Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 36: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm - Trường THCSThiện Ngôn

1. MỤC TIÊU:

 a. Kiến thức:

 - Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài văn biểu cảm.

 - Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.

 b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn biểu cảm cho HS.

 c. Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, sáng tạo khi lập ý.

2. CHUẨN BỊ:

 a. GV: SGK , bảng ghi dàn ý.

 b. HS: SGK , VBT , chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm, giao tiếp, hoạt động nhóm.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4464 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 36: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm - Trường THCSThiện Ngôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM. Tiết : 36 ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài văn biểu cảm. - Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn biểu cảm cho HS. c. Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, sáng tạo khi lập ý. 2. CHUẨN BỊ: a. GV: SGK , bảng ghi dàn ý. b. HS: SGK , VBT , chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm, giao tiếp, hoạt động nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số. 4.2. Kiểm tra bài cũ: không. 4.3. Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài: Trong bài văn biểu cảm, khâu lập ý rất quan trọng.Nhưng có bao nhiêu cách để lập ý. Tiết học hôm nay sẽ giáp các em hiểu rõ điều này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. Hs đọc đoạn văn Sgk. Cây tre đã gắn bó với đời sống con người VN bởi những công dụng ntn? Hs trình bày theo Sgk. Để thể hiện sự gắn bó còn mãi của cây tre, đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai? Hs: Sắt, thép, xi măng Việc liên tưởng đến tương lai CN hoá đã khơi gợi cho TG những cảm xúc gì về cây tre? Hs trả lời.Gv nhận xét,chốt: HS đọc đoạn văn Sgk. TG đã say mê con gà đất như thế nào? Hs : TG rất say mê con gà đất “Tôi say mê nhất con gà đất”. Việc hồi tưởng QK đã gợi lên cảm xúc gì cho TG? Hs phát biểu. Gv : Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cho TG 1 niềm vui kì diệu được hoá thân thành con gà để cất lên điệu nhạc sớm mai àmở rộng ra cảm nghĩ đối với đồ chơi trẻ con. HS đọc đoạn văn1 Sgk/119 Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo? Hs trình bày. Để thể hiện những tình cảm với cô giáo, đoạn văn đã làm như thế nào? Hs phát biểu. Gv diễn giảng: Lúc đầu kể chuyện 2 cô trò vừa đi vừa nói chuyện, sau đó trực tiếp bày tỏ tình cảm, tiếp đó là hồi ức về cô giáo cũ sau đó bộc lộ tình cảm yêu thương cô giáo. Gv kết luận: Hs đọc đoạn văn 2 Sgk/119. Việc liên tưởng Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam tổ quốc đã giúp TG thể hiện tình cảm gì? HS trả lời.Gv nhận xét, chốt: Hs đọc đoạn văn SGK/180 Đoạn văn đã nhắc đế những hình ảnh gì về u tôi? Hs phát biểu :Tả hình dáng, gương mặt, mái tóc, vết nhăn ở đuôi mắt, hàm răng… Qua đoạn văn em thấy sư quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào? Hs trả lời.GV nhận xét, chốt: Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh người viết phải làm gì? Hs trả lời. Gv nhận xét, chốt ý. Hs đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 2: Luyện tập. Hs đọc BT. Thảo luận nhóm.4 phút. Hs thảo luận, trình bày. Gv nhận xét, treo bảng dàn ý: Gv giáo dục hs cần cẩn thận khi lập ý. I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: 1. Liên hệ hiện tại với tương lai: - Cây tre gắn bó với người VN. - Sắt, thép, xi măng có nhiều. à Tre vẫn còn mãi. - Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai là cách bày tỏ tình cảm với sự vật. 2. Hồi tưởng qua khứ và suy nghĩ về hiện tại: - Nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu. - Rút ra 1 nhận thức lí thú về đồ chơi trẻ con. 3. Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước: - Gợi lại kỉ niệm ,tưởng tượng tình huống là 1 cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với 1 người. - Tình yêu đất nước, khát vọng thống I đất nước. 4. Quan sát, suy ngẫm: - Khắc hoạ hình ảnh và nêu nhận xét về tình yêu thương đối với mẹ. * Ghi nhớ: SGK/121 II. Luyện tập: Đề : Cảm xúc về vườn nhà. Mở bài: Giới thiệu vườn và tình cảm với vườn nhà Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch vườn: - Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình - Vườn và lao động của cha mẹ - Vườn qua bốn mùa. Kết bài : Cảm xúc về vườn nhà. 4.4. Củng cố và luyện tập: Trong văn biểu cảm, tình cảm có thể bộc lộ như thế nào? A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Trực tiếp, gián tiếp. D. Cả A, B, C sai. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học ghi nhớ. - Chuẩn bị bài “Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người” + Chuẩn bị dàn ý: Mỗi tổ chuẩn bị 1 đề. + Tập nói trước lớp. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 36.doc