấy trăng xuyên qua cửa, cho nên “ trăng trước giường ” chứ không phải “ trăng trước sân ”. Trong tâm trạng mơ màng ấy chữ “ nghi ” (ngỡ là) và chữ “ sương ” xuất hiện là hợp lí tự nhiên. Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng là cách nhìn có thật. Đây là một khoảnh khắc suy nghĩ của con người. Đáp. Đọc 2 câu cuối. Đáp (Không phải vì: Chỉ có 3 tiếng “ tư cố hương ” là trực tiếp bày tỏ tình, còn lại đều là từ ngữ tả cảnh, tả người. Dù tả cảnh, tả người, song tinh người được thể hiện rõ qua các từ “ vọng, cử, đê ” Hành động “ ngẩng đầu ” là

File đính kèm:

  • docGA NGU VAN 7 tap 4-5.doc