I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Thâý được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
-Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
-Tích hợp: Tập làm văn : Biểu cảm.
Tiếng việt : Từ trái nghĩa.
II.CHUẨN BỊ:
-Thầy: Máy chiếu;Tranh ảnh.
-Trò: Soạn bài ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5655 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư) (hạ tri chương ) trường - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Lục Ngạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/11/2006.
Ngày dạy: 8/11/2006.
Người dạy: Đỗ Văn Hạnh - Trường THCS Trần Hưng Đạo - Lục Ngạn.
Dạy tại lớp 7A3 - Trường THCS Ngô Lĩ Liên - TP Bắc Giang.
----------------------------*****----------------------------------
Tiết 38:
ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
(Hồi hương ngẫu thư )
(Hạ Tri Chương )
I.Mục tiêu cần đạt:
-Thâý được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
-Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
-Tích hợp: Tập làm văn : Biểu cảm.
Tiếng việt : Từ trái nghĩa.
II.Chuẩn bị:
-Thầy: Máy chiếu;Tranh ảnh.
-Trò: Soạn bài ở nhà.
III.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng phần dịch thơ " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Lý Bạch ).
Hai câu cuối thể hiện tình cảm của nhà thơ với quê hương như thế nào?
( Biểu hiện một tâm hồn giầu tình yêu thiên nhiên, một tấm lòng yêu quê hương thiết tha, sâu nặng )
3.Bài mới:
Vào bài: Con người sinh ra, ai cũng vậy, đều có một quê hương - một cái nôi. Nơi ấy chúng ta cất tiếng khóc chào đời và lớn lên cùng năm tháng. Nhưng vì lí tưởng hay vì cuộc mưu sinh mà không ít người đã phải ra đi. Song dù đi đâu thì tình quê cũng không bao giờ phai nhạt. Cũng như Lý Bạch, xuất phát từ tình yêu quê hương sâu nặng, Hạ Tri Chương đã bộc lộ nỗi lòng của mình qua tuyết bút " Hồi hương ngẫu thư ". Bài thơ để lại niềm xúc động sâu lắng qua bao thế hệ.
Hoạt động của thày - trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:
Giáo viên nêu yêu cầu: Giọng nhẹ nhàng trầm lắng thể hiện tình cảm của nhà thơ với quê.
-Bản phiên âm: Nhịp 4/3; riêng câu 4 nhịp 2/5.
Đọc câu 3 giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi cao hơn.
10'
I.Đọc - tìm hiểu chú thích.
1.Đọc
-Phần dịch thơ: Đọc đúng thể thơ lục bát.
Đọc:
+ GV đọc mẫu phần phiên âm.
+ 1 học sinh đọc phần phiên âm.
-H/s quan sát và đọc thầm phần giải nghĩa các yếu tố hán việt:
Yêu cầu:
*Nhóm 1: Câu 1 ( Hồi: Trở về. Hãy tìm một số từ ghép hán việt có yếu tố " hồi " ( hồi hương, hồi âm, hồi cư, khứ hồi, hồi kinh...).
*Nhóm 2: Câu 2.
*Nhóm 3: Câu 3.
*Nhóm 4: Câu 4.
- 1 em đọc phần dịch nghĩa ( SGK ).
- 1 em đọc phần dịch thơ ( 2 bài ).
* H/s đọc phần chú thích SGK.
-Em hãy nêu những nét chính về tác giả Hạ Tri Chương?
- ( Ông đỗ tiến sĩ 695 ).
-Làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An là đại quan của triều đình Đường được Hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.
-Là bạn vong niên của thi tiên Lý Bạch, thích uống rượu, tính tình hào phóng.
+ Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm biểu lộ trái tim hồn hậu, đáng yêu.
-Cũng như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...
Ông là thi sĩ lớn đời đường Trung Quốc.
Ông còn để lại 20 bài thơ.
Hoạt động 2:
-Qua nhan đề bài thơ và phần chú thích, em hãy cho biết bài thơ được tác giả viết khi nào?
GV: Năm 744 - tức lúc 86 tuổi, sau hơn 50 năm sống tha hương Hạ Tri Chương mới về quê. Ông về quê trong sự lưu luyến của nhà vua, Thái Tử và bạn bè ở kinh thành. Sau đó về quê chưa đầy 1 năm nhà thơ qua đời.
Bài thơ làm theo thể thơ nào?
Bài nào sau đây có thể thơ giống bài " Hồi hương "?
30'
2.Chú thích:
*Tác giả: Hạ Tri Chương ( 659 - 744 ).
-Tự Quý Chân, Hiệu Tứ Minh cuồng khánh.
-Quê: Tiêu Sơn -Triết Giang -
Trung Quốc.
-Đỗ tiến sĩ: 695.
-Làm quan trên 50 năm ở kinh đô.
-Là thi sĩ lớn đời Đường Trung Quốc.
II.Đọc - Hiểu văn bản:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
Viết ngay sau khi tác giả về quê nhà sau hơn 50 năm xa cách.
2.Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
A.Qua Đèo Ngang.
B.Sau phút chia ly.
C .Bánh trôi nước.
D.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
GV: Và một số bài thơ khác làm theo thể thơ này: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra; Xa ngắm thác núi Lư...
-Nêu đặc điểm của thể thơ ?
( Số câu : 4 câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần gieo vần câu 1, 2, 4, ngắt nhịp 4/3, 3/4,..)
-Hai bản dịch thơ so với phần phiên âm, có gì đáng chú ý ?
( Viết theo thể lục bát - thể thơ truyền thống dân tộc ta)
GV:
Tuy khác nhau về thể thơ song các dịch giả vẫn truyền tải được tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi về quê cũ )
Vậy: Tình cảm của nhà thơ Hạ Tri Chương với quê hương như thế nào sau hơn 50 năm xa cách chúng ta đã phân tích.
-Nhan đề bài thơ: " Hồi hương ngẫu thư ", em hiểu thế nào về tiếng "ngẫu" ở đây ?
( Ngẫu: ngẫu nhiên ).
-Ngẫu thư - ngẫu nhiên viết.
-Tại sao lại: Ngẫu nhiên viết ? Em hiểu điều đó như thế nào?
( Ngẫu nhiên viết chứ không phải tình cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên.
Ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc đặt chân đến quê nhà ).
GV:Tác giả không chủ định viết song tình huống đầy kịch tính bị gọi là “khách” khi vừa đặt chân đến quê nhà là 1 cú sốc thực sự với nhà thơ. Viết bài thơ có tính ngẫu nhiên nhưng sau cái ngẫu nhiên ấy là tình cảm quê hương sâu nặng luôn thường trực.
Không định làm thơ nhưng lại có 1 bài thơ hay về quê hương.
3.Phân tích:
*Nhan đề bài thơ:
-Qua nhan đề bài thơ có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ có gì độc đáo?
=>Gợi ý: Tình huống thể hiện tình quê hương ở bài thơ này với " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch có gì khác"?
GV: " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh " của Lý Bạch, tình cảm quê hương được bộc lộ khi tác giả đang ở xa quê. Còn ở đây tình quê hương được thể hiện ngay khi tác giả mới bước chân về quê nhà.
GV: Ngày xưa tình cảm quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu xa xứ. Bài thơ này hoàn toàn khác. Tình quê lại được bộc lộ ngay lúc đặt chân tới quê nhà -> Tình huống tạo nên sự độc đáo của bài thơ.
Giáo viên sử dụng đèn chiếu
H/s đọc 2 câu phần phiên âm + dịch thơ.
-2 câu thơ giúp em hiểu điều gì?
( Câu 1: Li biệt gia đình quê hương từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi lúc về già mới được về thăm quê.
Câu 2:Giọng quê không đổi nhưng giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng.
-Cách diễn đạt của nhà thơ ở 2 câu thơ này có gì độc đáo?
=> ở câu 1?
( S/d phép đối )
-Hãy chỉ ra cách biểu hiện phép đối trong câu thơ ?
( Đối + Danh từ: Thiếu tiểu - lão đại
+ Động từ: Li - hồi
+Vế câu: Thiếu .. // lão ...)
GV:
Trong thơ Đường phép đối thường được thể hiện ở 2 câu gần kề nhau. ở đây đối trong câu, đối giữa vế trước với vế sau gọi: Tiểu đối, tự đối.
-Phép đối của câu thơ được thể hiện nhờ loại từ nào xét về mặt nghĩa?
( Từ trái nghĩa )
*2 câu thơ đầu
Thiếu tiểu li gia // lão đại hồi.
Hương âm vô cải // mấn mao tồi.
( Khi đi trẻ,// lúc về già.
Giọng quê vẫn thế,// tóc đã khác bao).
+Nghệ thuật: đối
GV:
Trong thơ phép đối thường được thể hiện nhờ các từ trái nghĩa điều đó sẽ tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh.
=> Bài trái nghĩa được học tiết sau.
Giáo viên:
Một câu thơ ngắn mà khái quát được cả quãng đời xa quê của tác giả.
=> Khi đi trẻ -> về già, vậy nhà thơ có sự thay đổi như thế nào? Đọc câu 2.
*ở câu thứ 2: - Nhận xét nghệ thuật diễn đạt?
( Đối tương phản đặc sắc ) giọng quê >< mái tóc ( không đổi - thay đổi ).
Giáo viên: Theo thời gian năm tháng: Con người trẻ rồi đến già, tóc xanh rồi bạc. Hạ Tri Chương cũng không nằm ngoài qui luật đó.
=> Song trong sự thay đổi đó trong con người Hạ Tri Chương có gì không thay đổi ?
( Giọng quê )
-Em hiểu " Giọng quê " ở đây nghĩa là gì?
(Giọng nói mang bản sắc riêng của 1 vùng miền).
Giáo viên:
Giọng quê: còn là chất quê, hồn quê biểu hiện trong tiếng nói con người.
Giọng quê không đổi: là chất quê, hồn quê ở con người đó không thay đổi. Năm tháng dài xa quê không làm mất đi cái gốc quê quí báu đó ở con người.
-Vậy qua 2 câu vừa phân tích em hiểu tình cảm của nhà thơ với quê hương như thế nào?
Bình: Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có lúc xa quê. Nhưng với nhà thơ Hạ Tri Chương tác giả li biệt quê hương, gia đình không chỉ 3 năm, 10 năm hay 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần hết cuộc đời.
Sự trở về của nhà thơ là sự trở về của một đại thần giã từ kinh đô, giã từ danh vọng, vàng son. Đó là sự trở về cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn.
=> Nhà thơ là người có tấm lòng tha thiết gắn bó sâu nặng với quê hương.
Tình cảm và tấm lòng ấy thật đáng trân trọng biết bao!
Đúng như ca dao Việt Nam:
" Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn "
hay: Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:
" Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ.
Sẽ không lớn nổi thành người. "
=> Yêu quê hương là tình cảm phổ biến mà mỗi người đều có và phải có!
Bài tập trắc nghiệm
* 2 câu thơ sử dụng phương thức biểu đạt ?
A. Tự sự + miêu tả.
B. Miêu tả + biểu cảm.
C. Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
-Vậy theo em 2 câu thơ biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp ?
( Biểu cảm gián tiếp qua tự sự và miêu tả ).
=>Phương thức biểu cảm các em vừa học.
Giáo viên chuyển ý:
- Yêu quê, gắn bó với quê, trở về với bao háo hức nhưng khi vừa đặt chân đến làng tình huống bất ngờ nào đã xảy ra?
( Câu thơ nào ghi lại việc này?) H/s đọc
-Đối tượng đầu tiên khi tác giả tiếp xúc khi về làng là ai?
( Bọn trẻ )
-Thái độ của lũ trẻ với nhà thơ như thế nào?
( Không chào )
-Tại sao lại như vậy? ( Nhìn nhà thơ thấy lạ chúng chưa gặp, chưa biết bao giờ ).
-Thái độ đó thể hiện điều gì?
( + Vì xa quê quá lâu, giờ nhà thơ đã thay đổi quá nhiều đã trở thành ông già 86 tuổi.
* 2 câu cuối:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức.
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
( Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? )
+ Quê hương nhà thơ cũng có nhiều thay đổi: Làng quê chỉ còn bọn trẻ ra đón, điều đó chứng tỏ, những người cùng thời với nhà thơ nay chẳng còn ai)
-Trước sự thay đổi đó, lũ trẻ gọi ông là gì?
( Khách )
-Em hiểu " khách "? Khi nào một người được gọi là: khách?
( Người xa lạ, nơi khác đến )
-Vì cảnh ngộ phải xa quê, nay trở về nơi chôn rau cắt rốn mà " bị " xem là " khách" điều đó giúp em hình dung gì về tâm trạng của tác giả?
-Qua đó gợi lên vẻ đẹp nào trong tâm hồn nhà thơ với quê hương ?
Bình: Tuổi già sức yếu vẫn trở về cố hương. Tình yêu quê hương của Hà Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tình cảm ấy rất đẹp, rất chân thành. Nhà thơ Tố Hữu viết:
" Ngày đi tóc hãy còn xanh.
Mai về dù bạc tóc anh, cũng về "
Những tâm hồn như thế thật đáng trân trọng!
H/s đọc lại bài thơ
-Em có nhận xét gì về giọng điệu ở 2 câu đầu so với 2 câu cuối ?
( 2 câu đầu: Vừa kể, vừa tả tự nhiên bộc lộ niềm háo hức trở về quê sau bao năm xa cách.
2 câu cuối: Bỗng thay đổi: Giọng thơ trầm buồn lắng đọng một giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh.
*Cho h/s quan sát bức tranh ( SGK).
-Theo em bức tranh minh hoạ cho nội dung nào?
( Sự trở về quê hương của tác giả )
Hoạt động 3:
Bài tập trắc nghiệm: ( h/s thảo luận nhóm ).
1)Dòng nào nêu đầy đủ và đúng nhất nghệ thuật diễn đạt của bài thơ ?
A.Thành công trong thể thơ tứ tuyệt.
B. Sử dụng phép đối đặc sắc.
C. Ngôn ngữ giản dị, hàm súc.
D. Cả A, B, C.
2)Nội dung của bài thơ "Hồi hương ngẫu thư"?
A. Diễn tả tình cảm quê hương sâu nặng của một người xa quê trong đêm thanh tĩnh.
B. Diễn tả tình cảm quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ.
C. Diễn tả niềm lưu luyến của một người trong giờ phút chia tay với quê nhà.
( GV chiếu khái quát, h/s đọc ghi nhớ )
Hoạt động 4:
H/s thảo luận nhóm - trình bày
-Cả 2 bài thơ đều diễn tả tình cảm quê hương thắm thiết của mỗi con người - Đều bồi đắp làm giàu thêm tình quê của mỗi chúng ta.
=>Tấm lòng quê của 2 bài thơ cho thấy quê hương là điều thiêng liêng là tình cảm không thể thiếu vắng trong cuộc đời mỗi con người.
-Tình yêu quê hương là tình yêu lớn -> tình yêu tổ quốc.
-Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về tình cảm và trách nhiệm của mình với quê hương?
*Hãy đọc 1 câu ca dao hoặc 1 câu thơ, hát 1 bài về tình cảm quê hương mà em yêu thích?
-Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
( Ca dao)
-Rủ nhau xem cảnh kiếm Hồ...
-Quê hương là gì hở mẹ...
5'
3’
=>Tâm trạng ngậm ngùi xót xa.
=>Vẻ đẹp của tâm hồn thủy chung thấm đẫm tình quê hương thắm thiết.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật
2.Nội dung:
IV.Luyện tập:
Bài tập: Hai bài thơ " Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" và " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" khác nhau về tác giả nhưng đều có đặc điểm chung về nội dung, tình cảm. Đó là đặc điểm chung nào?
-Từ tấm lòng quê hương của mỗi con người nổi tiếng như Hạ Tri Chương và Lý Bạch em cảm nhận được điều thiêng liêng nào trong cuộc đời mỗi con người?
4.Củng cố: H/s đọc diễm cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn về nhà:
-Đọc phần phiên âm, dịch thơ.
-Làm bài tập: phần luyện tập ( SGK).
File đính kèm:
- Hoi huong ngau thu.doc