Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 34: Kiểm tra văn

I. MỤC TIÊU:

HS củng cố và vận dụng kiến thức đã học về văn học để thực hành vào bài kiểm tra.

1. Kiến thức: Các văn bản đã học từ đầu năm đến nay, chủ yếu là truyện kí Việt Nam.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài theo phương pháp mới; biết làm bài trắc nghiệm, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ: rèn HS ý thức học tập, tinh thần tự giác, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Đề bài – đáp án, biểu điểm, ma trận.

HS: nội dung bài học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 34: Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 KIỂM TRA VĂN Thời gian: 45’ I. MỤC TIÊU: HS củng cố và vận dụng kiến thức đã học về văn học để thực hành vào bài kiểm tra. 1. Kiến thức: Các văn bản đã học từ đầu năm đến nay, chủ yếu là truyện kí Việt Nam. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài theo phương pháp mới; biết làm bài trắc nghiệm, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ: rèn HS ý thức học tập, tinh thần tự giác, nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: GV: Đề bài – đáp án, biểu điểm, ma trận. HS: nội dung bài học III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định lớp Kiểm tra A. MA TRẬN ĐỀ: Đề A Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL Trường từ vựng 3 (0.5) 1(0.5) 0 Từ tượng hình và từ tượng thanh 1 (1) 0 1(1) Câu ghép 4,5 (1) 3 (0.5) 3 (0.5) 2(1) 1(1) Nói quá 1,2 (3) 0 2(3) Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép 2 (0.5) 4 (2) 1(0.5) 1(2) Từ địa phương và biệt ngữ xã hội 1 (0.5) 1(0.5) 0 Tình thái từ 6 (0.5) 1(0.5) 0 Tổng điểm (3đ) (0.5đ) (3.5đ) (3đ) 10 B. ĐỀ KIỂM TRA: Trường THCS Nguyễn Du ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Họ & tên: ………………………… Môn Ngữ văn 8 (phần tiếng Việt) Lớp……… Đề A Điểm Lời phê của cô giáo: I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất. (3đ) 1. Từ “u” trong câu: “U nó không được thế !” thuộc từ gì ? A. Từ mượn. B. Biệt ngữ xã hội. C. Từ địa phương. D. Từ toàn dân. 2. Dấu hai chấm trong phần trích dẫn sau có vai trò gì ? “Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” A. Dùng để đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp. B. Dùng để đánh dấu báo trước lời đối thoại. C. Dùng để đánh dấu báo trước lời thuyết minh. D. Dùng để đánh dấu báo trước phần giải thích. 3. Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động văn hóa. B. Hoạt động chính trị. C. Hoạt động xã hội. D. Hoạt động kinh tế. 4. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu văn (câu ghép) trên là: A. Quan hệ nối tiếp. B. Quan hệ lựa chọn. C. Quan hệ nguyên nhân. D. Quan hệ tương phản. 5. Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa? A. Mẹ đi làm nhưng em đi học. B. Mẹ đi làm, em đi học. C. Mẹ đi làm và em đi học. D. Mẹ đi làm còn em đi học. 6. Từ “đi” trong câu: ”Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !” thuộc dạng nào dưới đây ? A. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình. B. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục. C. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. D. Tình thái từ cầu khiến tỏ ý thách thức. II. Tự luận: Đặt câu có các từ ngữ sau: nghiêng nước nghiêng thành, ruột để ngoài da, rì rầm, nhấp nhỏm.(2đ) Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: (2đ) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. (Tục ngữ) Đọc đoạn trích sau: (1đ) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt không? Viết một đoạn văn ngắn về một trong hai đề tài sau, có sử dụng dấu hai chấm hay dấu ngoặc đơn, ngoặc kép: (2đ) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni-lông. Trẻ em không được hút thuốc lá. C. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: (3đ) 1C, 2B, 3D, 4C, 5A, 6D II. Phần tự luận: Câu 1: Hôm nay, cậu ấy có chuyện gì mà cứ nhấp nhỏm đứng ngồi không yên. (0.5đ) Đám đông vẫn tiếng chuyện trò rì rầm không ngớt.(0.5đ) Thúy Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành.(0.5đ) Cô ấy tính tình xởi lởi ruột để ngoài da.(0.5đ) Câu 2: Nói quá và tác dụng a. “sỏi đá cũng thành cơm”- đề cao sức lao động, có lao động là có tất cả.(1 điểm) b. “tát biển Đông cũng cạn”- đồng vợ đồng chồng thì có thể làm nên việc lớn (bất kể việc gì)..(1 điểm) Câu 3: Câu Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (0.5đ) Có thể tách thành 3 câu đơn. (0.25đ) Nếu tách có thể làm thay đổi ý diễn đạt. Vì câu ấy nêu lên 3 sự kiện nối tiếp nhau như thế sẽ làm nổi bật sức mạnh mẽ của cuộc Cách mạng tháng Tám.(0.25đ) Câu 4: * Viết đúng đề tài- nội dung 1 điểm Thay đổi thói quen sử dụng bì ni-lông: hạn chế dùng, dùng khi thật cần thiết; không dùng để gói thực phẩm; nên giặt để sử dụng lại; không vứt lung tung, không đốt;.... Trẻ em không hút thuốc lá; ảnh hưởng sức khỏe, bệnh hiểm nghèo bởi các chất độc hại có trong thuốc lá; gây nhiều ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, nhân cách,... là gánh nặng cho xã hội về sau. * Hình thức sử dụng dấu câu phù hợp 1 điểm. A. MA TRẬN ĐỀ: Đề B Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL Trường từ vựng C3 (0.5) 1(0.5) 0 Từ tượng hình và từ tượng thanh C1 (1) 0 1(1) Câu ghép C4,5 (1) C3 (1) 2(1) 1(1) Nói quá C1,2 (3) 0 2(3) Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép C2 (0.5) C4 (2) 1(0.5) 1(2) Từ địa phương và biệt ngữ xã hội C1 (0.5) 1(0.5) 0 Tình thái từ C6 (0.5) 1(0.5) 0 Tổng điểm (3đ) (4đ) (3đ) 10 B. ĐỀ KIỂM TRA: Trường THCS Nguyễn Du ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Họ & tên: ………………………… Môn Ngữ văn 8 (phần tiếng Việt) Lớp……… Điểm Lời phê của cô giáo: I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất. (3đ) 1. Từ “má” trong câu: “Má nó rất thương nó.” thuộc từ gì ? A. Từ mượn. B. Biệt ngữ xã hội. C. Từ địa phương. D. Từ toàn dân. 2. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dấu ngoặc kép trong câu văn trên dùng để làm gì ? A. Đánh dấu lời thoại của nhân vật. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt. C. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp. D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. 3. Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại ? A. lẳng. B. sợ. C. vật. D. túm 4. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu văn (câu ghép) trên là: A. Quan hệ nối tiếp. B. Quan hệ lựa chọn. C. Quan hệ nguyên nhân. D. Quan hệ tương phản. 5. Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa? A. Mẹ đi làm nhưng em đi học. B. Mẹ đi làm, em đi học. C. Mẹ đi làm và em đi học. D. Mẹ đi làm còn em đi học. 6. Từ “đi” trong câu: ”Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !” thuộc dạng nào dưới đây ? A. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình. B. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục. C. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. D. Tình thái từ cầu khiến tỏ ý thách thức. II. Tự luận: Đặt câu có các từ ngữ sau: nghiêng nước nghiêng thành, chó ăn đá gà ăn sỏi, tí tách, uyển chuyển.(2đ) Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: (2đ) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) Tạo câu ghép có các cặp quan hệ từ sau: (1đ) - Vì… nên…… - Giá mà … thì…. 4. Viết một đoạn văn ngắn về một trong hai đề tài sau, có sử dụng dấu hai chấm hay dấu ngoặc đơn, ngoặc kép: (2đ) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni-lông. Trẻ em không được hút thuốc lá. C. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: (3đ) 1C, 2D, 3B, 4C, 5A, 6D II. Phần tự luận: Câu 1: Ngoài hiên mưa rơi tí tách. (0.5đ) Dáng đi của cô ấy trông thướt tha, uyển chuyển.(0.5đ) Thúy Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành.(0.5đ) Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này làm sao mà sống.(0.5đ) Câu 2: Nói quá và tác dụng a. Câu ca dao có nói quá: nhấn mạnh sự đoàn kết, đồng lòng của một tập thể.(1 điểm) b. “Chưa nằm đã sáng”- đêm tháng năm rất ngắn; “chưa cười đã tối”- ngày tháng mười rất ngắn.(1 điểm) Câu 3: Đặt 2 câu ghép có các cặp quan hệ từ mỗi câu 0,5 điểm(1đ) Câu 4: * Viết đúng đề tài- nội dung 1 điểm Thay đổi thói quen sử dụng bì ni-lông: hạn chế dùng, dùng khi thật cần thiết; không dùng để gói thực phẩm; nên giặt để sử dụng lại; không vứt lung tung, không đốt;.... Trẻ em không hút thuốc lá; ảnh hưởng sức khỏe, bệnh hiểm nghèo bởi các chất độc hại có trong thuốc lá; gây nhiều ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, nhân cách,... là gánh nặng cho xã hội về sau. * Hình thức sử dụng dấu câu phù hợp 1 điểm.

File đính kèm:

  • docde kiem tra.doc